Tình hình sản xuất và xuất khẩu chè của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả liên kết sản xuất theo chuỗi tại các làng nghề chè huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 35)

1.2.1 .Khái quát chung về cây chè

1.2.3. Tình hình sản xuất và xuất khẩu chè của Việt Nam

Việt Nam có diện tích trồng chè dao động khoảng 126.000 – 133.000 héc ta và thu hút khoảng 2 triệu lao động. Trong năm 2017 cả nước có diện tích trồng chè là 133.000 ha; sản lượng (thơ) đạt 888.600 tấn; sản lượng (đã chế biến) đạt 165.000 tấn; xuất khẩu là 132.600 tấn.

Việt Nam là nước xuất khẩu và sản xuất chè lớn thứ 5 thế giới, với kế hoạch sản xuất đạt 1,2 triệu tấn chè thô và xuất khẩu 200.000 tấn chè chế biến vào năm 2018.

Cả nước có khoảng 300 cơ sở chế biến chè có cơng suất 900 nghìn tấn búp tươi/năm, trong đó có khoảng 31 nhà máy có quy mơ sản xuất lớn 30 tấn búp tươi/ngày chiếm 47% cơng suất chế biến; 103 nhà máy có quy mơ vừa công suất chế biến 10 đến 28 tấn búp tươi/ ngày chiếm 43%; còn lại là cơ sở chế biến nhỏ công suất từ 3 đến 5 hoặc 6 tấn búp tươi/ngày và các hộ chế biến nhỏ lẻ chiếm khoảng 10% tổng công suất chế biến.

Kết thúc năm 2017, xuất khẩu chè của cả nước đạt 146.708 tấn, trị giá 224.589.666 USD, tăng 9,6% về lượng và tăng 10,1% về trị giá so với cùng kỳ năm trước với thị trường xuất khẩu mở rộng tới gần 100 quốc gia.

Trong đó Pakistan là thị trường Việt Nam xuất khẩu nhiều chè nhất, với lượng 24.045 tấn, trị giá 45.304.840 USD, tăng 38% về lượng và tăng 39% về trị giá năm 2017, chiếm 20,1% tổng trị giá xuất khẩu chè của Việt Nam. Tiếp đến là Đài Loan, lượng chè xuất khẩu sang thị trường này đạt 22.453 tấn, trị giá 29.589.578 USD, tăng 10,4% về lượng và tăng 13% về trị giá; đứng thứ ba là Nga rồi Trung Quốc, Inđônêxia, Mỹ… (Vũ Quỳnh Nam, năm 2017)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả liên kết sản xuất theo chuỗi tại các làng nghề chè huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 35)