Kiến nghị hoàn thiện quy định về địa điểm, khu vực hạn chế và cấm quảng cáo thương mại ngoài trờ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo thương mại ngoài trời – thực tiễn tại tỉnh bình dương (Trang 66 - 67)

TRỜI TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG

3.2.4. Kiến nghị hoàn thiện quy định về địa điểm, khu vực hạn chế và cấm quảng cáo thương mại ngoài trờ

cấm quảng cáo thương mại ngoài trời

Luật QC năm 2012 không quy định cụ thể về địa điểm, khu vực hạn chế và cấm thực hiện hành vi QC. Tuy nhiên, Quyết định số 39/2016/QĐ-UBND ngày 07/10/2016 của UBND tỉnh Bình Dương ban hành quy định về HĐQC ngoài trời trên địa bàn tỉnh Bình Dương có quy định cụ thể các khu vực, địa điểm cấm và hạn chế QC ngoài trời. Đây được coi là điểm tiến bộ trong quy định của địa phương bởi Luật QC khơng quy định cụ thể nhưng có nhiều địa điểm, khu vực khơng thể thực hiện hành vi QCTM ngồi trời vì sẽ gây ảnh hưởng mỹ quan đơ thị, an tồn đơ thị, thậm chí gây nguy hiểm cho người dân trong khu vực đó. Mặc dù có quy định cụ thể địa điểm, khu vực cấm và hạn chế thực hiện hành vi QC ngồi trời nhưng quyết định lại khơng quy định rõ về việc hạn chế như thế nào đồng thời khơng có chế tài xử phạt nếu có HVVP đối với địa điểm, khu vực hạn chế này. Cần có văn bản hướng dẫn cụ thể hơn về đối tượng, chủ thể được thực hiện QC ngoài trời tại địa điểm, khu vực hạn chế mà Quyết định số 39/2016/QĐ-UBND ngày 07/10/2016, đồng thời kiến nghị bổ sung quy định về XPVPHC đối với HVVP quy định này. Nếu chỉ nêu chung chung nhưng khơng có văn bản hướng dẫn cụ thể và chế tài xử phạt thì quy định này rất khó để thực thi và chỉ là “quy định trên giấy”. Tác giả đề xuất bổ sung khoản 3 vào Điều 6 Quyết định số 39/2016/QĐ-UBND ngày 07/10/2016 của UBND tỉnh Bình Dương như sau:

c) Địa điểm, khu vực hạn chế QC quy định tại khoản 2 Điều này phải được sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về kích thước, vị trí đặt quảng cáo.

Đồng thời tác giả kiến nghị bổ sung chế tài xử phạt đối với HVVP về địa điểm, khu vực cấm QC và hạn chế QC trong Nghị định số 158/2013/NĐ-CP thành một điều luật cụ thể. Hiện nay, Nghị định số 158/2013/NĐ-CP và Nghị định số28/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung chưa có quy định về hình thức xử phạt XPVPHC trong trường hợp vi phạm về địa điểm, khu vực cấm QC và hạn chế QC.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo thương mại ngoài trời – thực tiễn tại tỉnh bình dương (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)