Nhu cầu nắm giữ tiền mặt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nắm giữ tiền mặt và tốc độ điều chỉnh nắm giữ tiền mặt bằng chứng thực nghiệm tại việt nam (Trang 30 - 35)

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Mô hình nghiên cứu

3.1.1 Nhu cầu nắm giữ tiền mặt

Dựa vào phương pháp tiếp cận của các bài nghiên cứu trước đây Opler và các cộng sự (1999), Bates và các cộng sự (2009) cũng như Orlova và Rao (2018) khi phân tích mức độ nắm giữ tiền mặt thì luận văn sử dụng mơ hình nghiên cứu sau để xem xét ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định nắm giữ tiền mặt của các công ty:

𝑪𝑨𝑺𝑯𝒊𝒕+𝟏 = 𝜶𝟏∗ 𝑪𝑨𝑺𝑯𝒊𝒕+ 𝜶𝟐∗ 𝑺𝑰𝒁𝑬𝒊𝒕+ 𝜶𝟑∗ 𝑻𝑶𝑩𝑰𝑵𝑸𝒊𝒕+ 𝜶𝟒 ∗ 𝑪𝑭𝒊𝒕+ 𝜶𝟓∗ 𝑹𝑫𝒊𝒕+ 𝜶𝟔∗ 𝑪𝑨𝑷𝑬𝑿𝒊𝒕+ 𝜶𝟕∗ 𝑳𝑬𝑽𝒊𝒕+ 𝜶𝟖∗ 𝑫𝑰𝑽𝑰𝑫𝑬𝑵𝑫𝒊𝒕+ 𝜶𝟗∗ 𝑵𝑾𝑪𝒊𝒕+ 𝜺𝒊𝒕 (1)

Trong đó, 𝐶𝐴𝑆𝐻𝑖𝑡+1 và 𝐶𝐴𝑆𝐻𝑖𝑡 là tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp ở năm t+1 và năm t.

𝑆𝐼𝑍𝐸𝑖𝑡 thể hiện quy mô của các công ty và được tính bởi logarithm tự nhiên của tổng tài sản. Cơng ty có quy mơ lớn thường có xu hướng đối mặt với vấn đề bất cân xứng thông tin thấp hơn so với các cơng ty có quy mơ nhỏ, và vì thế sẽ có thể có khả năng tiếp cận dễ dàng với các nguồn vốn bên ngồi, ít phải gặp các ràng buộc khi đi vay và chi phí để có được các khoản tài trợ bên ngoài cũng tương đối thấp hơn. Cho nên các cơng ty có quy mơ lớn hơn được kỳ vọng sẽ có thể đạt được nguồn vốn tài trợ dễ dàng hơn và rẻ hơn so với các cơng ty có quy mơ nhỏ hơn (Fazzari và Petersen, 1993; Kim và các cộng sự, 1998; Mikkelson và Partch, 2003; Ozkan và Ozkan, 2004). Chung và các cộng sự (1995) giải thích rằng bởi vì các cơng ty có quy mơ lớn sẽ thường xun chịu sự theo dõi và giám sát bởi các nhà phân tích cũng như các nhà đầu tư, cho nên các công ty này dường như phải thường công bố thông tin tài chính nhiều hơn và với tần suất cao hơn. Cho nên các

tài sản của họ. Vì thế, quy mơ cơng ty và nhu cầu nắm giữ tiền mặt được cho rằng có mối tương quan ngược chiều với nhau.

𝑇𝑂𝐵𝐼𝑁𝑄𝑖𝑡 thể hiện cơ hội tăng trưởng của doanh nghiệp và được tính bởi tỷ lệ giá trị thị trường của doanh nghiệp trên giá trị sổ sách của doanh nghiệp. Theo lý thuyết trật tự phân hạng thì các doanh nghiệp có cơ hội đầu tư càng cao thì thường nắm giữ nhiều tiền mặt để tối thiểu hóa chi phí tài trợ cho các dự án đầu tư này do nguồn vốn nội bộ được đánh giá rẻ hơn nhiều so với các khoản tài trợ từ thị trường vốn (Bigelli và Sanchez – Vidal, 2012; Kim và các cộng sự, 2011). Đồng thời, lý thuyết đánh đổi cho thấy các cơng ty có rủi ro tiềm năng cao thì sẽ có xu hướng nắm giữ nhiều tiền mặt với động cơ phịng ngừa vì kiệt quệ tài chính và các ràng buộc thị trường sẽ tạo ra các chi phí đối với các doanh nghiệp (Ferreira và Vilela, 2004; Kim và các cộng sự, 2011). Các nghiên cứu trước đây cũng cho rằng mối tương quan giữa hai biến số này là cùng chiều như Guney và các cộng sự (2007), Al – Najjar và Belghitar (2011), Wassiuzzaman (2014).

𝐶𝐹𝑖𝑡 thể hiện dòng tiền của các doanh nghiệp và được tính bởi tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trước lãi vay chia tổng tài sản. Lý thuyết đánh đổi xem dòng tiền như là một nguồn thay thế khác nhưng có tính thanh khoản cao hơn và có thể giúp cho các nhà quản lý thoát khỏi các ràng buộc tài chính mà thị trường vốn áp đặt cho các công ty (Hardin và các cộng sự, 2009). Bởi vì dịng tiền có thể được sử dụng trong một số trường hợp doanh nghiệp thiếu hụt tiền mặt, do đó, sẽ có tương quan ngược chiều với nhu cầu nắm giữ tiền mặt (Kim và các cộng sự, 2011). Nhưng, lý thuyết trật tự phân hạng lại cho thấy các doanh nghiệp có dịng tiền tốt thì thường sẽ sử dụng dòng tiền để tài trợ cho các dự án, thanh toán nghĩa vụ nợ và tích lũy tiền mặt cho doanh nghiệp. Vì thế lý thuyết này kỳ vọng rằng mức độ nắm giữ tiền mặt của các cơng ty có dịng tiền cao sẽ tương đối nhiều hơn so với các công ty khác.

𝑅𝐷𝑖𝑡 thể hiện chi phí nghiên cứu và phát triển của các cơng ty và được tính bởi Tỷ lệ chênh lệch doanh thu thuần và giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần. Chi phí nghiên cứu và phát triển được cho rằng có liên quan đến cơ hội đầu tư của các công ty, cho nên các công ty càng chi tiêu nghiên cứu và phát triển càng nhiều thì do có nhiều cơ hội tăng trưởng và do đó sẽ phải tốn kém nhiều chi phí, trong đó có liên quan nhất là chi phí kiệt quệ tài chính. Do đó, tương tự như yếu tố cơ hội đầu tư, luận văn cho rằng các cơng ty có chi phí nghiên cứu và phát triển càng cao thì thường sẽ nắm giữ tiền mặt nhiều để phòng ngừa các biến động xấu không dự báo được trong tương lai.

𝐶𝐴𝑃𝐸𝑋𝑖𝑡 thể hiện chi tiêu vốn của các cơng ty và được tính bởi các khoản chi mua máy móc thiết bị của doanh nghiệp trên tổng tài sản. Theo lý thuyết đánh đổi, chi tiêu vốn có thể gây ra vấn đề kiệt quệ tài chính cho doanh nghiệp (Bates và các cộng sự, 2009). Vì thế, các doanh nghiệp có chi tiêu vốn càng cao thì thường phải đối mặt với chi phí kiệt quệ tài chính tương đối cao trên thị trường vốn. Theo cách hiểu này, để giảm chi phí giao dịch tương đối cao thì các cơng ty thường sẽ nắm giữ nhiều tiền mặt (Riddick và Whited, 2009). Ngược lại, chi tiêu vốn thường là kết quả của việc tạo ra nhiều tài sản mới hoặc nâng cấp tài sản của công ty, mà các tài sản này thường được đánh giá là các tài sản thế chấp của các cơng ty, do đó, có thể cải thiện khả năng vay mượn của cơng ty (Kim và các cộng sự, 2011). Kết quả là các cơng ty sẽ có thể tiếp cận với các khoản vay của ngân hàng và sẽ ít nắm giữ tiền mặt hơn.

𝐿𝐸𝑉𝑖𝑡 thể hiện địn bẩy của các cơng ty và được tính bởi Tổng vay ngắn hạn và vay dài hạn trên tổng tài sản. Lý thuyết đánh đổi cho rằng các cơng ty có địn bẩy cao thì sẽ có thể rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính và thậm chí là phá sản. Các cơng ty có mức độ địn bẩy cao thì thường nắm giữ tiền mặt nhiều hơn với động cơ phòng ngừa nhằm tránh nguy cơ phá sản (Kim và các cộng sự, 2011; Al – Najjar và Belghitar, 2011). Ngược lại,

của một công ty lớn hơn phần lợi nhuận giữ lại của các công ty (Ferreira, Vilela, 2004). Cho nên lượng tiền mặt khả dụng của các cơng ty có địn bẩy cao thường sẽ thấp hơn so với các cơng ty có địn bẩy thấp. Ở một góc độ khác, D’Mello và các cộng sự (2008) cho rằng đòn bẩy là một chỉ tiêu cho thấy khả năng tiếp cận với các nguồn vốn bên ngoài của doanh nghiệp. Do đó, một doanh nghiệp có tỷ lệ địn bẩy cao thì thường ít nắm giữ tiền mặt hơn do khả năng vay mượn của họ tốt.

𝐷𝐼𝑉𝐼𝐷𝐸𝑁𝐷𝑖𝑡 thể hiện chi trả cổ tức của các cơng ty và được tính bởi Biến giả chi trả cổ tức với các công ty chi trả cổ tức biến giả bằng 1 và ngược lại bằng 0. Ảnh hưởng của chi trả cổ tức đến nắm giữ tiền mặt lại không rõ ràng. Cụ thể, lý thuyết đánh đổi kỳ vọng rằng các doanh nghiệp có chi trả cổ tức thì nên ít nắm giữ tiền mặt hơn so với các công ty không chi trả cổ tức bởi vì các doanh nghiệp này có thể tăng thanh khoản của họ bằng cách cắt giảm tỷ lệ chỉ trả cổ tức hoặc thậm chí khơng chi trả cổ tức (Al – Najjar và Belghitar, 2011). Trong khi đó, lý thuyết trật tự phân hạng nói rằng tồn tại mối quan hệ đồng biến giữa nhu cầu nắm giữ tiền mặt và chi trả cổ tức. Theo đó, các cơng ty chi trả cổ tức thì thường sẽ có lượng tiền mặt khả dụng tương đối thấp và sẽ không đủ để tài trợ cho các dự án đầu tư có tỷ suất sinh lợi cao. Vì vậy, các doanh nghiệp này sẽ nắm giữ tiền mặt nhiều để tránh việc phải tiếp cận với các nguồn vốn từ bên ngồi với chi phí tương đối đắc đỏ hoặc bỏ qua các dự án đầu tư có tỷ suất sinh lời cao.

𝑁𝑊𝐶𝑖𝑡 thể hiện vốn ln chuyển rịng của các cơng ty và được tính bởi Tỷ lệ chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn trừ tiền và các khoản tương đương tiền trên trên tổng tài sản. Vốn luân chuyển ròng được xem là một tài sản thanh khoản thay thế tiền mặt và thường được tính bởi tỷ lệ vốn luân chuyển trừ tiền mặt và các khoản đầu tư ngắn hạn trên tổng tài sản (Opler và các cộng sự, 1999; Ferreira, Vilela, 2004; Ozkan, Ozkan, 2004; Garcia – Teruel và Martinez – Solano, 2008). Hơn thế nữa, cả lý thuyết đánh đổi và lý thuyết trật tự phân hạng đều nói rằng mức độ tiền mặt trên bảng cân đối kế toán sẽ giảm

dần khi lượng tài sản thanh khoản khác tăng dần. Do tài sản ngắn hạn thường đóng vai trị như là một tài sản thay thế cho tiền mặt và có thể cung cấp một hàng rào bảo vệ doanh nghiệp chống lại các tình huống thiếu hụt thanh khoản bất ngờ trong tương lai (Opler và các cộng sự, 1999). Những nghiên cứu thực nghiệm như Kim và các cộng sự (1998), Opler và các cộng sự (1999), Ozkan và Ozkan (2004), và Garcia – Teruel và Martinez – Solano (2008) đã cho thấy bằng chứng thực nghiệm ủng hộ sự kỳ vọng của hai lý thuyết này.

Bảng 3.1 Mô tả biến xác định nhu cầu nắm giữ tiền mặt

Biến Cách tính tốn Kỳ vọng dấu

Tiền mặt (CASH) Tỷ lệ tiền và các khoản tương đương tiền trên tổng tài sản ròng

Cơ hội tăng trưởng (TOBINQ)

Tỷ lệ giá trị thị trường của doanh nghiệp trên giá trị sổ sách của doanh nghiệp

+

Quy mô (SIZE) Logarithm tự nhiên của tổng tài sản -

Dòng tiền (CF) Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trước lãi vay công khấu hao trừ chi tiêu vốn trên tổng tài sản

+/-

Vốn luân chuyển ròng (NWC)

Tỷ lệ chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn trừ tiền và các khoản tương đương tiền trên trên tổng tài sản

-

Chi tiêu vốn (CAPEX) Các khoản chi mua máy móc thiết bị của doanh nghiệp trên tổng tài sản

+/-

Đòn bẩy (LEV) Tổng vay ngắn hạn và vay dài hạn trên tổng

tài sản

+/-

Chi trả cổ tức (DIVIDEND)

Biến giả chi trả cổ tức với các công ty chi trả cổ tức biến giả bằng 1 và ngược lại bằng 0

Nghiên cứu và phát triển (RD)

Tỷ lệ chênh lệch doanh thu thuần và giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần

+

Nguổn: Tông hợp của tác giả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nắm giữ tiền mặt và tốc độ điều chỉnh nắm giữ tiền mặt bằng chứng thực nghiệm tại việt nam (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)