Tác động của khả năng tiếp cận nguồn vốn đến tốc độ điều chỉnh tiền mặt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nắm giữ tiền mặt và tốc độ điều chỉnh nắm giữ tiền mặt bằng chứng thực nghiệm tại việt nam (Trang 62 - 65)

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN NGHIÊN CỨU

4.2 Kết quả nghiên cứu

4.2.3 Tác động của khả năng tiếp cận nguồn vốn đến tốc độ điều chỉnh tiền mặt

Sau khi phân tích ảnh hưởng của độ lệch so với mục tiêu đến tốc độ điều chỉnh tiền mặt của các doanh nghiệp, luận văn tiếp tục xem xét ảnh hưởng của khả năng tiếp cận với các nguồn tài trợ bên ngoài đến tốc độ điều chỉnh tiền mặt và kết quả được trình bày trong bảng 4.6. Tương tự như bảng 4.4 và bảng 4.5, trước khi thảo luận các kết quả đạt được, luận văn thực hiện kiểm tra vấn đề tự tương quan bậc 02 và vấn đề sự phù hợp của các biến công cụ mà luận văn dùng trong phương pháp GMM nhằm khắc phục hiện tượng nội sinh. Trong đó giả thuyết H0 của hai kiểm định này là khơng có tự tương quan bậc 02 và các biến công cụ phù hợp (không tương quan với sai số của mơ hình phân tích). Theo

bảng kết quả 4.6 cho thấy giá trị p – value của kiểm định AR(2) và Hansen ở cột (1) bằng 0.633 và 0.258 và ở cột (2) bằng 0.967 và 0.464, các giá trị này đều lớn hơn mức ý nghĩa 10%, điều này cho thấy rằng luận văn không thể bác bỏ giả thuyết H0 của hai kiểm định này. Vì vậy, mơ hình nghiên cứu sau khi dùng phương pháp GMM thì khơng còn tự tương quan bậc hai và các biến công cụ sử dụng để giải quyết nội sinh thì khơng tương quan với sai số của mơ hình. Do đó, kết quả mà luận văn thu được trong bảng 4.6 là đáng tin cậy và có thể dùng để thảo luận cũng như phân tích.

Bảng 4.6 Kết quả ảnh hưởng của khả năng tiếp cận nguồn vốn bên ngoài đến tốc độ

điều chỉnh tiền mặt CASHt+1 - CASHt HỆ SỐ HỆ SỐ DEV_UL 0.9324 (19.58) *** DEV_UL*LARGER_SIZE -0.2475 (-2.15) ** DEV_MD 0.9805 (12.79) *** DEV_MD* LARGER_SIZE -0.4700 (-2.83) *** AR(1) 0 0 AR(2) 0.633 0.967 HANSEN 0.258 0.464

CASHt+1 - CASHt là chênh lệch giữa tiền mặt ở năm t+1 và tiền mặt ở năm t; DEV_UL là độ

lệch so với tiền mặt tối ưu trong đó tiền mặt tối ưu thu được từ kết quả hồi quy trong bảng 4.3;

DEV_MD là độ lệch so với tiền mặt tối ưu trong đó tiền mặt tối ưu được tính bởi giá trị trung vị

quy mơ doanh nghiệp trong đó nếu quy mơ doanh nghiệp lớn hơn giá trị trung vị của quy mô của

các doanh nghiệp hoạt động trong ngành thì biến giả LARGER_SIZE sẽ mang giá trị 01 và

ngược lại bằng 0; Kiểm đinh AR(1) và AR(2) thể hiện p-value tương ứng cho kiểm định tự tương quan bậc 01 và bậc 02 trong đó giả thuyết H0: khơng có tự tương quan; kiểm định Hansen thể hiện giá trị p-value cho kiểm định sự phù hợp của các biến công cụ với giả thuyết H0: các biến cơng cụ khơng tương quan với sai số mơ hình. Bên cạnh đó *, ** và *** phản ánh mức ý nghĩa thống thống kê 10%, 5% và 1%.

Nguồn: Kết quả chạy Stata của Học viên (2018). Theo bảng kết quả bảng 4.6, cho thấy các doanh nghiệp có quy mơ lớn (không đối mặt với ràng buộc tài chính) thì tổng hệ số hồi quy của hai biến DEV_UL (DEV_MD) và biến giả đại diện cho quy mô lớn LARGER_SIZE đạt 0.6849 (0.5105). Trong khi đó đối với các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ (đang đối mặt với ràng buộc tài chính) thì tổng hệ số hồi quy của hai biến DEV_UL (DEV_MD) và biến giả đại diện cho quy mô lớn LARGER_SIZE đạt 0.9324 (0.9805). Điều này cho thấy rằng các cơng ty khơng ràng buộc tài chính (có quy mơ lớn) thì dường như sẽ điều chỉnh tiền mặt hướng về mức mục tiêu chậm hơn so với các doanh nghiệp đang đối mặt ràng buộc tài chính (quy mơ nhỏ). Kết quả này phù hợp với giả thuyết H2 mà luận văn đã đề xuất trong phần 3.2 của luận văn cũng như bằng chứng thực nghiệm được tìm thấy bởi Dittmar và Duchin (2011), Orlova và Rao (2018). Có thể lập luận rằng chi phí liên quan đến việc khơng điều chỉnh tiền mặt về tiền mặt tối ưu sẽ trở nên tốn kém hơn đối với các doanh nghiệp đối mặt với các ràng buộc tài chính. Việc tiếp cận với các khoản tài trợ bên ngồi của các cơng ty đối mặt với các ràng buộc tài chính khơng phải lúc nào cũng dễ dàng, và do đó sẽ làm cho độ lệch so với tiền mặt tối ưu trở nên rủi ro cho doanh nghiệp. Vì thế các doanh nghiệp đang đối mặt với ràng buộc tài chính (quy mơ nhỏ) sẽ cố gắng điều chỉnh tiền mặt về mức mục tiêu càng nhanh càng tốt, cho nên sẽ nhanh hơn so với các công ty không ràng buộc tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nắm giữ tiền mặt và tốc độ điều chỉnh nắm giữ tiền mặt bằng chứng thực nghiệm tại việt nam (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)