Kết luận và hàm ý chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nắm giữ tiền mặt và tốc độ điều chỉnh nắm giữ tiền mặt bằng chứng thực nghiệm tại việt nam (Trang 72 - 75)

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN NGHIÊN CỨU

5.1 Kết luận và hàm ý chính sách

Luận văn nghiên cứu nhằm mục tiêu giải thích các yếu tố tác động đến quyết định nắm giữ tiền mặt trong cơ cấu tài sản của các doanh nghiệp và các yếu tố tác động đến tốc độ điều chỉnh tiền mặt hướng về mức mục tiêu của các cơng ty. Theo đó, luận văn đưa ra các câu hỏi nghiên cứu như: (1) các yếu tố nào có tác động đáng kể đến tỷ lệ tiền mặt được nắm giữ, (2) dấu và độ lớn của độ lệch so với mức tối ưu có tác động đến tốc độ điều chỉnh tiền mặt hay không, (3) quy mô công ty (đại diện cho vấn đề ràng buộc tài chính) có tác động đến tốc độ điều chỉnh tiền mặt hay không, (4) nguồn vốn nội bộ có tác động đến tốc độ điều chỉnh tiền mặt hay không. Để trả lời các vấn đề này, luận văn sử dụng các dữ liệu có liên quan được tổng hợp từ các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của các công ty niêm yết trên hai sàn giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Thành phố Hà Nội (HNX) từ năm 2009 đến năm 2017. Sau khi thực hiện các bước lọc mẫu, luận văn thu được mẫu nghiên cứu bao gồm 387 cơng ty phi tài chính được niêm yết trên hai sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Thành phố Hà Nội (HNX) từ năm 2009 – 2017 hoạt động ở 09 ngành nghề kinh doanh khác nhau.

Hơn thế nữa, luận văn cũng áp dụng phương pháp tiếp cận của Orlova và Rao (2018) để giải quyết các câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu. Bằng cách sử dụng phương pháp GMM, luận văn tìm thấy các yếu tố đưa vào mơ hình nghiên cứu giải thích quyết định nắm giữ tiền mặt nhìn chung đều có ảnh hưởng đáng kể đến biến phụ thuộc. Cụ thể, mức độ nắm giữ tiền mặt kỳ trước, quy mô công ty, quyết định chi trả cổ tức và vốn ln chuyển rịng có tương quan dương và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%. Kết quả cho thấy rằng các công ty nắm giữ nhiều tiền mặt ở kỳ trước, quy mô càng lớn,

mặt trong cơ cấu tài sản của các cơng ty. Ngược lại, dịng tiền, chi phí nghiên cứu và phát triển, chi tiêu vốn, địn bẩy có tương quan âm và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%. Qua đó cho thấy rằng các doanh nghiệp có dịng tiền càng tăng, càng đầu tư nghiên cứu và phát triển, càng chi tiêu vốn nhiều và sử dụng nhiều nợ vay thì sẽ càng ít có nhu cầu nắm giữ tiền mặt trong cơ cấu tài sản của các cơng ty.

Bên cạnh đó, luận văn tìm thấy rằng các yếu tố như độ lệch so với mức tiền mặt mục tiêu, quy mô công ty (đại diện cho vấn đề ràng buộc tài chính) và nguồn vốn nội bộ đều có tác động đáng kể đến tốc độ điều chỉnh tiền mặt của các doanh nghiệp hướng về tiền mặt tối ưu. Cụ thể:

Thứ nhất, các cơng ty có mức tiền mặt trên tỷ lệ tiền mặt tối ưu thì dường như điều chỉnh tiền mặt hướng về mức mục tiêu nhanh hơn so với các cơng ty có mức tiền mặt dưới mức mục tiêu.

Thứ hai, các cơng ty có độ lệch so với tiền mặt lớn hơn so với giá trị trung vị thì sẽ có tốc độ điều chỉnh tiền mặt hướng về mức mục tiêu nhanh hơn so với các cơng ty có độ lệch so với tiền mặt nhỏ hơn so với giá trị trung vị.

Thứ ba, công ty không ràng buộc tài chính (có quy mơ lớn) thì dường như sẽ điều chỉnh tiền mặt hướng về mức mục tiêu chậm hơn so với các công ty đang đối mặt ràng buộc tài chính (quy mơ nhỏ).

Thứ tư, các cơng ty có dịng tiền tự do càng lớn thì dường như điều chỉnh tiền mặt về hướng mục tiêu nhanh hơn so với các doanh nghiệp có dịng tiền tự do nhỏ.

Thứ năm, các cơng ty có dịng tiền tự do thâm hụt thì dường như điều chỉnh tiền mặt về hướng mục tiêu nhanh hơn so với các doanh nghiệp có dịng tiền tự do thặng dư.

Cuối cùng, các cơng ty có tiền mặt dư thừa và dòng tiền tự do âm thì dường như điều chỉnh tiền mặt về hướng mục tiêu nhanh hơn so với các doanh nghiệp có tiền mặt dư thừa và dòng tiền tự do dương.

Qua đây, luận văn đưa ra một số hàm ý chính sách dành cho các nhà quản trị của các doanh nghiệp trong việc nắm giữ tiền mặt và tốc độ điều chỉnh tỷ lệ tiền mặt nắm giữ hướng về tiền mặt mục tiêu. Cụ thể,

Đầu tiên, các nhà quản trị của các công ty cần thiết lập mức tiền mặt tối ưu và theo dõi tỷ lệ tiền mặt đang nắm giữ so với mức mục tiêu mà các nhà quản trị mong muốn. Và các nhà quản trị của các công ty cần phải xem xét mức lệch giữa tiền mặt đang nẵm giữ và mức mục tiêu để từ đó đưa ra quyết định có nên điều chỉnh nhanh hay không. Trong trường hợp, mức độ lệch tương đối lớn thì các nhà quản trị cơng ty nên điều chỉnh tiền mặt về mục tiêu để hạn chế các chi phí có liên quan đến việc khơng điều chỉnh gia tăng và gây tốn kém cho công ty.

Hơn thế nữa, các nhà quản trị của các công ty cũng cần phải xem xét mức tiền mặt đang nắm giữ lớn hơn so với mức mục tiêu hay thấp hơn mức mục tiêu và từ đó đưa ra quyết định có nên điều chỉnh nhanh hay không. Trong trường hợp, công ty đang nắm giữ tiền mặt nhiều hơn so với mức mục tiêu thì nên điều chỉnh tỷ lệ tiền mặt nắm giữ về mức mục tiêu.

Đồng thời, các nhà quản trị cần phải xem xét quy mơ của mình cũng như liệu cơng ty có đang đối mặt với ràng buộc tài chính để từ đó đưa ra quyết định có nên điều chỉnh nhanh hay khơng. Trong trường hợp, cơng ty có quy mơ tương đối lớn hoặc không đối mặt với các ràng buộc tài chính thì khơng nhất thiết phải điều chỉnh tiền mặt về mức mục tiêu nhanh, ngược lại các cơng ty có quy mơ nhỏ hoặc đang đối mặt với các ràng buộc tài

chính thì nên điều chỉnh nhanh về mức mục tiêu để tránh các kịch bản xấu có thể xảy ra trong tương lai.

Bên cạnh đó, các nhà quản trị của các cơng ty cũng cần phải xem xét dịng tiền tự do của công ty đang thặng dư hay thâm hụt để từ đó đưa ra quyết định có nên điều chỉnh nhanh hay khơng. Trong trường hợp, dịng tiền tự do của các cơng ty đang thâm hụt thì các cơng ty nên điều chỉnh tỷ lệ tiền mặt nắm giữ về mức mục tiêu.

Cuối cùng, một cách gián tiếp để điều chỉnh tỷ lệ tiền mặt đang nắm giữ là thay đổi các yếu tố của công ty như quy mơ cơng ty, dịng tiền, chi tiêu vốn, chi phí nghiên cứu và phát triển, đòn bẩy, chi trả cổ tức, vốn ln chuyển rịng thay vì chỉ tập trung kiểm soát tiền mặt đang nắm giữ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nắm giữ tiền mặt và tốc độ điều chỉnh nắm giữ tiền mặt bằng chứng thực nghiệm tại việt nam (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)