2.
2.2.1.2. Cácyếutố chính trị Pháp luật
− Ngày 11-1-2007, Việt Nam trở thành thành viên 150 của tổ chức Thương mại thế giới (WTO), chính phủ Việt Nam đang tích cực tiến hành quá trình cải cách và điều chỉnh nền kinh tế theo hướng phù hợp với các thông lệ và chuẩn mực thương mại quốc tế.
− Trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông, Việt Nam đã có những cam kết như sau:
Phụ lục về viễn thông và bản tham chiếu WTO/GATS Hiệp định thương mại Việt – Mỹ ( BTA ), chương III Hiệp định thương mại Việt – Mỹ ( BTA ), chương IV
− Trong quá trình cam kết, phụ lục về viễn thông và bản tham chiếu mà Việt Nam ký ngày 07/11/2006 khi gia nhập vào tổ chức WTO, sẽ chi phối nhất đối với sự phát triển của ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam nói chung và các Ngành BCVT ở các địa phương nói riêng, trong đó có cả Ngành BCVT tại TP.HCM. Chính phủ Việt Nam cam kết phải thực thi khi gia nhập WTO là phải mở cửa thị trường viễn thông và thực thi các qui định về đảm bảo cạnh tranh.
− Thực hiện cam kết lộ trình mở cửa của ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Chính phủ đã thực hiện nhiều chính sách, nhiều văn bản tạo điều kiện mở cửa, cạnh tranh trong ngành viễn thông, bao gôm những văn bản sau:
Quyết định 158/2001/QĐ-TTG ngày Cc18/10/2001 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Bưu chính Viễn thông đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
Quyết định 32/QĐ-TTG ngày 07/02/2006 Thủ tướng Chính phủ về Qui hoạch phát triển Bưu chính viễn thông và internet Việt Nam đến năm 2010
− Nội dung cơ bản của văn bản trên thể hiện chính sách của Nhà nước trong việc khuyến khích, tạo điều kiện cho tất cả các thành phần kinh tế tham gia phát triển Bưu chính Viễn thông như chính sách xây dựng và phát triển hạ tầng.
− Bên cạnh việc tạo điều kiện thúc đẩy cạnh tranh trong hoạt động Bưu chính Viễn thông, Ngành cần quan tâm đến việc đề xuất việc sửa đổi để hoàn thiện hệ
thống pháp luật, nhằm tạo được hành lang pháp lý cho các hoạt động Bưu chính Viễn thông trên thị trường.
Tóm lại, sau khi Việt Nam gia nhập WTO các công ty viễn thông nước ngoài có thể tham gia liên doanh viễn thông tại Việt Nam với mức góp vốn lên đấn 51% vốn pháp định đối với các dịch vụ không thiết yếu và ít nhất 49% đối với các dịch vụ thiết yếu. Sau 03 năm tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài là 65% vốn pháp định đối với dịch vụ không thiết yếu. Như vậy tình hình cạnh tranh của ngành Bưu chính Viễn thông sẽ ngày càng quyết liệt.