Chiếnlược cấp chức năng

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh ngành bưu chính viên thông tại thành phố hồ chí minh đến năm 2020 (Trang 25 - 26)

2.

1.1.3.3. Chiếnlược cấp chức năng

− Liên quan đến quy trình tác nghiệp của các HĐKD và các bộ phận của chuỗi giá trị. Chiến lược ở các chức năng Marketing, tài chính, nguồn nhân lực, nghiên cứu và phát triển, phối kết hợp các nguồn lực mà thông qua đó các SBU được thực hiện một cách hiệu quả. Chiến lược cấp chức năng phụ thuộc chiến lược cấp cao hơn đồng thời nó đóng vai trò như yếu tố đầu vào của SBU và chiến lược tổng thể của DN. Một khi chiến lược cấp cao hơn được thiết lập, các chiến lược chức năng sẽ triển khai đương lối này thành những hành động cụ thể và thực hiện đảm bảo sự thành công của chiến lược tổng thể.

− Chiến lược giá cước: Chiến lược giá là đưa ra các loại giá cho từng dịch vụ ứng với từng loại thị trường, tương ứng với từng thời kỳ để tiêu thụ được hiều sản phẩm dịch vụ, đạt hiệu quả trong kinh doanh.

− Chiến lược tài chính: Gồm các định hướng về qui mô và nguồn hình thành vốn đầu tư, về huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hiện có để thực hiện mục tiêu đề ra, phân phối lợi nhuận, cơ chế tài chính ....

− Chiến lược tiếp thị: Là chiến lược rất quan trọng cho bất kỳ DN kinh doanh nào để tăng doanh thu. Tiếp thị để cho khách hàng hiện tại và tương lai biết được về những sản phẩm, dịch vụ hiện có và các dịch vụ mới cũng như các tiện ích khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của DN. Các phương thức tiếp thị hiệu quả gồm: quảng cáo, bán hàng qua nhân viên, quan hệ công chúng, khuyến mãi để bán hàng.

− Chiến lược phân phối: Nội dung chính của chiến lược phân phối là xác định số kênh phân phối, xác định kênh phân phối cũng như các khâu của quá trình phân phối.

1.2. HÌNH THÀNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH1.2.1. Các giai đoạn quản trị chiến lược

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh ngành bưu chính viên thông tại thành phố hồ chí minh đến năm 2020 (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(152 trang)
w