CHƯƠNG 2 : Khung lý thuyết và các nghiên cứu trước đây
2.2.1 Vấn đề rủi ro đạo đức “Too big to fail”
Một số ngân hàng rất quan trọng đối với nền kinh tế, khi các ngân hàng này sụp đổ thì các chủ sở hữu và nhà quản lý chịu rất ít hậu quả. Nhưng sự sụp đổ của ngân hàng này lại gây hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế. Với giả định này, các bên liên quan trong các tổ chức tài chính đã phải đối mặt với một loạt các kết quả mà họ sẽ không chịu tồn bộ chi phí cho các rủi ro mà họ gây ra. Người gánh chịu rủi ro lớn nhất là người gửi tiền. Tiếp đó, ngân hàng sụp đổ gây ra khủng hoảng trong nền kinh tế. Như vậy một bên thực hiện là các nhà quản lý ngân hàng nhưng bên gánh chịu hậu quả là người gửi tiền và toàn bộ nền kinh tế. Một số các nghiên cứu nói đến rủi ro “Too big too fail”, theo đó nhiều bằng chứng thực nghiệm cho ta thấy quy mô của ngân hàng tác động đồng biến với khoản nợ xấu của ngân hàng.
Các chương trình giải cứu tài chính của các tổ chức tín dụng của chính phủ, ngân hàng trung ương hoặc các tổ chức khác có thể khuyến khích cho vay rủi ro trong tương lai nếu những người chấp nhận rủi ro tin rằng họ sẽ khơng phải gánh chịu tồn bộ tổn thất tiềm năng. Các nghiên cứu của Boyd và cộng sự (1996) và Zhang (2016) đưa ra các ý kiến về too big too fail đang diễn ra ở Mỹ và TQ hai nước có nền lớn nhất:
Theo Boyd và cộng sự (1996) chính sách "Too big to fail" (TBTF). Cho dù chính sách được chính thức tuyên bố (như ở Hoa Kỳ) hay khơng thì chính sách như vậy vẫn tồn tại. TBTF đưa ra một lợi thế cạnh tranh không công bằng, không mong đợi khi các ngân hàng lớn, vì nó đảm bảo trách nhiệm pháp lý miễn phí cho ngân hàng lớn.
Theo Zhang (2016), nếu các nhà quản lý kỳ vọng rằng chính phủ sẽ hỗ trợ các ngân hàng lâm vào tình cảnh khó khăn, chính họ sẽ làm tăng nguy cơ chấp nhận sự rủi ro quá mức khi cân nhắc về các chi phí. Nếu các ngân hàng dự đốn rằng chính phủ có thể can thiệp, tại một giá trị ngưỡng nguy cấp, để hỗ trợ các ngân hàng có mức nợ xấu cao, thì lúc này chính họ khiến tỷ lệ nợ xấu tăng lên mức cao hơn.
Để chứng minh rủi ro đạo đức “too big to fail”, Hakkon Kim (2015) và Gropp và cộng sự (2010) và Zhang (2016) tìm thấy mối quan hệ biến quy mơ ngân hàng tác động đồng biến tỷ lệ nợ xấu từ đó chứng minh giả thuyết rủi ro đạo đức.
Nghiên cứu Hakkon Kim (2015) xem xét mối quan hệ giữa cấu trúc quy mơ ngân hàng và tính ổn định của các tổ chức tài chính bằng cách sử dụng dữ liệu ngân hàng thương mại từ tám nước châu Á lớn Trung Quốc, Malaysia, Đài Loan, Indonesia,
Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, và Philippines dữ liệu theo năm từ 1994 đến 2012 mẫu bao gồm 6,924 quan sát năm công ty và họ sử dụng dữ liệu của NH Malaysia, Indonesia, Hàn Quốc, Thái Lan và Philippines vì những các nước trải qua cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. Và Trung Quốc, Đài Loan và Nhật Bản được chọn vì ngân hàng những nước này có thị trường ngân hàng lớn ở châu Á. Sự gia tăng thị phần của các ngân hàng
lớn ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng nhỏ ở Châu Á. Bằng chứng thực nghiệm của cho thấy các ngân hàng lớn hơn ở các thị trường châu Á chủ yếu có xu hướng có tỷ lệ an tồn vốn thấp hơn, tỷ lệ thanh khoản thấp hơn và khoảng cách dẫn tới phá sản xa hơn. Rủi ro về đạo đức của các ngân hàng lớn của các ngân hàng lớn do các chính sách "too big to fail" có thể ảnh hưởng khơng tốt đến quản lý sự ổn định tài chính của ngành ngân hàng. Cần có sự giám sát chặt chẽ hơn đối với sự ổn định tài chính của các ngân hàng lớn trong khu vực này. Sự hiện diện của các ngân hàng lớn làm gia tăng sức mạnh thị trường của các ngân hàng lớn và làm tăng rủi ro hệ thống do tập trung các ngân hàng lớn. Với sức mạnh từ thị phần lớn của các ngân hàng lớn có thể sẽ đẩy mạnh sự độc quyền trong các các khoản vay. Nghiên cứu đưa ra vấn đề rủi ro hệ thống khi đó các ngân hàng lớn có thị phần quá lớn và vấn đề too big too fail.
Chính phủ Trung Quốc đã trợ cấp lượng lớn vốn điều lệ vào hệ thống ngân hàng trong thời gian 2003-2008, cho phép các ngân hàng để thực hiện các khoản cho vay và hạn chế nợ xấu trong thời gian đó (Zhang 2016). Cũng theo Zhang, quản lí nợ xấu và rủi ro đạo đức một các quá mức cũng có thể làm cho hệ thống ngân hàng mất đi sự ổn định và góp phần vào một cuộc khủng hoảng kinh tế. Cuộc khủng hoảng của Mỹ năm 2008 là một ví dụ điển hình. Sự quan tâm trái chiều và rủi ro đạo đức trong ngành ngân
hàng là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự ổn định của hệ thống ngân hàng thương mại.