CHƯƠNG 2 : Khung lý thuyết và các nghiên cứu trước đây
2.2.4 Vấn đề lý thuyết hành vi ngưỡng nợ xấu:
Từ lý thuyết đại diện của Jensen và Meckling (1976) và lý thuyết triển vọng Kahneman và Tversky (1979), Zhang (2016) tìm ra phương pháp ngưỡng để chứng minh rủi ro đạo đức tồn tại.
Theo Jensen và Meckling (1976), ngân hàng có thể gặp hai vấn đề rủi ro đạo đức tạo ra khoản vay có rủi ro cao hơn. Thứ nhất, các nhà quản lý ngân hàng được trả lương cố định thường theo đuổi các lợi ích của riêng họ bằng cách đầu tư vào các dự án con cưng (pet project) như quản lý cho phép các khoản cho vay có rủi ro cao hơn. Thứ hai do mâu thuẫn lợi ích giữa các cổ đông công ty (cụ thể là các ngân hàng), các ngân hàng có thể chuyển giao rủi ro cho chủ nợ hay chính những người gửi tiền từ đó gây thiệt hại cho người gửi tiền. Cả 2 vấn đề về rủi ro đạo đức trên đều dẫn đến vấn đề về tăng trưởng tín dụng từ đó làm tăng nợ xấu.
Theo lý thuyết triển vọng Kahneman và Tversky (1979) chỉ ra rằng người ta thường sợ đối mặt với rủi ro khi đạt được lợi ích chắc chắn, nhưng lại sẵn sàng tìm kiếm rủi ro khi đối mặt với sự thua lỗ.
Nếu áp dụng cho trường hợp ngân hàng nhà quản lý sợ đối mặt với rủi ro khi đạt được lợi ích chắc chắn, nhưng lại sẵn sàng tìm kiếm rủi ro khi đối mặt với sự thua lỗ. Do đó, điều đó là cơ sở hợp lý để chỉ ra rằng các nhà quản lý ngân hàng ln có động cơ chấp nhận rủi ro trong trường hợp xấu khi nợ xấu ở mức cao. (Zhang, 2016). Theo
Jensen và Meckling (1976) các nhà quản lý và theo Zhang (2016) mở rộng ra các nhà quản lý ngân hàng phải đối mặt với một sự cân bằng giữa chi phí và lợi ích của việc đánh giá rủi ro quá mức. Rủi ro q mức có thể mang lại lợi ích cho các ngân hàng về lợi nhuận cao hơn và cải thiện danh tiếng hoặc cho các nhà quản lý như cơ hội lương bổng cao hơn. Các nhà quản lý có thể hưởng lợi từ hoạt động tốt hơn của các ngân hàng khi họ phụ trách. Các nhà quản lý có động lực rõ ràng để đánh bóng hoạt động của mình để có được lương bổng cao
Zhang (2016) dựa trên 2 lý thuyết triển vọng và lý thuyết đại diện Jensen và Meckling (1976) đưa ra một cách để xác định hành vi và rủi ro đạo đức là kiểm tra liệu có một ngưỡng giá trị đặc biệt của tỷ lệ nợ xấu. Theo Zhang (2016), nếu lý do là quản lý yếu kém hoặc giả thuyết khơng may mắn thì chúng ta mong đợi một sự gia tăng tỷ lệ nợ xấu, kéo theo rủi ro như các nhà quản lý cố gắng để giảm bớt thiệt hại thông qua việc cho vay cao hơn. Chúng ta không mong đợi mỗi ngân hàng cư xử theo chiều hướng rủi ro. Trong trường hợp như vậy các ngân hàng sẽ giảm giá trị khoản cho vay nhằm làm giảm nợ xấu khi nợ xấu đang ở dưới ngưỡng. Đồng thời ở mức nợ xấu cao, nhà quản lý sợ đối mặt với rủi ro khi đạt được lợi ích chắc chắn, nhưng lại sẵn sàng tìm kiếm rủi ro khi đối mặt với sự thua lỗ. Do đó, điều đó là cơ sở hợp lý để chỉ ra rằng các nhà quản lý ngân hàng ln có động cơ chấp nhận rủi ro trong trường hợp xấu (khi nợ xấu ở mức cao). Cơ sở để nói rằng việc tăng trưởng tín dụng làm tăng nợ xấu dựa trên Nghiên cứu của Foo và cộng sự (2010).
Nghiên cứu Foo và cộng sự (2010) cho thấy tăng trưởng tín dụng ngân hàng làm tăng nợ xấu, giảm lợi nhuận tăng khả năng rủi ro phá sản. Foo và cộng sự điều tra tăng trưởng của khoản cho vay trong quá khứ có ảnh hưởng như thế nào đến rủi ro của các ngân hàng từ 14 quốc gia phương tây (12 nước châu Âu, Canada và Mỹ). Sử dụng dữ liệu Bankscope từ hơn 10.000 ngân hàng tư nhân trong giai đoạn 1997-2005 để kiểm tra ba vấn đề. Họ điều tra xem liệu tăng trưởng cho vay trong quá khứ có ảnh hưởng đến tổn thất trong cho vay hay không. Người đi vay không phá ngay lập tức sau khi họ nhận được khoản vay ngân hàng, tăng trưởng cho vay sẽ trở thành sự gia tăng của các khoản
dự phòng cho vay với thời gian độ trễ là vài năm. Thứ hai, họ xem xét mức tăng trưởng cho vay ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng. Thứ ba, họ phân tích tác động của tăng trưởng cho vay đối với khả năng thanh toán của ngân hàng. Nếu ngân hàng tài trợ tăng trưởng cho vay chủ yếu bằng nợ mới, cơ cấu vốn trở nên rủi ro hơn. Sau khi nghiên cứu họ kết luận 3 vấn đề: Vấn đề đầu tiên rằng tăng trưởng khoản vay trong quá khứ đã có tác động đồng biến và có ý nghĩa thống kê đối với khoản lỗ của khoản vay trong năm tới với mức tối đa trong năm thứ ba. Họ cũng đưa ra vấn đề thứ hai, phát hiện ra rằng tăng trưởng cho vay cũng dẫn đến sự sụt giảm trong thu nhập của ngân hàng. Ở 12 trên 14 quốc gia, tăng trưởng tín dụng cao hơn dẫn đến tỷ lệ vốn thấp hơn và cho thấy giảm khả năng thanh toán của ngân hàng.
Theo Clair (1992), một ngân hàng muốn tăng thị phần có thể làm giảm tiêu chuẩn cho vay để thu hút nhiều khách hàng cho vay. Các tiêu chuẩn có thể bao gồm: tài sản đảm bảo, các khoản đảm bảo cá nhân về người thuê nhà và hợp đồng cho vay. Nếu ngân hàng giảm điều khoản phi giá trị để thu hút các khách hàng cho vay mới từ đó làm gia tăng rủi ro của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc tăng các khoản cho vay làm giảm tỷ lệ nợ xấu trong năm đầu tiên, tuy nhiên lại gây ra tăng tỷ lệ nợ xấu trong các năm tiếp theo. Theo đó khi tăng các khoản cho vay làm tăng mẫu số trong tỷ lệ nợ xấu như từ đó làm giảm tỷ lệ nợ xấu.
Tỷ lệ nợ xấu = Khoản nợ xấu/ tổng các khoản cho vay
Như vậy việc tăng các khoản cho vay làm mẫu số tăng lên, làm tỷ lệ nợ xấu giảm một cách tạm thời. Tuy nhiên tăng các khoản cho vay bằng việc làm giảm chất lượng các khoản vay gây ra các khoản nợ xấu trong các năm sau đó.
Giả thuyết Tác giả Tóm tắt Vấn đề too big too fail: Ngân hàng sụp đổ gây khủng hoảng tài chính chương trình giải cứu tài chính Chính phủ khuyến khích cho vay rủi ro trong tương lai.
Boyd và cộng sự (1996)
CP Mỹ đảm bảo trách nhiệm miễn phí cho NH gây ra
Zhang (2016)
Nhà quản lý kỳ vọng rằng chính phủ sẽ hỗ trợ các ngân hàng lâm vào tình cảnh khó khăn
Hakkon Kim (2015)
Ngân hàng TM lớn hơn ở châu Á có tỷ lệ an toàn vốn thấp tỷ lệ thanh khoản thấp hơn khoảng cách dẫn tới phá sản lớn hơn
Gropp và cộng sự (2010)
Các bảo lãnh của chính phủ gây ra việc chấp nhận rủi ro của NH
Vấn đề bảo hiểm tiền gửi:
Bảo hiểm tiền
gửi khuyến
khích sự liều lĩnh và rủi ro vô tâm của các quản lý ngân hàng
Erlend Nier and Ursel Baumann (2013)
Chương trình bảo hiểm tiền gửi tạo ra rủi ro đạo đức
Vấn đề cơ cấu vốn chủ sở hữu NH: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu càng ít , ngân hàng có động cơ đánh bạc trên vốn NH Louizs và cộng sự .(2012)
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu càng lớn ít nợ xấu, ít rủi ro đạo đức hơn
Martin Koudstaal và cộng sự (2012).
Ủng hộ Basel III hướng tới ít địn bẩy hơn và an tồn vốn cao hơn.
Seok Weon Lee (2008)
NH có quyền sở hữu nội bộ cao hơn theo đuổi các hoạt động ít rủi ro hơn
Fu và cộng sự (2010)
Quyền sở hữu nhà nước nhà nước lớn hơn rủi ro đạo đức cao hơn
Martin Koudstaal và cộng sự (2012). Tỉ trọng vốn chủ sở hữu có ảnh hưởng đến nợ xấu Hellmann và cộng sự (2014)
Yêu cầu về vốn làm giảm việc đặt cược vốn chủ sở hữu
Vấn đề hành vi ngưỡng nợ xấu
Theo Jensen và Meckling(1976))
Nhà quản lý theo đuổi các lợi ích của riêng họ bằng cách đầu tư vào các pet project, quản lý cho phép các khoản cho vay có rủi ro cao hơn.
Kahneman và
Tversky(1979)
Nhà quản lý sợ đối mặt với rủi ro khi đạt được lợi ích chắc chắn, nhưng lại sẵn sàng tìm kiếm rủi ro khi đối mặt với sự thua lỗ.
Zhang và cộng sự (2016)
NH giảm khoản cho vay nhằm làm giảm nợ xấu khi nợ xấu đang ở mức thấp tăng giá trị khoản cho vay lúc nợ xấu mức cao, làm tăng nợ xấu. Foo và cộng sự
(2010)
Tăng trưởng tín dụng ngân hàng làm tăng nợ xấu, giảm lợi nhuận Tăng khả năng rủi ro phá sản.