Tóm tắt kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu vấn đề nợ xấu các ngân hàng việt nam, thái lan và indonesia tiếp cận từ góc độ rủi ro đạo đức (Trang 60 - 87)

CHƯƠNG 5: Kết luận

Nghiên cứu này tiến hành kiểm tra rủi ro đạo đức trong ngành ngân hàng Việt Nam, Thái Lan và Indonesia với dữ liệu bảng hằng năm của 19 Ngân hàng TM Việt Nam ,19 ngân hàng TM Thái Lan và 26 ngân hàng TM Indonesia. Nghiên cứu của chúng tôi 4 giả thuyết về rủi ro đạo đức và kiểm tra xem nó có tồn tại ngân hàng các nước này Đối với lý thuyết rủi ro đạo đức về hành vi ngưỡng nợ xấu: Ở mức tỷ nợ xấu thấp dưới mức ngưỡng nợ xấu, các ngân hàng giảm các khoản cho vay rủi ro để giảm thiểu khoản nợ xấu khi đó tỷ lệ tăng trưởng tín dụng âm. Khi ở mức tỷ lệ nợ xấu cao trên ngưỡng nợ xấu, các ngân hàng tăng các khoản cho vay rủi ro (tỷ lệ tăng trưởng tín dụng dương) để bù đắp lại mất mát từ nợ xấu. Việc cho vay rủi ro cao hơn không những không bù đắp vào khoản nợ xấu trước đó mà gây ra nợ xấu lớn hơn trong năm hiện tại và một năm sau đó. Khi đó ngành ngân hàng đối mặt với rủi ro đạo đức. Nghiên cứu cho thấy cho thấy rủi ro đạo đức có tồn tại trong ngành ngân hàng VN, và Indonesia và Thái Lan với các hệ số hồi quy có ý nghĩa thống kê cao. Bài nghiên cứu của chúng tôi đưa ra bằng chứng thực nghiêm rủi ro đạo đức tồn tại trong ngành ngân hàng VN, Thái lan và Indonesia. Với mức ngưỡng nợ xấu là 7,13% đối với VN, mức ngưỡng 5,62% đối với Thái Lan và 6,86% đối với Indonesia.

Đối với giả thuyết rủi ro đạo đức “Too big to fail”: Vì quan trọng đối với nền kinh tế, các ngân hàng lớn sụp đổ các chủ sở hữu và nhà quản lý chịu rất ít hậu quả nhưng lại gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế. Bài nghiên cứu của chúng tơi khơng tìm thấy bằng chứng tồn tại vấn đề này ở các Ngân hàng TM Việt Nam, Thái Lan và Indonesia.

Đối với giả thuyết rủi ro đạo đức gây ra bởi bảo hiểm tiền gửi: Với mục đích tốt bảo hiểm tiền gửi có thể bị lạm dụng bởi các ngân hàng. Người ta tin rằng bảo hiểm tiền gửi tự do khuyến khích sự liều lĩnh và rủi ro vô tâm đối với các nhà quản lý của các tổ chức ngân hàng, làm tăng nợ xấu. Bài nghiên cứu của chúng tơi khơng tìm thấy bằng chứng tồn tại vấn đề này ở các Ngân hàng TM Việt Nam, Thái Lan và Indonesia.

Đối với vấn đề giả thuyết các ngân hàng có vốn tương đối thấp đáp ứng các ưu đãi rủi ro đạo đức bằng cách tăng mức độ rủi ro của danh mục cho vay, dẫn đến các khoản vay khơng phù hợp cao hơn trong tương lai từ đó gây ra tỷ lệ nợ xấu cao hơn. Ngân hàng tỷ vốn chủ sở hữu càng nhỏ càng gây ra rủi ro đạo đức khi làm tăng nợ xấu chỉ tìm thấy ở các ngân hàng TM Thái Lan. Bài viết khơng tìm thấy bằng chứng vần đề trên ở các Ngân hàng TM Việt Nam và Indonesia.

Đối với riêng các ngân hàng TM VN, tỷ lệ vốn chủ sở hữu càng lớn tác động làm tăng tỷ lệ nợ xấu. Có thể các ngân hàng TM có tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao là những ngân hàng TM có một phần sở hữu nhà nước và thuộc quyền kiểm sốt bởi cổ đơng nhà nước. Với ngân hàng TM có tỷ lệ vốn chủ sở hữu thấp là các ngân hàng tư nhân khơng có vốn nhà nước. Và các ngân hàng tư nhân có quyền kiểm sốt bởi các cổ đông tư nhân sẽ bảo vệ tài sản của mình tốt hơn bằng cách giám sát hoạt động ngân hàng chặt chẽ hơn.

Nghiên cứu góp phần cho các phần giúp các nhà quản lý công ty ngân hàng và cơ quan quản lý ngành ngân hàng xác định được rủi ro đạo đức, ngưỡng nợ xấu xảy ra rủi ro đạo đức để giữ các ngân hàng dưới mức nợ xấu đó. Tránh nguy cơ bất ổn định của các ngân hàng. Tránh gây bất ổn cho toàn ngành ngân hàng.

Hạn chế của nghiên cứu:

Theo Zhang (2016), nếu các nhà quản lý kỳ vọng rằng chính phủ sẽ hỗ trợ các ngân hàng lâm vào tình cảnh khó khăn, chính họ sẽ làm tăng nguy cơ chấp nhận rủi ro quá mức. Tình hình tồi tệ hơn đối với các ngân hàng có sở hữu nhà nước. Zhang đưa ra ý kiến về rủi ro đạo đức các ngân hàng Trung Quốc.

Hạn chế của nghiên cứu của chúng tôi là chưa xét đến việc phân loại cơ cấu nhóm ngân hàng. Ngành ngân hàng Việt Nam gặp rủi ro tương tự như ngành ngân hàng Trung Quốc khi có nhiều ngân hàng thương mại có một phần sở hữu nhà nước, được kiểm sốt cổ đơng nhà nước. Khi đó ngân hàng nhà nước phải trợ giúp các ngân hàng TM này nếu ngân hàng xảy ra tình trạng khó khăn. Một điều chúng ta thấy rõ ràng ngân hàng nhà nước và chính phủ VN chưa sẵn sàng để ngân hàng phá sản. Mặc dù gần đây

mới có các đề xuất cho các ngân hàng phá sản. Và một rủi ro đạo đức nữa khi các nhà quản lý ngân hàng ít phải chịu trách nhiệm về việc gây thua lỗ cho ngân hàng thương mại có một phần vốn nhà nước. Với cơ cấu sở hữu như vậy nghiên cứu cần xem xét các tác động của rủi ro đạo đức giữa các nhóm ngân hàng thương mại có một phần sở hữu nhà nước và các ngân hàng thương mại sở hữu tư nhân hoàn toàn. Bằng cách phân loại hai nhóm ngân hàng thương mại để kiểm tra xem rủi ro đạo đức của các ngân hàng có một sở hữu nhà nước có cao hơn các ngân hàng sở hữu tư nhân hồn tồn hay khơng? Do mẫu dữ liệu chúng tôi thu thập được không đủ lớn để thực hiện các kiểm tra như vậy.

Hạn chế thứ hai, mà tác giả bài viết này gặp phải là việc không thể kiểm định chung một bộ dữ liệu của ngân hàng cả ba nước vì dữ liệu thu thập có đơn vị tiền tệ khác nhau. Mơ hình hồi quy có biến SIZE bằng logaric số tự nhiên của tổng tài sản ngân hàng gây ra việc bộ dữ liệu với đơn vị tiền khác nhau dẫn đến việc hồi quy biến SIZE không phù hợp. Tác giả bài viết hy vọng các nghiên cứu sau có thể tìm ra bộ dữ liệu tốt hơn.

Việc ngân hàng sụp đổ trong tình trạng tác động rất xấu đến tài chính của ngành ngân hàng và toàn bộ hệ thống kinh tế. Các nhà quản lý ngân hàng và các cơ quan quản lý của chính phủ rất quan tâm đến vấn đề làm sao để dự đoán sự sụp đổ ngân hàng. Do đó việc cần thiết làm tìm ra các phương pháp phát hiện sớm các vấn đề rủi ro đạo đức để hạn chế việc tăng tỷ lệ nợ xấu. Thơng qua việc phát hiện sớm tình trạng rối loạn của một tổ chức tài chính và sự tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý can thiệp sớm. Từ đó các chi phí cứu trợ được giảm thiểu.

Chúng tơi hi vọng nghiên cứu của chúng tơi góp phần nhỏ trong việc phát hiện dự báo các hành động gây rủi ro đạo đức của ngân hàng từ đó các nhà quản lý vĩ mô và quản lý ngân hàng có thể ngăn chặn tình trạng tăng tỷ lệ nợ xấu ngân hàng trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Tiếng Việt

1. Châu Đình Linh, 2015. Bức tranh toàn diện về xử lý nợ xấu ngân hàng từ 2010 đến tháng 8/2015. Cafef.vn

2. Lê Thị Thùy Vân, 2017. Xử lý nợ xấu ở Việt Nam: Thực trạng và những vấn đề đặt ra. Viện chiến lược và chính sách tài chính

3. Ngân Hàng Nhà Nước, 2005 Quyết định của thống đốc ngân hàng nhà nước ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng thống đốc ngân hàng nhà nước, 493/2005/QĐ-NHNN

4. Vũ Thanh Hà và Trần Thu Hường, 2012. Lý luận cơ bản về rủi ro đạo đức trong hoạt động ngân hàng. Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam

Tiếng Anh

1. Barr, R.S., Seiford, L.M., Siems, T.F., 1994. Forecasting bank failure: a non- parametric frontier estimation approach. Recherches Economiques de Louvain/Louvain Economic Review 60 (4), 417–429

2. Beattie, A. What is moral hazard? ,2018, Investopedia

Available at: https://www.investopedia.com/ask/answers/09/moral-hazard.asp [Accessed april 9,2019]

3. Berger, A., DeYoung, R., 1997. Problem loans and cost efficiency in commercial banks. Journal of Banking and Finance 21 (6), 849–870

4. Bloem A., Freeman R. ,2005. The Treatment of Nonperforming Loans. Eighteenth Meeting of the IMF Committee on Balance of Payments Statistics Washington D.C. June 27–July 1, 2005

5. Boyd, J.H., Graham, S.L., 1998. Consolidation in US banking: implications for efficiency and risk. Bank Mergers and Acquisitions 3, 113–135.

6. Clair, R.T., 1992. Loan growth and loan quality: some preliminary evidence from Texas Banks. Federal Reserve Bank of Dallas Economic Review 3, 9–21

7. Cottarelli, C., Dell’Ariccia, G., Vladkova-Hollar, I., 2005. Early birds, late risers, and sleeping beauties: bank credit growth to the private sector in Central and Eastern Europe and in the Balkans. Journal of Banking & Finance 29, 83–104

8. Dembe, A., Boden, L.,2000.. Moral Hazard A Question of Morality. New solutions 10(3), 257-279,2000

9. Demirguc-Kunt, A., 1989. Deposit-institution failures: a review of empirical literature. Economic Review 25 (4), 2–18.

10. Elijah B., Hesna G., William C., H., Kaufman G. G., 2012. The Value of Banking Relationships During a Financial Crisis, Federal Reserve Bank of Chicago 2012 11. Foos, D., Norden, L., Weber, M., 2010. Loan growth and riskiness of banks. Journal

12. Gropp,R. , Gruendl ,C., Guettler, A.,2010. The impact of public guarantees on bank risk taking evidence from a natural experiment, Working paper series, European Central Bank

13. Hansen, B.E., 1999. Threshold effects in non-dynamic panels: estimation, testing and inference. Journal of Econometrics 93 (2), 345–368.

14. Hellmann T. F., Murdock K. C., and Joseph E. S, Liberalization,.2000. Moral Hazard in Banking, and Prudential Regulation: Are Capital Requirements Enough?, The American Economic Review, Vol. 90, No. 1 (Mar., 2000), pp. 147-165

15. Investopedia,.2014. How did moral hazard contribute to the 2008 financial crisis?

Available at: https://www.investopedia.com/ask/answers/050515/how-did-moral-hazard- contribute-financial-crisis-2008.asp [Accessed april 9,2019]

16. Jensen, M.C., Meckling, W.H., 1976. Theory of the firm: managerial behavior, agency costs and ownership structure. Journal of Financial Economics 3 (4), 305– 360

17. Kahneman, D.,Tversky.A., 1979. Prospect Theory: An Analysis of Decision under Risk. Econometrica, Vol. 47, No. 2 (Mar., 1979), pp. 263-291

18. Kaufman.G.G., 1996. Bank Failures, Systemic Risk, and Bank Regulation. Cato Journal, Cato Journal, Cato Institute, vol. 16(1), pages 17-45, Spring/Su.

19. Kim, I., Kim, I., Han, Y., 2014. Deposit insurance, banks’ moral hazard, and regulation: evidence from the ASEAN countries and Korea. Emerging Markets Finance and Trade 50 (6), 56–71.

20. Kim, K., Park, K., Song, S., 2015. Banking market size structure and financial

stability: evidence from eight Asian countries. Emerging Markets Finance and Trade 21. KPMG .2018. Non performing loans in europe

Available at: https://assets.kpmg/content/dam/kpmg/xx/pdf/2017/05/non-performing- loans-in-europe.pdf [Accessed april 9,2019]

22. Koudstaal, M., Wijnbergen, S.V., 2012. On risk, leverage and banks: do highly leveraged banks take on excessive risk? SSRN Working paper 2170008

23. Louzis, D.P., Vouldis, A.T., Metaxas, V.L., 2012. Macroeconomic and bank-specific determinants of non-performing loans in Greece: a comparative study of mortgage, business and consumer loan portfolios. Journal of Banking & Finance 36, 1012–1027 24. Nicholas J. C. Replacing missing values, www.stata.com

Available at: https://www.stata.com/support/faqs/data-management/replacing-missing- values/ [Accessed april 9,2019]

25. Nier, E., Baumann, U., 2006. Market discipline, disclosure and moral hazard in banking. Journal of Financial Intermediation 15 (3), 332–361.

26. Sanderson A,. 2014. Costs of non-performing loans

Available at: https://www.herald.co.zw/costs-of-non-performing-loans/ [Accessed april 9,2019]

27. Soedarmono, W., Tarazi, A., Agusman, A., 2012. Loan loss provisions and lending behaviour of banks: Asian evidence during 1992–2009. SSRN

28. Zhang D., Cai J., Dickinson D.G. and Kutan A.M. 2016. Non-Performing Loans, Moral Hazard and Regulation of The Chinese Commercial Banking System, Journal of Banking & Finance, 63, pp. 48-60.

Phụ lục 1: Danh sách các Ngân hàng TM Việt Nam được lấy số liệu.

STT Tên viết

tắt Tên đầy đủ

1

ACB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu 2

BID

Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

3

CTG Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam 4

EIB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam 5

Hdbank Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM 6

KLB Ngân hàng TMCP Kiên Long 7

Marin Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam 8

MBB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội 9

NAM Á Ngân hàng TMCP Nam Á 10

NVB Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc Dân 11

PGB Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex 12

SCB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn 13

SHB Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội 14

STB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gịn Thương Tín 15

TPB Ngân hàng TMCP Tiên Phong 16

VAB Ngân hàng TMCP Việt Á 17

VCB Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam 18

VIB Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam 19

Phụ lục 2: Danh sách các ngân hàng TM Indonesia được lấy số liệu.

STT

Mã CK

Reuters Tên ngân hàng

1 BABP.JK PT Bank MNC Internasional Tbk 2 BACA.JK PT Bank Capital Indonesia Tbk 3 BBCA.JK PT Bank Central Asia Tbk

4 BBKP.JK PT Bank Bukopin Tbk

5 BBNI.JK PT Bank Negara Indonesia

6 BBNP.JK Bank Nusantara Parahyangan Tbk. 7 BBRI.JK Bank Rakyat Indonesia

8 BBTN.JK Bank Tabungan Negara

9 BDMN.JK PT Bank Danamon Indonesia Tbk

10 BEKS.JK Bank Pembangunan Daerah Banten Tbk PT 11 BINA.JK Bank Ina Perdana Tbk

12 BJBR.JK Bank Pmbngn Daerh Jawa Brt dn Btn Tbk PT

13 BKSW.JK Bank QNB Indonesia Tbk.

14 BMRI.JK Bank Mandiri (Persero) Tbk 15 BNII.JK Bank Maybank Indonesia Tbk

16 BNLI.JK Bank Permata Tbk.

17 BSIM.JK Bank Sinarmas Tbk.

18 BSWD.JK Bank Of India Indonesia Tbk PT

19 BTPN.JK Bank BTPN Tbk.

20 BVIC.JK Bank Victoria International Tbk

21 INPC.JK Bank Artha Graha Internasional Tbk PT 22 MAYA.JK Bank Mayapada Internasional Tbk

23 MEGA.JK Bank Mega Tbk.

24 NISP.JK PT Bank OCBC NISP Tbk

25 PNBN.JK Bank Pan Indonesia Tbk

Phụ lục 3: Danh sách các ngân hàng TM Thái Lan được lấy số liệu.

STT Tên ngân hàng TM Thái Lanđược lấy số liệu 1 Bangkok Bank Public Company Lim

2 Bank of Ayudhya Public Company 3 CIMB Thai Bank Public Company 4 Export-Import Bank of Thailand 5 Government Savings Bank 6 Industrial and Commercial Bank 7 Islamic Bank of Thailand

8 Kasikornbank Public Company Lim 9 Kiatnakin Bank Public Comp 10 Krung Thai Bank Public Company 11 Mega International Commercial 12 Siam Commercial Bank Public Com 13 SME Bank-Small and Medium Enter 14 Standard Chartered Bank

15 Thai Credit Retail Bank Public 16 Thanachart Capital Public Compa 17 Tisco Bank Public Company Limit 18 TMB Bank Public Company Limited 19 United Overseas Bank (Thai) PCL

Phụ lục 5: Kết quả hồi quy mơ hình trên Stata 14 đối với ngân hàng TM Indonesia

Phụ lục 6: Kết quả hồi quy mơ hình trên Stata 14 đối với ngân hàng TM Thái Lan

estimates store fixed

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu vấn đề nợ xấu các ngân hàng việt nam, thái lan và indonesia tiếp cận từ góc độ rủi ro đạo đức (Trang 60 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)