Nền tảng lý thuyết ý định sử dụng dịch vụ của khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xu hướng sử dụng hóa đơn điện tử của các doanh nghiệp tại chi cục thuế quận bình thủy thành phố cần thơ (Trang 25)

2.3.1 Mơ hình lý thuyết hành vi mua hàng dự định (Theory of planned behavior: model-TPB)

Do những hạn chế của mơ hình lý thuyết hành động hợp lý (TRA), Ajzen (1991) đề xuất mơ hình lý thuyết hành vi dự định (TPB) trên cơ sở phát triển lý thuyết hành động hợp lý với giả định rằng một hành vi có thể được dự báo hoặc giải thích bởi các quyết định để thực hiện hành vi đó. Các quyết định được giả sử bao gồm các nhân tố động cơ mà ảnh hưởng đến hành vi, và được định nghĩa như là mức độ nổ lực mà mọi người cố gắng để thực hiện hành vi đó. Hành vi dự định khẳng định rằng quyết định hành vi là một chức năng của thái độ và ảnh hưởng xã hội. Hành vi hoạch định thêm nhận thức kiểm soát hành vi xác định quyết định hành vi. Quyết định lại là một hàm của ba nhân tố.

Thứ nhất: Nhân tố thái độ được khái niệm như là đánh giá tích cực hay tiêu cực về hành vi thực hiện. Ajzen lập luận rằng một cảm xúc tích cực hay tiêu cực cá nhân, cụ thể là thái độ để thực hiện một hành vi bị ảnh hưởng bởi các yếu tố số tâm lý và các tình huống đang gặp phải.

Thứ hai: Nhân tố ảnh hưởng xã hội được định nghĩa là “áp lực xã hội nhận thức để thực hiện hành vi”. Ảnh hưởng xã hội đề cập đến những ảnh hưởng và tác động của những người quan trọng và gần gũi có thể tác động đến cá nhân thực hiện hành vi.

Cuối cùng, kiểm soát hành vi được định nghĩa như là đánh giá của chính mình về mức độ khó khăn hay dễ dàng ra sao để thực hiện hành vi đó và cho rằng nhân tố kiểm soát hành vi tác động trực tiếp đến quyết định thực hiện hành vi, và nếu như người tiêu dùng chính xác trong cảm nhận về mức độ kiểm sốt của mình, thì kiểm sốt hành vi cịn dự báo cả hành vi.

Hình 2.1: Mơ hình lý thuyết hành vi dự định (TPB)

Nguồn: Ajzen, 1991

2.3.2 Lý thuyết thống nhất chấp nhận và sử dụng công nghệ

Lý thuyết thống nhất chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) được xây dựng bởi Venkatesh & ctg. (2003) để giải thích ý định hành vi và hành vi sử dụng của người dùng đối với CNTT. Mơ hình UTAUT được phát triển dựa trên các mơ hình lý thuyết như thuyết hành động hợp lý của Fishbein & Ajzen (1975; 1980), thuyết hành vi dự định của Ajen (1985; 1991), TAM của Davis & ctg. (1989; 1993), UTAUT được xây dựng với 4 yếu tố cốt lõi của ý định và hành vi sử dụng CNTT như kỳ vọng hiệu năng, kỳ vọng nỗ lực, ảnh hưởng xã hội và điều kiện vật chất. Sau đó, Venkatesh & ctg. (2003) đã xây dựng một phương pháp tiếp cận bổ sung cho mơ hình ban đầu, mơ hình UTAUT2, UTAUT2 được tích hợp thêm các yếu tố động lực thụ hưởng, giá trị giá cả, và thói quen vào mơ hình

Thái độ

Ảnh hưởng xã hội Quyết định

hành vi

Hành vi thực sự

UTAUT gốc. Ngồi ra, cịn có các biến nhân khẩu học như tuổi tác, giới tính, kinh nghiệm, và loại bỏ yếu tố tự nguyện sử dụng trong mơ hình UTAUT ban đầu.

Hình 2.2: Mơ hình thống nhất chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT)

Nguồn: Venkatesh & ctg. (2003)

Hiệu quả mong đợi là mức độ mà người sử dụng tin rằng hóa đơn điện tử sẽ giúp hiệu quả cao trong thanh tốn kinh doanh.

Sự tương thích là q trình thay đổi của cơng nghệ mới, được phổ biến rộng rải trong đời sống và trong công việc liên quan quan đến hóa đơn điện tử.

Nhận thức dễ sử dụng là việc doanh nghiệp nghĩ rằng sử dụng hóa đơn điện tử khơng cần nổ lực nhiều cũng sử dụng được.

Kiểm soát hành vi là cảm nhận của doanh nghiệp về hóa đơn điện tử và những khó khăn khi thực hiện giao dịch với các rào cản như điều kiện vật chất và khả năng vận hành hệ thống.

Chuẩn chủ quan là cảm nhận những tác động của xã hội hoặc những người có ảnh hưởng đến việc sử dụng hóa đơn điện tử của doanh nghiệp, dựa vào những lời khuyên lời đánh giá nên hay khơng nên sử dụng hóa đơn điện tử.

Rủi ro trong giao dịch là những rủi ro doanh nghiệp cảm nhận được khi sử dựng hóa đơn điện tử.

Kỳ vọng về hiệu năng Kỳ vọng về sự nổ lực Ảnh hưởng xã hội Điều kiện vật chất Ý định hành vi Hành vi

CHƯƠNG 3

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 3.1 Quy trình nghiên cứu

Đề tài thực hiện phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng nhằm mơ tả đánh xu hướng sử dụng hóa đơn điện tử của các doanh nghiệp tại Chi cục Thuế quận Bình Thủy. Đối với phương pháp định tính, đề tài tiến hành phỏng vấn sâu các chuyên gia bên trong và bên ngồi để mơ tả đặc điểm của việc sử dụng hóa đơn điện tử. Đối với nghiên cứu định lượng, đề tài sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính để đánh giá các yếu tố tác động đến xu hướng sử dụng hóa đơn điện tử.

Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu. Tìm hiểu thực trạng về quản lý thuế và các hình thức giao dịch của các doanh nghiệp với cơ quan thuế, vấn đề được đa số các doanh nghiệp cũng như cơ quan thuế, các doanh nghiệp cung cấp hóa đơn điện tử và ngân hàng quan tâm hiện nay là chuyển từ sử dụng hóa đơn giấy sang sử dụng hóa đơn điện tử theo lộ trình của Chính phủ. Doanh nghiệp con e ngại chuyển đổi, cơ quan quản lý nhà nước đang tìm biện pháp để hỗ trợ doanh nghiệp, các đơn vị trung gian như nhà cung cấp và ngân hàng đang tìm giải pháp để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp chuyển đổi hình thức sử dụng hóa đơn. Đề tài nghiên cứu xu hướng sử dụng hóa đơn điện tử, mục tiêu nghiên cứu là khảo sát thực trạng sử dụng hóa đơn điện tử của doanh nghiệp và tìm các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng chấp nhận sử dụng hóa đơn điện tử từ đó đề xuất giải pháp nâng xu hướng chấp nhận sử dụng hóa đơn điện tử của doanh nghiệp.

Bước 2: Nghiên cứu tổng quan lý thuyết và các cơng trình điển hình về xu hướng sử dụng hóa đơn điện tử của doanh nghiệp, xây dựng mơ hình nghiên cứu phản ánh các nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng hóa đơn điện tử.

Bước 3: Lựa chọn lý thuyết phù hơp. Xem xét các khái niệm, lý thuyết liên quan đến đến hóa đơn điện tử, bước này xây dựng cơ sở lý thuyết cho luận văn.

Bước 4: Thiết kế nghiên cứu. Sau khi xác định mơ hình nghiên cứu, các giả thuyết nghiên cứu, tác giả sẽ thực hiện thiết kế nghiên cứu để trả lời các vấn đề nghiên cứu đặt ra. Cụ thể là thiết lập bảng câu hỏi cho mơ hình nghiên cứu, xác định cỡ mẫu cần thiết để thu thập dữ liệu, xác định loại thang đo cho các câu hỏi điều tra (biến quan sát) phù hợp với các kỹ thuật phân tích thống kê sẽ sử dụng,

xác định cách thức thu thập dữ liệu. Kết thúc bước này sẽ xây dựng được bảng hỏi điều tra phục vụ cho việc lấy dữ liệu nghiên cứu định lượng.

Bước 5: Thu thập dữ liệu nghiên cứu: Đây là việc tác giả thu thập thông tin sơ cấp với việc phát phiếu điều tra tới các đối tượng điều tra để thu về các dữ liệu phục vụ cho việc thực hiện phân tích, trả lời các vấn đề nghiên cứu đặt ra.

Bước 6: Phân tích dữ liệu: Từ dữ liệu thu thập được sẽ được tiến hành làm sạch và phân tích bằng các kỹ thuật phân tích thống kê như: Thống kê mô tả, kiểm định sự tin cậy của thang đo, phân tích khám phá nhân tố, phân tích tương quan, phân tích hồi quy, kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.

Bước 7: Thảo luận kết quả nghiên cứu: Nêu phát hiện mới của nghiên cứu, so sánh kết quả nghiên cứu với các nghiên cứu trước đây, đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến xu hướng sử dụng hóa đơn điện tử của các doanh nghiệp tại Chi cục Thuế quận Bình Thủy.

Bước 8: Đề xuất một số giải pháp nâng cao xu hướng chấp nhận sử dụng hóa đơn điện tử của các doanh nghiệp tại Chi cục Thuế quận Bình Thủy.

3.1.1 Nghiên cứu định tính

Để thực hiện việc đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng hóa đơn điện tử của các doanh nghiệp một cách khách quan, nghiên cứu thực hiện dựa trên cơ sở lý thuyết hành vi dự định, lý thuyết hành động hợp lý và mơ hình chấp nhận công nghệ. Trên cơ sở thang đo được xây dựng từ kế thừa các nghiên cứu trước, tác giả tiếp tục tham khảo và hoàn thiện các giả thuyết nghiên cứu, thang đo trong mơ hình nghiên cứu của mình về xu hướng sử dụng hóa đơn điện tử (Đào Duy Huân, 2014).

Nghiên cứu định tính được sử dụng trong nghiên cứu này là kỹ thuật hỏi ý kiến chuyên gia. Tiến hành bằng hỏi và tham khảo ý kiến một số chuyên gia tại Chi cục Thuế quận Bình Thủy và Cục Thuế thành phố Cần Thơ. Mục đích của việc hỏi ý kiến chun gia nhằm điều chỉnh mơ hình những nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng hóa đơn điện tử tại Chi cục Thuế quận Bình Thủy. Trên cơ sở đó hiệu chỉnh, bổ sung các biến quan sát và phát triển thang đo nháp sử dụng cho giai đoạn thảo luận nhóm (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Tác giả đã nhận được sự tư vấn của 07 cán bộ tại Cục Thuế và Chi cục thuế gồm: Phó trưởng phịng phụ trách ấn chỉ thuộc Cục Thuế, Chi cục Trưởng, Phó

chi cục trưởng, Đội trưởng đội Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế, Đội trưởng đội Hành chính – ấn chỉ và 2 cán bộ trực tiếp phụ trách ấn chỉ bằng dàn bài thảo luận về mơ hình và thang đo theo dàn bày thảo luận được chuẩn bị trước (Xem phụ lục 1). Tiếp theo tác giả tiến hành thảo luận nhóm với 10 NNT với mục đích đánh giá nội dung và hình thức của các phát biểu (các câu hỏi) trong thang đo nháp để hoàn chỉnh thành thang đo chính thức phục vụ cho nghiên cứu định lượng ở phần tiếp theo (Xem phụ lục 3).

Bước 1: Xây dựng Bảng câu hỏi khảo sát dựa trên quy định của ngành thuế, lý thuyết về sử dụng hóa đơn điện tử.

Buớc 2: Lấy ý kiến của các chuyên gia và trực tiếp khảo sát thử nhằm kiểm tra các câu hỏi và điều chỉnh sự phù hợp của từng yếu tố khảo sát.

Bước 3: Điều chỉnh Bảng câu hỏi khảo sát đảm bảo thỏa mãn tất cả các yếu tố đã được các chuyên gia góp ý trước khi tiến hành khảo sát chính thức.

3.1.2 Nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng nhằm tìm ra các nhân tố tác động đến xu hướng sử dụng hóa đơn điện tử theo đánh giá của NNT thông qua bảng câu hỏi được xây dựng sẵn. Các kết quả khảo sát được phân tích bằng phần mềm SPSS với các phương pháp phân tích như: Thống kê mơ tả, đánh giá độ tin cậy bằng Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích mơ hình hồi quy tuyến tính bội giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập… nhằm kiểm định sự ảnh hưởng của các nhân tố trong mơ hình (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Hình 3.1: Khung nghiên cứu

Nguồn: Tác giả tổng hợp

3.2 Thang đo

3.2.1 Cơ sở xây dựng thang đo

Trên cơ sở lý thuyết về sử dụng hóa đơn điện tử, tổng hợp các nghiên cứu điển hình về hóa đơn điện tử, qua tham khảo ý kiến của Lãnh đạo Cục Thuế, Lãnh đạo Chi cục Thuế và các Đội trưởng, kết quả thảo luận về mơ hình nghiên cứu và thang đo, đa số những người tham gia đề nghị không đưa thành phần pháp lý vào mơ hình nghiên cứu vì điều kiện pháp lý là vấn đề bắt buộc, các văn bản luật do thể chế, cơ chế quản lý về kinh bảo vệ quyền lợi mọi người. Hiện nay, các văn bản pháp luật về hóa đơn điện tử nói riêng và giao dịch điện tử nói chung đã hồn thiện nên yếu tố pháp luật không ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng hóa đơn điện tử, phù hợp với nghiên cứu của Lư Ngọc Long (2016) và Jiunn-Woei Lian (2015). Đồng thời, thêm yếu tố niềm tin vào mơ hình nghiên cứu, đây là nhân tố trong nghiên cứu của Jiunn-Woei Lian (2015) và Lê Hà Giang (2015). Kết quả nghiên cứu định tính, có được các nhân tố và tiêu chí đo lường phù hợp giữa

Cơ sở lý thuyết Thảo luận chuyên gia Thang đo sơ bộ Khảo sát sơ bộ Thang đo chính thức Khảo sát chính

thức Phân tích Cronbach’s Alpha

Phân tích nhân tố khám phá - EFA

Phân tích hồi quy đa biến

Giải pháp Giải

thuyết nghiên cứu

thang đo lý thuyết và tình hình thực tế tại Chi cục Thuế quận Bình Thủy. Tác giả sử dụng mơ hình nghiên cứu gồm 6 nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng hóa đơn điện tử gồm: Hiệu quả mong đợi, dễ sử dụng, chuẩn chủ quan, nhận thức rủi ro, nhận thức kiểm soát hành vi và nhận thức niềm tin (Xem phụ lục 2).

Để đo lường các khái niệm (giả thuyết nghiên cứu), tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ từ rất không đồng ý đến rất đồng ý, được biểu thị từ 1 đến 5. Trong đó, 1 tương ứng với chọn lựa rất không đồng ý, 2 tương ứng với lựa chọn không đồng ý, 3 tương ứng với lựa chọn bình thường, 4 tương ứng với lựa chọn đồng ý và 5 tương ứng với chọn lựa rất đồng ý.

3.2.2 Xây dựng thang đo

Bảng 3.1: Thang đo và mã hóa biến quan sát

Stt Quan sát Mã hóa Nguồn

Nhân tố hiệu quả mong đợi HQ

1 Hóa đơn điện tử hữu ích và thuận tiện HQ1 Alex Groznik

(2015); Lê Hà Giang (2018); Maulana Yusup (2015)

2 Hóa đơn điện tử tiết kiệm được thời gian HQ2

3 Hóa đơn điện tử dể quản lý HQ3

4 Hóa đơn điện tử tiết kiệm chi phí HQ4

Nhân tố dễ sữ dụng DSD

5 Thao tác thực hiện đơn giản DSD1

Alex Groznik (2015); Jiunn- Woei Lian (2015) 6 Hồn tồn kiểm sốt được quá trình sử

dụng

DSD2

7 Đủ khả năng tạo, lập hóa đơn đối với người không chuyên tin học

DSD3

8 Thông tin trên phần mềm trực quan DSD4

Chuẩn chủ quan CCQ

9 Sử dụng hóa đơn điện tử chịu sự ảnh hưởng của truyền thông

CCQ1

Alex Groznik (2015); Lê Hà Giang (2018)

10 Tham khảo đồng nghiệp là điều tốt CCQ2

11 Lời khuyên của nhà cung cấp CCQ3

12 Cơ quan thuế khuyến khích sử dụng hóa đơn điện tử

CCQ4

Nhận thức rủi ro RR

13 Tính bảo mật doanh nghiệp RR1 Alex Groznik

(2015); Jiunn- Woei Lian (2015); Maulana Yusup (2015); Stanislav Kreuzer (2013)

14 Sai lệch thơng tin trên hóa đơn RR2

15 Đối tác khơng chấp nhận hóa đơn điện tử RR3 16 Giang lận trong giao, nhận hàng hóa

RR4

Nhận thức kiểm sốt hành vi KSHV

18 Có năng lực sử dụng hóa đơn điện tử KSHV2 (2015); Maulana Yusup (2015); Stanislav Kreuzer (2013)

19 Tự tinh sử dụng được hóa đơn điện

KSHV3

Nhận thức niềm tin NT

20 Sử dụng hóa đơn điện tử rất an tồn NT1

Lư Ngọc Long (2016) và Jiunn- Woei Lian (2015) 21 Hóa đơn điện tử được pháp luật bảo vệ NT2

22 Hóa đơn điện tử đáng tin cậy NT3

23 Hóa đơn điện tử rất hữu ích NT4

Xu hướng sử dụng hóa đơn điện tử XHSD

24 Đồng ý sử dụng hóa đơn điện tử XHSD1 Jiunn-Woei Lian

(2015); Maulana

Yusup (2015);

Stanislav Kreuzer (2013)

25 Hóa đơn điện tử phù hợp với thời đại XHSD2

26 Sử dụng hóa đơn điện tử là một lựa chọn đúng đắn

XHSD3

Nguồn: Tác giả tổng hợp

3.3 Phương pháp thu thập dữ liệu

Dữ liệu thứ cấp: Từ các báo cáo tổng kết Chi cục Thuế quận Bình Thủy, tạp chí, cơng trình nghiên cứu khoa học đã được cơng bố.

Dữ liệu sơ cấp: Thu thập trực tiếp, qua thư hoặc email bằng bảng câu hỏi khảo sát thiết kế sẵn.

3.4 Mẫu nghiên cứu định lượng 3.4.1 Cỡ mẫu 3.4.1 Cỡ mẫu

Hair và cộng sự (1998), khi sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xu hướng sử dụng hóa đơn điện tử của các doanh nghiệp tại chi cục thuế quận bình thủy thành phố cần thơ (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)