Các giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xu hướng sử dụng hóa đơn điện tử của các doanh nghiệp tại chi cục thuế quận bình thủy thành phố cần thơ (Trang 36 - 39)

Nhận thức hiệu quả mong đợi là nhân tố trong mơ hình TAM truyền thống và được nghiên cứu rộng rãi trong việc áp dụng các công nghệ mới. Nhận thức hiệu quả mong đợi được định nghĩa là cấp độ mà một người tin rằng việc sử dụng một hệ thống đặc thù sẽ nâng cao kết quả thực hiện công việc của họ (Davis và ctg, 1989). Các nghiên cứu của Kevin Poel (2016), Maulana Yusup (2015) đều tìm thấy nhận thức hiệu quả mong đợi có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng hóa đơn điện tử. Phần lớn dịch vụ được cung cấp thơng qua TMDĐ như thanh tốn qua ngân hàng trực tuyến, mobie banking và các dịch vụ chuyển tiền khác cũng có thể được cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử (Yuh-Jzer Joung, 2014). Vì vậy, người tiêu dùng chỉ đánh giá cao TMDĐ khi họ nhận thức rằng hóa đơn điện tử hiệu quả hơn và có thể thay thế hóa đơn giấy (Kevin Poel, 2016). Nghiên cứu của Zhang Bin (2017) cũng chỉ ra rằng lý do cuối cùng để người tiêu dùng sử dụng hóa đơn điện tử là khi họ nhận thấy các hình thức sử dụng hóa đơn điện tử hiệu quả hơn cho các đơn hàng và thanh tốn qua ngân hàng của họ. Vì vậy, bài nghiên cứu kiểm tra giả thuyết sau:

H1: Nhận thức hiệu quả sẽ càng tăng ý định sử dụng hóa đơn điện tử càng tăng.

Nhận thức tính dễ sử dụng cũng là nhân tố quan trọng trong mơ hình TAM. Nhận thức tính dễ sử dụng là cấp độ mà một người tin rằng sử dụng một hệ thống đặc thù sẽ không cần nỗ lực (Davis và ctg, 1989). Nhận thức tính dễ sử dụng được nghiên cứu có ảnh hưởng đến nhiều hệ thống cơng nghệ khác nhau (Marek Dubovec, 2006), dịch vụ dữ liệu di động (Chiemeke, 2011), hóa đơn điện tử (Mohamad Noor, 2016). Hoạt động đặc thù của các dịch vụ TMDĐ là việc người tiêu dùng không tương tác trực tiếp với nhà cung cấp dịch vụ. Một số hạn chế của thiết như giao diện xa lạ và nhập liệu khó khăn, có thể dẫn đến người sử dụng khơng hài lịng và khơng chấp nhận sử dụng hóa đơn điện tử, đặc biệt là những người sử dụng thiếu kinh nghiệm (Stanislav Kreuzer, 2013). Vì vậy việc dễ học và dễ sử dụng là yếu tố rất quan trọng đối với sử dụng hóa đơn điện tử, bất kể người sử dụng thành thạo công nghệ hay không (Rino Ardhian Nugroho, 2009). Bài nghiên cứu đề xuất giả thuyết:

H2: Nhận thức tính dễ sử dụng càng cao sẽ càng tăng ý định sử dụng hóa đơn điện tử.

Chuẩn chủ quan (Subjective Norm): Chuẩn chủ quan hay ảnh hưởng từ xã hội là nhận thức của con người về áp lực xã hội để thể hiện hay không thể hiện hành vi (Ajzen và Fishbein, 1975). Các áp lực xã hội này xuất phát từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, phương tiện truyền thông. Kalinic và Marinkovic (2015) cho rằng các hoạt động thông qua ứng dụng công nghệ vào quản lý bán hàng, giao dịch hàng hóa chưa được nhiều người tiêu dùng chú ý và sử dụng. Các ảnh hưởng từ xã hội sẽ có tầm quan trọng rất lớn giúp người sử dụng cảm thấy hóa đơn điện tử mang lại nhiều lợi ích và từ đó thúc đẩy ý định sử dụng hóa đơn điện tử. Nghiên cứu của Zhang Bin (2017) tìm ra rằng chuẩn chủ quan có ảnh hưởng đến ý định sử dụng hóa đơn điện tử của người tiêu dùng Trung Quốc. Zhang Bin (2017) và Mohamad Noor (2016) đã chứng minh chuẩn chủ quan ảnh hưởng đến ý định sử dụng hóa đơn điện tử của người doanh nghiệp ở cả Trung Quốc và Malaysia. Điều này cho thấy các nền văn hóa khác nhau sẽ có ảnh hưởng khác nhau đến ý định sử dụng sử dụng hóa đơn điện tử của cá doanh nghiệp. Vì vậy, yếu tố chuẩn chủ quan cần được xem xét đến khi nghiên cứu về ý định sử dụng hóa đơn điện tử. Giả thuyết được đặt ra là:

H3: Chuẩn chủ quan càng cao sẽ càng gia tăng ý định sử dụng hóa đơn điện tử.

Vai trò của khả năng nhận thức rủi ro đã được nghiên cứu rộng rãi trong hoạt động kinh doanh để tìm hiểu ý định sử dụng sử dụng dịch vụ cũng như quyết định chấp nhận sử dụng dịch vụ điện tử của khách hàng (Lê Hà Giang, 2018; Jiunn-Woei Lian, 2016). Junadi (2015), rủi ro liên quan đến sự không chắc chắn của dịch vụ, khơng thể dự đốn và kiểm sốt q trình sử dụng dịch vụ. Bên cạnh đó, Angelica Cuylen (2015) xác định rủi ro như là một đặc điểm quan trọng của người tiêu dùng trong việc áp dụng các đổi mới, ở đây là việc sử dụng một dịch vụ mới mẻ như hóa đơn điện tử.

H4: Nhận thức rủi ro càng cao làm tăng ý định sử dụng, chấp nhận sử dụng hóa đơn điện tử.

Trong thuyết hành vi dự định (TPB), nhận thức kiểm soát hành vi phản ánh mức độ về việc tin rằng sự sẵn có của các nguồn lực và cơ hội thực hiện hóa đơn điện tử. Taylor và Todd (1995) cho rằng nhận thức kiểm sốt hành vi có hai thành phần: (1) các điều kiện thuận lợi (facilitating conditions) và (2) quan điểm bên trong của cá nhân - hiệu quả cá nhân (self-efficacy). Điều kiện thuận lợi liên

quan đến việc tin rằng cơ sở hạ tầng về kỹ thuật hiện có của Cơng ty sẽ hỗ trợ việc sử dụng hệ thống (Venkatesh, 2003) và cụ thể trong trường hợp này là hóa đơn điện tử. Đặc điểm Công ty cho biết sự tự tin khả năng thực hiện hành vi sử dụng hóa đơn điện tử của tổ chức mình; nếu Cơng ty cảm thấy tự tin khi thực hiện hành vi thì sẽ thấy có tích cực trong việc kiểm sốt hành vi của mình (Lư Ngọc Long, 2017)

H5: Nhận thức kiểm sốt hành vi tăng thì xu hướng sử dụng hóa đơn điện tử càng cao.

Nhận thức về niềm tin trong giao dịch điện tử phản ánh niềm tin của doanh nghiệp đối với hệ thống hóa đơn điện tử. Niềm tin trong giao dịch hóa đơn điện tử gồm các thành phần như Niềm tin của doanh nghiệp với mức độ an tồn của hóa đơn điện tử; Niềm tin của doanh nghiệp với mức độ bảo mật của hóa đơn điện tử. Niềm tin của doanh nghiệp với tính pháp lý của hóa đơn điện tử (Kevin Poel, 2016)

Hóa đơn điện tử được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử, gắn với việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước, đáp ứng sự mong đợi của các nhóm lợi ích và mục tiêu của tổ chức. Vì vậy, nghiên cứu xu hướng chọn hóa đơn điện tử phải dựa trên việc thực thi pháp luật đúng quy định, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân. Do vậy, ngồi việc kế thừa các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng dịch vụ tiêu dùng cá nhân được nêu trong mơ hình kết hợp TAM và TPB, tác giả đề xuất bổ sung vào mơ hình yếu tố niềm tin để đo lường cảm nhận của đối tượng thụ hưởng về việc hóa đơn điện tử có đảm bảo tính pháp lý, có đảm bảo an tồn và bảo mật thơng tin là những mục tiêu gắn với việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước, đáp ứng sự mong đợi của người thụ hưởng dịch vụ (Lê Hà Giang, 2018).

H6: Nhận thức niềm tin cao thì xu hướng sử dụng hóa đơn điện tử càng cao.

Bảng 3.3: Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu Giả

thuyết

Nội dung Dấu kỳ

vọng

H1 Nhận thức hiệu quả sẽ càng tăng ý định sử dụng

hóa đơn điện tử càng tăng +

H2 Nhận thức tính dễ sử dụng càng cao sẽ càng tăng

ý định sử dụng hóa đơn điện tử +

H3 Chuẩn chủ quan càng cao sẽ càng gia tăng ý định

H4

Nhận thức không rủi ro càng cao (sự an toàn) làm giảm ý định sự dụng, chấp nhận sử dụng hóa đơn điện tử

+

H5 Nhận thức kiểm soát hành vi tăng thì xu hướng

sử dụng hóa đơn điện tử càng cao +

H6 Nhận thức niềm tin cao thì xu hướng sử dụng hóa

đơn điện tử càng cao +

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xu hướng sử dụng hóa đơn điện tử của các doanh nghiệp tại chi cục thuế quận bình thủy thành phố cần thơ (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)