Khung nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xu hướng sử dụng hóa đơn điện tử của các doanh nghiệp tại chi cục thuế quận bình thủy thành phố cần thơ (Trang 31 - 39)

Nguồn: Tác giả tổng hợp

3.2 Thang đo

3.2.1 Cơ sở xây dựng thang đo

Trên cơ sở lý thuyết về sử dụng hóa đơn điện tử, tổng hợp các nghiên cứu điển hình về hóa đơn điện tử, qua tham khảo ý kiến của Lãnh đạo Cục Thuế, Lãnh đạo Chi cục Thuế và các Đội trưởng, kết quả thảo luận về mơ hình nghiên cứu và thang đo, đa số những người tham gia đề nghị không đưa thành phần pháp lý vào mơ hình nghiên cứu vì điều kiện pháp lý là vấn đề bắt buộc, các văn bản luật do thể chế, cơ chế quản lý về kinh bảo vệ quyền lợi mọi người. Hiện nay, các văn bản pháp luật về hóa đơn điện tử nói riêng và giao dịch điện tử nói chung đã hồn thiện nên yếu tố pháp luật không ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng hóa đơn điện tử, phù hợp với nghiên cứu của Lư Ngọc Long (2016) và Jiunn-Woei Lian (2015). Đồng thời, thêm yếu tố niềm tin vào mơ hình nghiên cứu, đây là nhân tố trong nghiên cứu của Jiunn-Woei Lian (2015) và Lê Hà Giang (2015). Kết quả nghiên cứu định tính, có được các nhân tố và tiêu chí đo lường phù hợp giữa

Cơ sở lý thuyết Thảo luận chuyên gia Thang đo sơ bộ Khảo sát sơ bộ Thang đo chính thức Khảo sát chính

thức Phân tích Cronbach’s Alpha

Phân tích nhân tố khám phá - EFA

Phân tích hồi quy đa biến

Giải pháp Giải

thuyết nghiên cứu

thang đo lý thuyết và tình hình thực tế tại Chi cục Thuế quận Bình Thủy. Tác giả sử dụng mơ hình nghiên cứu gồm 6 nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng hóa đơn điện tử gồm: Hiệu quả mong đợi, dễ sử dụng, chuẩn chủ quan, nhận thức rủi ro, nhận thức kiểm soát hành vi và nhận thức niềm tin (Xem phụ lục 2).

Để đo lường các khái niệm (giả thuyết nghiên cứu), tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ từ rất không đồng ý đến rất đồng ý, được biểu thị từ 1 đến 5. Trong đó, 1 tương ứng với chọn lựa rất không đồng ý, 2 tương ứng với lựa chọn không đồng ý, 3 tương ứng với lựa chọn bình thường, 4 tương ứng với lựa chọn đồng ý và 5 tương ứng với chọn lựa rất đồng ý.

3.2.2 Xây dựng thang đo

Bảng 3.1: Thang đo và mã hóa biến quan sát

Stt Quan sát Mã hóa Nguồn

Nhân tố hiệu quả mong đợi HQ

1 Hóa đơn điện tử hữu ích và thuận tiện HQ1 Alex Groznik

(2015); Lê Hà Giang (2018); Maulana Yusup (2015)

2 Hóa đơn điện tử tiết kiệm được thời gian HQ2

3 Hóa đơn điện tử dể quản lý HQ3

4 Hóa đơn điện tử tiết kiệm chi phí HQ4

Nhân tố dễ sữ dụng DSD

5 Thao tác thực hiện đơn giản DSD1

Alex Groznik (2015); Jiunn- Woei Lian (2015) 6 Hồn tồn kiểm sốt được quá trình sử

dụng

DSD2

7 Đủ khả năng tạo, lập hóa đơn đối với người không chuyên tin học

DSD3

8 Thông tin trên phần mềm trực quan DSD4

Chuẩn chủ quan CCQ

9 Sử dụng hóa đơn điện tử chịu sự ảnh hưởng của truyền thông

CCQ1

Alex Groznik (2015); Lê Hà Giang (2018)

10 Tham khảo đồng nghiệp là điều tốt CCQ2

11 Lời khuyên của nhà cung cấp CCQ3

12 Cơ quan thuế khuyến khích sử dụng hóa đơn điện tử

CCQ4

Nhận thức rủi ro RR

13 Tính bảo mật doanh nghiệp RR1 Alex Groznik

(2015); Jiunn- Woei Lian (2015); Maulana Yusup (2015); Stanislav Kreuzer (2013)

14 Sai lệch thơng tin trên hóa đơn RR2

15 Đối tác khơng chấp nhận hóa đơn điện tử RR3 16 Giang lận trong giao, nhận hàng hóa

RR4

Nhận thức kiểm sốt hành vi KSHV

18 Có năng lực sử dụng hóa đơn điện tử KSHV2 (2015); Maulana Yusup (2015); Stanislav Kreuzer (2013)

19 Tự tinh sử dụng được hóa đơn điện

KSHV3

Nhận thức niềm tin NT

20 Sử dụng hóa đơn điện tử rất an tồn NT1

Lư Ngọc Long (2016) và Jiunn- Woei Lian (2015) 21 Hóa đơn điện tử được pháp luật bảo vệ NT2

22 Hóa đơn điện tử đáng tin cậy NT3

23 Hóa đơn điện tử rất hữu ích NT4

Xu hướng sử dụng hóa đơn điện tử XHSD

24 Đồng ý sử dụng hóa đơn điện tử XHSD1 Jiunn-Woei Lian

(2015); Maulana

Yusup (2015);

Stanislav Kreuzer (2013)

25 Hóa đơn điện tử phù hợp với thời đại XHSD2

26 Sử dụng hóa đơn điện tử là một lựa chọn đúng đắn

XHSD3

Nguồn: Tác giả tổng hợp

3.3 Phương pháp thu thập dữ liệu

Dữ liệu thứ cấp: Từ các báo cáo tổng kết Chi cục Thuế quận Bình Thủy, tạp chí, cơng trình nghiên cứu khoa học đã được cơng bố.

Dữ liệu sơ cấp: Thu thập trực tiếp, qua thư hoặc email bằng bảng câu hỏi khảo sát thiết kế sẵn.

3.4 Mẫu nghiên cứu định lượng 3.4.1 Cỡ mẫu 3.4.1 Cỡ mẫu

Hair và cộng sự (1998), khi sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA thì kích thước mẫu tối thiểu là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ quan sát/biến đo lường là 5/1, tức số quan sát (mẫu nghiên cứu) phải gấp năm lần biến đo lường.

Nguyễn Đình Thọ (2011) và nhóm MBA của trường đại học bách khoa cho rằng: Q trình phân tích sử dụng phần mềm SPSS áp dụng cho luận văn áp dụng rất nhiều công thức. Trong đó có cơng thức xác định cỡ mẫu tối thiểu để nghiên cứu đạt được độ tin cậy. Có hai cơng thức bắt buộc phải thực hiện.

Kích thước của mẫu áp dụng trong nghiên cứu được dựa theo yêu cầu của phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) và hồi quy đa biến:

Công thức 2: n = 50 + 8m (m: số lượng nhân tố độc lập)

Đối với phân tích nhân tố khám phá EFA: Dựa theo nghiên cứu của Hair, Anderson, Tatham và Black (1998) cho tham khảo về kích thước mẫu dự kiến. Theo đó kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát. Đây là cỡ mẫu phù hợp cho nghiên cứu có sử dụng phân tích nhân tố (Comrey, 1973; Roger, 2006). n=5*x (x là số lượng câu hỏi trong bài).

Mơ hình nghiên cứu có 23 quan sát, 6 nhân tố, tổng số doanh nghiệp tại quận Bình Thủy thành phố Cần Thơ là 1.200 doanh nghiệp, như vậy kích thước mẫu tối thiểu phải là 115 phiếu khảo sát.

3.4.2 Phương pháp chọn mẫu

Phiếu khảo sát được gửi trực tiếp đến đối tượng khảo. Do điều kiện thời gian có hạn, trong nghiên cứu này phương pháp chọn mẫu phi xác suất với hình thức chọn mẫu thuận tiện kết hợp với phương pháp phân tầng theo phường, mẫu được chọn ở mỗi phường theo tỷ trọng số lượng doanh nghiệp có trụ sở trên phường đó, số lượng doanh nghiệp ở mỗi phường được thu thập từ Chi cục Thuế quận Bình Thủy. Lý do, dễ tiếp cận đối tượng khảo sát, họ sẵn sàng trả lời phiếu điều tra, phương pháp này ít tốn kém về thời gian và chi phí để thu thập thơng tin cần nghiên cứu (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Đối tượng chọn mẫu khảo sát là thành viên ban giám đốc của doanh nghiệp hoặc kế toán trưởng doanh nghiệp làm đại diện cho doanh nghiệp điền vào phiếu khảo sát, vì đây là những người hiểu biết rất rõ về việc sử dụng hóa đơn điện tử của doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp được chọn chỉ thực hiện 1 phiếu khảo sát.

3.4.3 Thiết kế phiếu khảo sát

Cấu trúc bảng câu hỏi khảo sát gồm 3 phần:

Phần 1: Giới thiệu tổng quát về thực hiện nghiên cứu, mục đích khảo sát và nội dung khảo sát.

Phần 2: Ghi nhận các thông tin liên quan đến đối tượng khảo sát về vốn kinh doanh, loại hình doanh ngiệp, một số thơng tin liên hệ với cơ quan thuế .... Phần câu hỏi này phục vụ cho việc mô tả các nhóm đối tượng nghiên cứu.

Phần 3: Ghi nhận mức độ đồng ý về các phát biểu đo lường các khái niệm trong mơ hình nghiên cứu. Đây cũng là phần chính của bảng câu hỏi giúp khảo

sát xu hướng sử dụng hóa đơn điện tử của NNT tại Chi cục Thuế quận Bình Thủy. Phần này gồm 23 biến có liên quan được đưa vào khảo sát sau khi nghiên cứu định tính và hiệu chỉnh thang đo. Để đo lường các biến này, tác giả đã sử dụng thang đo Likert 5 mức độ từ “1 – rất không đồng ý” đến “5 – rất đồng ý”.

3.4.4 Phương pháp thực hiện khảo sát

Tác giả tiến hành phỏng vấn chính thức thành viên ban giám đốc doanh nghiệp hoặc kế toán trưởng doanh nghiệp. Phỏng vấn được tiến hành từ tháng 01/2019 đến tháng 02/2019. Được sự cho phép của Lãnh đạo Chi cục Thuế quận Bình Thủy, Phiếu khảo sát được phân theo từng phường cùng với danh sách ghi nhận doanh nghiệp tham gia hội nghị triển khai chính sách thuế và đối thoại doanh nghiệp, Phiếu khảo sát giao cho bộ phận hướng dẫn hội nghị để phát trực tiếp đến đại diện của doanh nghiệp. Số lượng phiếu phát ra dự định 125 phiếu được phân theo tỷ trọng doanh nghiệp của mỗi phường.

Bảng 3.2: Tỷ lệ phát phiếu khảo sát Stt Phường Số lượng Stt Phường Số lượng doanh nghiệp Tỷ lệ (%) Số phiếu phát ra 1 An Thới 235 19% 24

2 Bùi Hữu Nghĩa 147 12% 15

3 Bình Thủy 179 15% 19 4 Long Hòa 124 10% 13 5 Long Tuyền 116 10% 13 6 Trà An 123 10% 13 7 Trà Nóc 215 18% 23 8 Thới An Đông 67 6% 8 Tổng 1206 100% 125 Nguồn : Tác giả tổng hợp

Sau khi hoàn chỉnh điều tra, tác giả tiến hành làm sạch dữ liệu. Những phiếu khảo sát chưa được trả lời đầy đủ hoặc trùng lặp sẽ bị loại để kết quả phân tích khơng bị sai lệch. Tổng cộng có 125 phiếu khảo sát được phát ra, thu về 119 phiếu. Trong đó có 6 phiếu khơng hợp lệ, cịn lại 116 phiếu hợp lệ, tác giả tiến hành đưa vào làm dữ liệu phân tích.

3.5 Các giả thuyết nghiên cứu

Nhận thức hiệu quả mong đợi là nhân tố trong mơ hình TAM truyền thống và được nghiên cứu rộng rãi trong việc áp dụng các công nghệ mới. Nhận thức hiệu quả mong đợi được định nghĩa là cấp độ mà một người tin rằng việc sử dụng một hệ thống đặc thù sẽ nâng cao kết quả thực hiện công việc của họ (Davis và ctg, 1989). Các nghiên cứu của Kevin Poel (2016), Maulana Yusup (2015) đều tìm thấy nhận thức hiệu quả mong đợi có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng hóa đơn điện tử. Phần lớn dịch vụ được cung cấp thông qua TMDĐ như thanh toán qua ngân hàng trực tuyến, mobie banking và các dịch vụ chuyển tiền khác cũng có thể được cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử (Yuh-Jzer Joung, 2014). Vì vậy, người tiêu dùng chỉ đánh giá cao TMDĐ khi họ nhận thức rằng hóa đơn điện tử hiệu quả hơn và có thể thay thế hóa đơn giấy (Kevin Poel, 2016). Nghiên cứu của Zhang Bin (2017) cũng chỉ ra rằng lý do cuối cùng để người tiêu dùng sử dụng hóa đơn điện tử là khi họ nhận thấy các hình thức sử dụng hóa đơn điện tử hiệu quả hơn cho các đơn hàng và thanh toán qua ngân hàng của họ. Vì vậy, bài nghiên cứu kiểm tra giả thuyết sau:

H1: Nhận thức hiệu quả sẽ càng tăng ý định sử dụng hóa đơn điện tử càng tăng.

Nhận thức tính dễ sử dụng cũng là nhân tố quan trọng trong mơ hình TAM. Nhận thức tính dễ sử dụng là cấp độ mà một người tin rằng sử dụng một hệ thống đặc thù sẽ không cần nỗ lực (Davis và ctg, 1989). Nhận thức tính dễ sử dụng được nghiên cứu có ảnh hưởng đến nhiều hệ thống cơng nghệ khác nhau (Marek Dubovec, 2006), dịch vụ dữ liệu di động (Chiemeke, 2011), hóa đơn điện tử (Mohamad Noor, 2016). Hoạt động đặc thù của các dịch vụ TMDĐ là việc người tiêu dùng không tương tác trực tiếp với nhà cung cấp dịch vụ. Một số hạn chế của thiết như giao diện xa lạ và nhập liệu khó khăn, có thể dẫn đến người sử dụng khơng hài lịng và khơng chấp nhận sử dụng hóa đơn điện tử, đặc biệt là những người sử dụng thiếu kinh nghiệm (Stanislav Kreuzer, 2013). Vì vậy việc dễ học và dễ sử dụng là yếu tố rất quan trọng đối với sử dụng hóa đơn điện tử, bất kể người sử dụng thành thạo công nghệ hay không (Rino Ardhian Nugroho, 2009). Bài nghiên cứu đề xuất giả thuyết:

H2: Nhận thức tính dễ sử dụng càng cao sẽ càng tăng ý định sử dụng hóa đơn điện tử.

Chuẩn chủ quan (Subjective Norm): Chuẩn chủ quan hay ảnh hưởng từ xã hội là nhận thức của con người về áp lực xã hội để thể hiện hay không thể hiện hành vi (Ajzen và Fishbein, 1975). Các áp lực xã hội này xuất phát từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, phương tiện truyền thông. Kalinic và Marinkovic (2015) cho rằng các hoạt động thông qua ứng dụng công nghệ vào quản lý bán hàng, giao dịch hàng hóa chưa được nhiều người tiêu dùng chú ý và sử dụng. Các ảnh hưởng từ xã hội sẽ có tầm quan trọng rất lớn giúp người sử dụng cảm thấy hóa đơn điện tử mang lại nhiều lợi ích và từ đó thúc đẩy ý định sử dụng hóa đơn điện tử. Nghiên cứu của Zhang Bin (2017) tìm ra rằng chuẩn chủ quan có ảnh hưởng đến ý định sử dụng hóa đơn điện tử của người tiêu dùng Trung Quốc. Zhang Bin (2017) và Mohamad Noor (2016) đã chứng minh chuẩn chủ quan ảnh hưởng đến ý định sử dụng hóa đơn điện tử của người doanh nghiệp ở cả Trung Quốc và Malaysia. Điều này cho thấy các nền văn hóa khác nhau sẽ có ảnh hưởng khác nhau đến ý định sử dụng sử dụng hóa đơn điện tử của cá doanh nghiệp. Vì vậy, yếu tố chuẩn chủ quan cần được xem xét đến khi nghiên cứu về ý định sử dụng hóa đơn điện tử. Giả thuyết được đặt ra là:

H3: Chuẩn chủ quan càng cao sẽ càng gia tăng ý định sử dụng hóa đơn điện tử.

Vai trò của khả năng nhận thức rủi ro đã được nghiên cứu rộng rãi trong hoạt động kinh doanh để tìm hiểu ý định sử dụng sử dụng dịch vụ cũng như quyết định chấp nhận sử dụng dịch vụ điện tử của khách hàng (Lê Hà Giang, 2018; Jiunn-Woei Lian, 2016). Junadi (2015), rủi ro liên quan đến sự không chắc chắn của dịch vụ, khơng thể dự đốn và kiểm sốt q trình sử dụng dịch vụ. Bên cạnh đó, Angelica Cuylen (2015) xác định rủi ro như là một đặc điểm quan trọng của người tiêu dùng trong việc áp dụng các đổi mới, ở đây là việc sử dụng một dịch vụ mới mẻ như hóa đơn điện tử.

H4: Nhận thức rủi ro càng cao làm tăng ý định sử dụng, chấp nhận sử dụng hóa đơn điện tử.

Trong thuyết hành vi dự định (TPB), nhận thức kiểm soát hành vi phản ánh mức độ về việc tin rằng sự sẵn có của các nguồn lực và cơ hội thực hiện hóa đơn điện tử. Taylor và Todd (1995) cho rằng nhận thức kiểm sốt hành vi có hai thành phần: (1) các điều kiện thuận lợi (facilitating conditions) và (2) quan điểm bên trong của cá nhân - hiệu quả cá nhân (self-efficacy). Điều kiện thuận lợi liên

quan đến việc tin rằng cơ sở hạ tầng về kỹ thuật hiện có của Cơng ty sẽ hỗ trợ việc sử dụng hệ thống (Venkatesh, 2003) và cụ thể trong trường hợp này là hóa đơn điện tử. Đặc điểm Cơng ty cho biết sự tự tin khả năng thực hiện hành vi sử dụng hóa đơn điện tử của tổ chức mình; nếu Cơng ty cảm thấy tự tin khi thực hiện hành vi thì sẽ thấy có tích cực trong việc kiểm sốt hành vi của mình (Lư Ngọc Long, 2017)

H5: Nhận thức kiểm sốt hành vi tăng thì xu hướng sử dụng hóa đơn điện tử càng cao.

Nhận thức về niềm tin trong giao dịch điện tử phản ánh niềm tin của doanh nghiệp đối với hệ thống hóa đơn điện tử. Niềm tin trong giao dịch hóa đơn điện tử gồm các thành phần như Niềm tin của doanh nghiệp với mức độ an tồn của hóa đơn điện tử; Niềm tin của doanh nghiệp với mức độ bảo mật của hóa đơn điện tử. Niềm tin của doanh nghiệp với tính pháp lý của hóa đơn điện tử (Kevin Poel, 2016)

Hóa đơn điện tử được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử, gắn với việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước, đáp ứng sự mong đợi của các nhóm lợi ích và mục tiêu của tổ chức. Vì vậy, nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xu hướng sử dụng hóa đơn điện tử của các doanh nghiệp tại chi cục thuế quận bình thủy thành phố cần thơ (Trang 31 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)