(Nguồn: Teck-Hong và Waheed (2011))
1.2.2 Các cơng trình nghiên cứu trong nước.
1.2.2.1 Lâm Sơn Tùng. 2017. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại Công ty Cổ phần Cơ khí Kiên Giang.
Mơ hình nghiên cứu bao gồm 6 yếu tố: “Điều kiện làm việc”, “Sự ổn định trong công việc”, “Sự tự chủ trong công việc”, “Lương và chế độ phúc lợi”, “Đào tạo và phát triển”, “Phong cách lãnh đạo”. Tiến hành khảo sát định tính lấy ý kiến
20 người. Khảo sát định lượng gồm 200 mẫu khảo sát thực tế với thang đo gồm 32 biến quan sát.
Kết quả nghiên cứu: 3 yếu tố tác “Điều kiện làm việc”, “Sự ổn định trong công việc”, “Lương và chế độ phúc lợi và đào tạo phát triển” tác động đến động lực làm việc. Nhân tố tác động mạnh nhất là yếu tố “Lương và chế độ phúc lợi và đào tạo phát triển”.
1.2.2.2 Phạm Thị Minh Lý. 2015. Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Mơ hình nghiên cứu bao gồm 8 yếu tố: “Bản chất công việc”, “ Mục tiêu công việc”, “ Sự tự chủ trong công việc”, “ Lương, thưởng, phúc lợi”, “ Đào tạo và thăng tiến”, “ Sự gắn bó giữa cấp trên và nhân viên”, “ Mối quan hệ tốt với đồng nghiệp”, “ Môi trường làm việc”. Khảo sát định lượng gồm 386 mẫu khảo sát thực tế với thang đo gồm 33 biến quan sát.
Nghiên cứu đề ra những yếu tố gây tác động đến động lực làm việc của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại khu vự Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm: “Đồng nghiệp”, “Trao quyền, “Bản chất công việc”, “Lãnh đạo”
1.2.2.3 Lê Thị Bích Phụng và Trần Kim Dung. 2011. Các nhân tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí động lực làm việc của nhân viên các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh.
Mơ hình nghiên cứu gồm 8 biến độc lập: “Công việc thú vị và thách thứ”, “Quản lý trực tiếp”, “Môi trường làm việc”, “Thu nhập và phúc lợi”, “Cơ hội đào tạo và thăng tiến”, “Chính sách khen thưởng và cơng nhận thành tích”, “Được tham gia vào việc lập kế hoạch”, “Thương hiệu và văn hóa cơng ty”. Khảo sát định lượng gồm 201 mẫu khảo sát thực tế với thang đo gồm 38 biến quan sát.
Kết quả cho thấy 6 yếu tố có ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên bao gồm: “Công việc”, “Thương hiệu và văn hóa cơng ty”, “Cấp trên trực tiếp”, “Đồng nghiệp”, “Chính sách đãi ngộ”, “Thu nhập và phúc lợi”.
1.3 Mơ hình nghiên cứu
Mơ hình nghiên cứu được xây dựng gồm 6 yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại công ty TNHH Thép Seah Việt Nam dựa trên mơ hình nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực của nhân viên các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh” của Lê Thị Bích Phụng và Trần Kim Dung (2011). Lý do chọn mơ hình nghiên cứu như sau:
Những biến độc lập đều được người lao động đánh giá là những vấn đề có ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động đối với công ty SEAH.
Những biến độc lập được sử dụng nghiên cứu tại công ty TNHH Thép Seah Việt Nam được khảo sát thực tế qua 20 thành viên để lấy ý kiến cho kết quả khá sát với mơ hình của Lê Thị Bích Phụng và Trần Kim Dung (2011).
Người lao động đều đồng tình rằng thực tiễn động lực làm việc của người lao động tại công ty cần được nghiên cứu phân tích qua 6 yếu tố: “Công việc”, “Thương hiệu và văn hóa cơng ty”, “Cấp trên trực tiếp”, “Đồng nghiệp”, “Chính sách đãi ngộ”, “Thu nhập và phúc lợi”. Kết quả khảo sát định tính tại phụ lục II cho thấy 6 biến độc lập trong mơ hình được chọn đều đạt hơn 75% số người đồng ý.