CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.6. Quản trị rủi ro tín dụng
Quản trị rủi ro tín dụng là q trình xây dựng và thực thi các chiến lược, chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm tối đa hóa lợi nhuận trong mức rủi ro có thể chấp nhận.
Nói cách khác, quản trị rủi ro tín dụng là q trình NHTM tiến hành hoạch định, tổ chức thực hiện quản trị rủi ro tín dụng bao gồm nhận diện, phân tích đánh giá, đo lường, xử lý và kiểm sốt rủi ro, nhằm tối đa hóa lợi nhuận của ngân hàng với mức rủi ro có thể chấp nhận.
2.6.1. Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro tín dụng 2.6.1.1. Xây dựng chiến lược quản lý rủi ro 2.6.1.1. Xây dựng chiến lược quản lý rủi ro
Ngân hàng cần xác định mực độ rủi ro có thể chấp nhận được, từ đó hoạch định chiến lược quản lý rủi ro phù hợp. Chiến lược quản lý rủi ro phải giải quyết được các vấn đề: Thái độ của ngân hàng đối với RRTD; Mức độ chấp nhận RRTD; Năng lực quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng.
2.6.1.2. Xây dựng chính sách quản trị rủi ro tín dụng
Chính sách quản trị rủi ro tín dụng là cơ sở hình thành quy trình tín dụng với những hướng dẫn nghiệp vụ chi tiết, các bước cụ thể trong q trình cấp tín dụng. Chính sách quản trị rủi ro tín dụng bao gồm các quy định như: giới hạn cho vay đối với khách hàng, phân loại nợ, trích lập dự phịng, … giúp cán bộ tín dụng tham chiếu để làm căn cứ xem xét các nhu cầu vay vốn nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng.
Mức ủy quyền phán quyết - là số tiền được cấp tín dụng tối đa mà hội sở chính cho phép chi nhánh được toàn quyền quyết định.
Rà sốt chính sách quản trị rủi ro tín dụng theo từng thời kỳ nhằm hạn chế RRTD, nâng cao thu nhập cho ngân hàng như chính sách tài sản đảm bảo, chính sách bảo lãnh, chính sách đồng tài trợ…
2.6.2. Tổ chức thực hiện quản trị rủi ro tín dụng 2.6.2.1. Nhận diện rủi ro tín dụng 2.6.2.1. Nhận diện rủi ro tín dụng
Các dấu hiệu từ phía khách hàng
Số dư tài khoản tiền gửi thanh toán giảm, thường xuyên thanh toán tiền nợ gốc và lãi trễ hạn, gia tăng các khoản nợ thương mại hoặc khơng có khả năng thanh tốn nợ khi đến hạn. Thiếu hợp tác với ngân hàng trong việc kiểm tra sử dụng vốn vay định kỳ hoặc đột xuất. Sử dụng các khoản tài trợ ngắn hạn cho các hoạt động dài hạn, chấp nhận sử dụng các nguồn tài trợ với lãi suất cao, điều này cho thấy khách hàng đã có sự suy giảm về tình hình tài chính.
Các dấu hiệu từ phía ngân hàng
Quy mơ tín dụng tăng q nhanh, cơ cấu tín dụng khơng phân tán mà tập trung quá mức vào một ngành, một lĩnh vực, hoặc là các chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu có dấu hiệu vượt qua ngưỡng cho phép, dự phòng rủi ro được sử dụng hết.
Trình độ nghiệp vụ của nhân viên ngân hàng và năng lực quản trị của các nhà quản lý ngân hàng còn yếu kém như đánh giá và phân loại khơng chính xác về mức độ rủi ro của khách hàng, cấp tín dụng dựa trên các cam kết khơng chắc chắn và thiếu tính bảo đảm.
Chính sách tín dụng thiếu chặt chẽ tạo cơ hội cho khách hàng lợi dụng các kẽ hở để được vay vốn khi không đủ điều kiện hoặc sử dụng vốn sai mục đích.
2.6.2.2. Phân tích, đánh giá rủi ro tín dụng
Phân tích, đánh giá khách hàng nhằm xác định mức độ rủi ro của từng khách hàng, từng khoản nợ cụ thể để từ đó đưa ra quyết định cho vay.
Phương pháp định tính - Phân tích đánh giá rủi ro khách hàng thơng qua các chỉ tiêu định tính như: Character (tư cách người vay); Capacity (năng lực của người cho vay); Dòng tiền mặt (Cash flow); Collateral (bảo đảm tiền vay); Conditions (các điều kiện); Control (kiểm soát).
Phương pháp định lượng - Phân tích đánh giá rủi ro khách hàng thơng qua các chỉ tiêu định lượng thông qua các chỉ tiêu về thu nhập, lợi nhuận, thanh khoản, cân nợ và các chỉ tiêu hoạt động.
2.6.2.3. Đo lường rủi ro tín dụng
Sau khi phát hiện nguy cơ rủi ro thì ngân hàng cần phải đo lường rủi ro đó. Đối với mỗi khoản vay, tổn thất dự kiến đối với khoản vay đó được đo lường theo cơng thức sau:
EL = PD x LGD x EAD Trong đó:
EL (Expected Loss): Tổn thất dự kiến
LPD (Probability của default): Xác suất vỡ nợ của khách hàng
LGD (Loss Given Default): Tỷ trọng % số dư rủi ro ngân hàng sẽ bị tổn thất khi khách hàng không trả được nợ.
EAD (Exposure at Default): Số dư nợ vay (và tương đương) của khách hàng khi xảy ra vỡ nợ.
Với PD, LGD và EAD, hai yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu tưởng chừng rất định tính, mà các ngân hàng thường xuyên nhắc đến trong quyết định cấp tín dụng là khả năng trả nợ và mong muốn trả nợ của khách hàng đã được lượng hóa cụ thể.
2.6.2.4. Xử lý rủi ro tín dụng
Phân tán rủi ro
Phân tán RRTD bằng cách đa dạng hóa danh mục cho vay nhằm tránh những tổn thất lớn xảy ra cho ngân hàng. Một số biện pháp để phân tán rủi ro:
- Khơng cấp tín dụng q nhiều vào một ngành hay lĩnh vực kinh tế.
- Khơng cấp tín dụng q nhiều cho một khách hàng hoặc một nhóm khách hàng có liên quan.
- Cấp tín dụng bằng nhiều hình thức khác nhau.
- Cho vay đồng tài trợ đối với các khoản vay lớn, giúp NHTM phân tán được rủi ro mà vẫn không bị mất nguồn thu từ phương án kinh doanh tốt.
Sử dụng các cơng cụ tín dụng phái sinh
Sử dụng các cơng cụ tín dụng phái sinh như: Hợp đồng trao đổi tín dụng (Credit Swap), hợp đồng quyền chọn tín dụng (Credit Options)…
Mua bảo hiểm rủi ro tín dụng
Ngân hàng yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm cho các khoản vay và đây một yêu cầu bắt buộc trước khi được cấp tín dụng (bảo hiểm tín dụng dự án, tín dụng cá nhân…).
Để đảm bảo bù đắp một phần hay tổn thất cho các khoản tín dụng cấp cho khách hàng, ngân hàng có thể chủ động mua bảo hiểm tín dụng cho một số trường hợp.
Xử lý nợ xấu
Khi một khoản vay được phân loại vào nhóm nợ xấu thì ngân hàng sẽ chuyển sang bộ phận xử lý nợ, thực hiện rà sốt khoản vay, tìm hướng khắc phục. Xử lý nợ xấu bao gồm:
Xử lý khai thác: chuyển nợ quá hạn, bổ sung tài sản bảo đảm, cho vay thêm, thực hiện khoanh nợ xóa nợ, chỉ định đại diện tham gia quản trị cùng với khách hàng.
Xử lý các biện pháp thanh lí: xử lý nợ tồn đọng (bao gồm nợ tồn đọng có tài sản bảo đảm, và khơng có tài sản đảm bảo); thanh lý, khởi kiện, bán nợ cho các tổ chức được phép mua bán nợ (như DATC, VAMC..), sử dụng dự phòng rủi ro và sự trợ giúp của Chính phủ (đối với các khoản cho vay có chỉ định).
2.6.2.5. Kiểm sốt rủi ro tín dụng
Kiểm sốt đơn - là q trình kiểm sốt độc lập của ngân hàng
Kiểm sốt kép – ngồi bộ phận kiểm tra kiểm sốt nội bộ tại ngân hàng cịn có sự tham gia của các tổ chức khác: cơ quan Thanh tra NHNN hoặc các cơ quan kiểm toán độc lập, ủy ban giám sát tài chính, và đặc biệt là sự giám sát của thị trường.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 đã trình bày rõ cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD của các NHTM. Cụ thể, bao gồm các nội dung sau:
Thứ nhất, đã trình bày cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD của các NHTM.
Thứ hai, trình bày quản trị rủi ro tín dụng bao gồm nhận diện, phân tích đánh giá, đo lường, xử lý và kiểm soát rủi ro.
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH CẦN THƠ