CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3. Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tạ
cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ
4.3.1. Kết quả đạt được
Chính sách quản trị rủi ro tín dụng
Chính sách tín dụng đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đảm bảo kiểm soát rủi ro. Sản phẩm tín dụng đa dạng về phương thức, kỳ hạn… phù hợp nhu cầu khách hàng, kết hợp bảo hiểm tín dụng. Các rủi ro được kiểm sốt qua từng khâu của việc cấp tín dụng, có từng bộ phận chuyên trách ở mỗi khâu.
Nhìn chung, quy trình cấp tín dụng bao gồm các nội dung cần thiết như:
- Các tiêu chí cấp tín dụng rõ ràng về năng lực pháp lý, năng lực tài chính, lịch sử quan hệ tín dụng, tính khả thi của phương án, dự án vay.
- Xây dựng quy trình thẩm định, phê duyệt tín dụng, cũng như giám sát khoản vay sau khi giải ngân đến khi thu hồi nợ.
Các bộ phận quản trị rủi ro tín dụng
Bộ phận quản trị rủi ro tín dụng tách biệt với bộ phận quan hệ khách hàng đảm bảo tính độc lập, tăng cường khả năng giám sát. Bộ phận quản trị rủi ro tín dụng tham mưu cho Ban lãnh đạo về định hướng tín dụng, nắm bắt diễn biến rủi ro cũng như cảnh báo các nguy cơ có thể dẫn đến RRTD. Các vi phạm về lãi suất, mức ủy quyền phán quyết, … góp phần duy trì, phát triển hoạt động tín dụng một cách an toàn, hiệu quả.
Mặc dù, mơi trường kinh tế có nhiều biến động khó lường, CSTT liên tục thay đổi, nhưng quy mơ tín dụng, chất lượng tín dụng có xu hướng tích cực, đóng góp lớn vào thu nhập của ngân hàng.
Hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng
Hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng giúp ngân hàng phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro theo tiêu theo quy định của NHNN và từng bước theo chuẩn quốc tế, phản ánh chính xác chất lượng tín dụng của KHCN.
Nợ xấu nằm trong mức kiểm soát
Các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả, nợ xấu được kiểm sốt tốt trong giới hạn cho phép.
Đối với kỳ hạn nợ, tỷ trọng cho vay trung và dài hạn đã có điều chỉnh theo hướng tăng dần và giảm dần tỷ trọng cho vay ngắn hạn (các khoản tín dụng mang tính chất đầu cơ nhiều hơn). Tỷ trọng tín dụng cá nhân đã tăng dần, điều này phù hợp với xu hướng tăng cường hoạt động bán lẻ của ngân hàng.
4.3.2. Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, ngân hàng vẫn còn những hạn chế cần phải khắc phục trong thời gian tới, cụ thể như sau:
Mơ hình quản trị rủi ro tín dụng cịn một số hạn chế
Ngân hàng đã tách bộ phận quan hệ khách hàng, bộ phận thẩm định tín dụng và bộ phận hỗ trợ tín dụng. Tuy nhiên, giới hạn của nguồn lực, sự phụ thuộc bởi các mục tiêu chung (dư nợ, kết quả kinh doanh …) mà các chức năng trên chưa hoàn tồn độc lập với nhau.
Quy trình cấp tín dụng cịn nhiều rủi ro
Ngân hàng thực hiện đầy đủ 3 chức năng: quan hệ khách hàng, thẩm định tín dụng và hỗ trợ tín dụng.
Áp lực doanh số, dư nợ cho vay nên bộ phận quan hệ khách hàng tìm kiếm, phân tích khách hàng, trình duyệt kém tính khách quan như: phân tích khách hàng theo hướng tốt hơn so với thực tế, thông đồng giữa cán bộ quan hệ khách hàng và khách hàng, cán bộ quan hệ khách hàng hướng dẫn lập hồ sơ, tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ và thẩm định nội dung liên quan đến khách hàng như pháp lý, uy tín, tài chính, tài sản đảm bảo.
Thông tin khách hàng thiếu minh bạch và năng lực thẩm định yếu kém của cán bộ quan hệ khách hàng nên quy trình cấp tín dụng cịn nhiều rủi ro. Điều này gây lãng phí về nguồn lực ngân hàng khi xử lý nợ xấu.
Việc tn thủ quy trình tín dụng chưa nghiêm như thẩm định sơ sài, hồ sơ tài sản thế chấp chưa đầy đủ yếu tố pháp lý, một số cán bộ thẩm định tín dụng khi quyết định cho vay cịn dựa trên yếu tố chủ quan về tài sản bảo đảm tiền vay, coi trọng yếu tố này chưa coi trọng đến hiệu quả của phương án, dự án vay vốn. Cán bộ hỗ trợ tín dụng kiểm tra tình trạng sử dụng vốn vay cịn mang tính hình thức, đối phó.
Cơng tác xử lý nợ xấu cịn một số hạn chế, biện pháp tích cực thu hồi nợ ngay từ khi phát sinh nợ xấu chưa được coi trọng, chưa có phương pháp và cách thức cụ thể trong việc thu hồi nợ xấu dẫn đến hiệu quả chưa cao, chưa chủ động trong việc xử lý nợ tồn đọng, ỷ lại vào việc dùng dự phịng rủi ro để xử lý sau đó chuyển hạch tốn theo dõi ngoại bảng tổng kết tài sản.
Như vậy, trong q trình cấp tín dụng chưa có sự tham gia độc lập của bộ phận quản lý rủi ro, do vậy quá trình giám sát tuân thủ các quy định rủi ro chưa chặt chẽ, dẫn đến rủi ro và lợi nhuận lêch định hướng mà ngân hàng đã đặt ra.
Đo lường rủi ro tín dụng bằng phương pháp định tính
Ngân hàng sử dụng hệ thống xếp hạng chấm điểm tín dụng nội bộ để đánh giá, đo lường rủi ro của khách hàng. Thông tin không đầy đủ và thiếu tin cậy nên việc xếp hạng tín dụng nội bộ của khách hàng gặp những khó khăn nhất định. Ngân hàng khi thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ phải tổng hợp thơng tin khách hàng, cộng với kinh nghiệm của các chuyên gia để đưa ra đánh giá khách hàng, nên tiềm ẩn nhiều rủi ro.