Cơ cấu dư nợ khách hàng cá nhân theo sản phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh cần thơ (Trang 42 - 47)

ĐVT: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng

Dư nợ cho vay KHCN 1.180 100% 1.549 100% 1.969 100%

Cho vay cầm cố STK 28 2% 43 2% 51 2% Cho vay phục vụ tiêu dùng

khác 4 0% 14 1% 22 1%

Cho vay chứng minh tài

chính 13 1% - 0% - 0%

Cho vay du học 1 0% 0 0% 1 0% Cho vay mua nhà ở, đất ở 477 37% 520 30% 720 33% Cho vay mua phương tiện đi

lại 38 3% 41 2% 41 2%

Cho vay xây dựng nhà ở 69 5% 80 5% 92 4% Cho vay sửa chữa nhà ở 24 2% 32 2% 41 2%

Cho vay dự án 16 1% 18 1% 15 1%

Cho vay phục vụ kinh doanh

tại chợ - 0% - 0% - 0%

Cho vay phục vụ NNNT 250 20% 401 23% 527 24% Cho vay phục vụ thương

nghiệp 253 20% 379 22% 449 21%

Cho vay SXKD khác 7 1% 22 1% 12 1%

Nguồn: Tổng hợp từ BCTD

Cơ cấu dư nợ KHCN theo sản phẩm thì cho vay mua nhà ở, đất ở chiếm tỷ trọng cao nhất qua các năm. Cho vay mua nhà ở, đất ở năm 2016 đạt 477 tỷ đồng (chiếm 37%), tăng lên 520 tỷ đồng năm 2017 (chiếm 30%) và tăng lên 720 (chiếm 33%). Tiếp sau đó là cho vay phục vụ NNNT và cho vay phục vụ Thương nghiệp.

Tóm lại, trong những năm vừa qua ngân hàng ln nỗ lực để gia tăng hoạt động cho vay KHCN, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng cho vay KHCN bị chậm lại, nguyên nhân là sự cạnh tranh giữa các NHTM khác, thị phần cho vay bị thu nhỏ. Chính vì thế, ngân hàng cần phải phát triển hoạt động cho vay cá nhân trong những năm sắp tới của ngân hàng.

4.1.2. Thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ

Căn cứ Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, Quyết định số 18/2007/QĐ- NHNN của Thống đốc NHNN thì “Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5.”. Cụ thể, Nợ nhóm 3 là nợ dưới chuẩn; Nợ nhóm 4 là nợ nghi ngờ; Nợ nhóm 5 là nợ có khả năng mất vốn.

Bảng 4.5: Nợ xấu cho vay khách hàng cá nhân

ĐVT: Tỷ đồng Năm

Chỉ tiêu 2016 2017 2018

1. Nợ đủ tiêu chuẩn 1.161 1.529 1.946

2. Nợ cần chú ý 3 10 7

3. Nợ dưới tiêu chuẩn - 2 1

4. Nợ nghi ngờ 4 6 8

5. Nợ có khả năng mất vốn 13 2 8

Tổng dư nợ KHCN 1.181 1.549 1.970

Tỷ lệ nợ xấu cho vay KHCN 1.37% 0.63% 0.84%

Tỷ lệ nợ xấu hệ thống 2.34% 2.28% 1.82%

Biểu đồ 4.2: Nợ xấu cho vay KHCN và hệ thống ngân hàng

Nhìn chung, thì nợ xấu cho vay KHCN thấp hơn so với nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam và ở dưới mức mục tiêu 3% theo quy định NHNN. Nợ xấu cho vay KHCN trong giai đoạn từ năm 2016 – 2018 có xu hướng giảm, năm 2016 nợ xấu KHCN là 1.37%, giảm còn 0.63% năm 2017 và sau đó tăng lên 0.84%. Nguyên nhân, khủng hoảng tài chính năm 2008 đã ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh trong nước, HĐKD của các DN gặp nhiều khó khăn, nhiều DN phá sản khiến nợ xấu tăng cao. Trước tình hình nợ xấu tăng cao Chính phủ đã thực hiện chính sách tái cấu hệ thống ngân hàng, chính sách này giúp nền kinh tế tăng trưởng và giải quyết được nợ xấu trong hệ thống ngân hàng, duy trì tỷ lệ nợ xấu dưới mục tiêu là 3%. Đến năm 2018, tỷ lệ nợ xấu tăng trở lại lên 0,84%, nguyên nhân do tăng trưởng tín dụng cùng với CSTT nới lỏng của NHNN khi mà lạm phát và nợ xấu đã được kiểm soát.

Nhìn chung, thì tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng ở ngưỡng an toàn, đạt được mục tiêu của NHNN khi duy trì tỷ lệ nợ xấu dưới 3%. Tuy nhiên, từ năm 2018 nợ xấu cho vay KHCN đang có xu hướng tăng trở lại, chính vì thế ngân hàng cần phải tìm ra giải pháp để hạn chế RRTD trong cho vay KHCN để từ đó nâng cao thu nhập cho ngân hàng. Phần kế tiếp tác giả sẽ đi sâu đánh giá hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ trong giai đoạn 2016 đến 2018. 1.37% 0.63% 0.84% 0.00% 0.50% 1.00% 1.50% 2.00% 2.50% 2016 2017 2018 Nợ xấu KHCN Nợ xấu hệ thống

4.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ:

4.2.1. Chiến lược và chính sách quản trị rủi ro tín dụng:

Xét duyệt tín dụng thơng qua nhiều cấp, đảm bảo tính độc lập. Mỗi cấp thẩm quyền được giao mức phán quyết cụ thể. Bên cạnh đó, đối với các hồ sơ vay lớn cịn phải trình qua bộ phận phê duyệt tín dụng độc lập trực thuộc trụ sở chính.

Hoạt động tín dụng đảm bảo mức độ rủi ro trong khả năng chịu đựng của ngân hàng thơng qua các tiêu chuẩn cấp tín dụng, biện pháp quản lý tín dụng. Đồng thời, cán bộ, đơn vị được phân quyền dựa vào trình độ, kinh nghiệm chủ động thực hiện cấp tín dụng.

4.2.2. Mơ hình quản trị rủi ro tín dụng:

Mơ hình quản trị rủi ro tín dụng bao gồm 3 bộ phận bao gồm bộ phận quan hệ khách hàng, bộ phận thẩm định tín dụng và bộ phận hỗ trợ tín dụng. Do giới hạn về nhân sự và gọn nhẹ bộ máy tổ chức thì các bộ phận này cùng một phịng quản lý theo KHCN hay Phịng giao dịch, dẫn đến khơng tách biệt từ khâu tiếp cận khách hàng, thẩm định hồ sơ tín dụng và hồn thiện hồ sơ tín dụng. Điều này làm cho cơng tác quản lý rủi ro chưa đảm bảo tính độc lập, khách quan đối với các hồ sơ vay thuộc thẩm quyền của chi nhánh.

4.2.3. Tổ chức thực hiện quản trị rủi ro tín dụng 4.2.3.1. Nhận diện rủi ro tín dụng 4.2.3.1. Nhận diện rủi ro tín dụng

Nhận diện rủi ro trước khi cho vay: bộ phận tín dụng sẽ thận trọng hơn khi xét

duyệt các hồ sơ vay có các dấu hiệu sau:

- Khách hàng cung cấp thơng tin khơng trung thực, thiếu chính xác cho ngân hàng - Khách hàng vay không trực tiếp liên hệ với ngân hàng trong việc cung cấp thông tin, hồ sơ khoản vay là dấu hiệu của việc vay ké, vay hộ.

- Lịch sử xin thông tin CIC của khách hàng đã có nhiều ngân hàng khác hỏi thơng tin trong khoảng thời gian ngắn. Trừ khi khách hàng có dư nợ rất cao hoặc cực kỳ tiềm năng nên được nhiều ngân hàng tìm kiếm thơng tin, khả năng cịn lại là khách hàng đã gửi hồ sơ vay tại nhiều ngân hàng nhưng đều bị từ chối cho vay.

- Tài sản bảo đảm của bên thứ ba khơng có quan hệ mật thiết với khách hàng vay cũng tiềm ẩn rủi ro vay hộ, vay ké, ngồi ra cịn có nguy cơ khách hàng bỏ mặc cho ngân hàng xử lý nợ khi có rủi ro xảy ra

Đối với các khoản tín dụng lớn, vượt quyền phán quyết của chi nhánh, hồ sơ vay sẽ được trình qua Phịng phê duyệt tín dụng trực thuộc trụ sở chính để đảm bảo tính độc lập, khách hàng trong việc ra quyết định cho vay.

Nhận diện rủi ro trong quá trình thẩm định cho vay, ký Hợp đồng cấp tín dụng và các hồ sơ có liên quan: đối với các mục đích vay xây dựng, sửa chữa nhà ở, hoặc các

nhu cầu vốn mà trên thực tế cần phải giải ngân nhiều lần nhưng khách hàng lại yêu cầu giải ngân hết trong một lần, khách hàng vay không trực tiếp ký kết hồ sơ với ngân hàng mà thông qua việc ủy quyền tiềm ẩn nguy cơ việc ủy quyền ấy khơng có hiệu lực pháp lý.

Nhận diện rủi ro trong sau khi cho vay: bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ tại ngân

hàng định kỳ sẽ thống kê danh sách các khách hàng thường xuyên thanh toán nợ gốc và lãi trễ hạn, hoặc chậm trễ trong việc bổ sung chứng từ giải ngân để tiến hành kiểm tra hồ sơ nhằm kịp thời phát hiện ra rủi ro để có các biện pháp xử lý phù hợp.

4.2.3.2. Phân tích, đánh giá rủi ro tín dụng

Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng ở ngưỡng an toàn, đạt được mục tiêu của NHNN khi duy trì tỷ lệ nợ xấu dưới 3%. Tuy nhiên, từ năm 2018 nợ xấu cho vay KHCN đang có xu hướng tăng trở lại, chính vì thế ngân hàng cần phải tìm ra giải pháp để hạn chế RRTD trong cho vay KHCN để từ đó nâng cao thu nhập cho ngân hàng.

4.2.3.3. Đo lường rủi ro tín dụng

Đo lường rủi ro tín dụng theo phương pháp xếp hạng tín dụng nội bộ

Ngân hàng đánh giá RRTD theo phương pháp xếp hạng tín dụng nội bộ, dựa vào số liệu quá khứ kết hợp với kinh nghiệm của ngân hàng. Hạn chế của phương pháp này là khơng đảm bảo tính khách quan và minh bạch.

Đo lường RRTD đối với KHCN sẽ được thực hiện theo từng món vay dựa trên đánh giá xếp loại rủi ro khách hàng và tài sản đảm bảo. Mỗi chỉ tiêu dùng để đánh giá sẽ có các mức điểm từ 2 điểm đến 10 điểm.

Đánh giá rủi ro khách hàng thơng qua 2 nhóm chỉ tiêu: nhóm chỉ tiêu nhân thân và nhóm chỉ tiêu khả năng trả nợ. Từ đó xếp loại rủi ro thành các mức: AAA, AA, A (Đủ

tiêu chuẩn), BBB, BB (Cần chú ý), B, CCC (dưới tiêu chuẩn), CC, C (Nghi ngờ), D (Có khả năng mất vốn).

Đánh giá tài sản đảm bảo bao gồm các chỉ tiêu về: Loại tài sản đảm bảo; Tính chất sở hữu tài sản đảm bảo; Giá trị tài sản đảm bảo/Tổng nợ vay đề nghị; Tính chất sở hữu tài sản đảm bảo và Xu hướng giảm giá trị của tài sản đảm bảo trong 12 tháng qua.

Bảng 4.6: Bảng tính điểm và xếp loại đối với cá nhân

Điểm Xếp loại Đánh giá

> 70 A Mạnh

40 – 70 B Trung bình

< 40 C Thấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh cần thơ (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)