Biến độc lập:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lời của các công ty dược phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 41 - 44)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

3.2 Mô tả các biến và giả thuyết trong mô hình nghiên cứu:

3.2.2 Biến độc lập:

3.2.2.1 Kỳ luân chuyển hàng tồn kho (INV = Inventory Tunover):

Kỳ luân chuyển hàng tồn kho (hay số ngày bình qn của một vịng quay hàng tồn kho) là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng hàng tồn kho. Kỳ luân chuyển hàng tồn kho được tính như sau:

GOP = X 100%

Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán Tổng tài sản - Tài sản tài chính

Hàng tồn kho bình qn

INV = x 365

Hàng tồn kho có các hình thức khác nhau như ngun liệu, vật liệu thô là nguyên liệu đầu vào dùng cho quá trình sản xuất; sản phẩm dở dang hay thành phẩm.

Khi số luân chuyển hàng tồn kho dài, hàng hóa nhanh chóng bị lỗi thời, hư hỏng gây thiệt hại cho doanh nghiệp giảm khả năng sinh lời. Nhưng nếu kỳ luân chuyển hàng tồn kho ngắn, lượng hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu tồn kho ít khơng có đủ hàng hóa để cung cấp khi mà nhu cầu hàng hóa trên thị trường tăng đột biến, doanh nghiệp bị mất khách hàng, mất thị phần và cũng có thể khiến q trình sản xuất bị ngưng trệ.

Để kiểm soát hàng tồn kho hiệu quả, các công ty phải cân bằng hàng tồn kho để đáp ứng nhu cầu của công ty. Mỗi ngành nghề khác nhau đều có các biện pháp kiểm soát hàng tồn kho khác nhau, vấn đề đặt ra các cơng ty cần có biện pháp kiểm sốt hàng tồn kho như thế nào nhằm đạt được lợi ích tốt nhất và giảm chi phí lưu kho xuống mức thấp nhất góp phần làm tăng khả năng sinh lời cho doanh nghiệp (Deloof, 2003).

Giả thuyết 1: Việc cải thiện kỳ luân chuyển hàng tồn kho có giúp cải thiện được khả năng sinh lời của doanh nghiệp hay không?

3.2.2.2 Kỳ thu tiền khoản phải thu (AR =Account Receivable):

Khi công ty bán sản phẩm, dịch vụ của mình cho khách hàng mà khơng thu tiền liền thì được ghi nhận là khoản phải thu của khách hàng nghĩa là cơng ty đã cấp tín dụng ngắn hạn cho khách hàng gọi là các khoản phải thu thương mại. Việc áp dụng biện pháp tín dụng thương mại có thể giúp cơng ty giành thị phần, tăng doanh số bán (Petersen và Rajan, 1997; Molina và Preve, 2009a). Tuy nhiên, trong một thị trường không hồn hảo và bất cân xứng thơng tin, người mua có thể chây ỳ khơng chịu thanh tốn dẫn đến phát sinh các khoản nợ xấu, việc thu hồi nợ đạt hiệu quả hay không được đo lường bằng chỉ số kỳ thu tiền của khoản phải thu. Công thức tính kỳ thu tiền khoản phải thu như sau:

Nếu kỳ thu tiền kéo dài, cơng ty có thể gặp khó khăn về vốn buộc cơng ty phải huy động vốn từ bên ngồi làm tăng chi phí sử dụng vốn ảnh hưởng đến khả

Bình quân các khoản phải thu

AR = x 365

năng sinh lời. Do đó, cơng ty cần phải rút ngắn kỳ thu tiền khoản phải thu xuống mức thấp mà doanh thu bán hàng không bị ảnh hưởng vẫn giữ được mối quan hệ với khách hàng.

Giả thuyết 2: Việc rút ngắn hay trì hỗn kỳ thu tiền khoản phải thu sẽ ảnh hưởng như thế nào đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp.

3.2.2.3 Kỳ phải trả người bán (AP =Account Payable):

Khoản phải trả là khoản nợ xuất phát từ doanh thu bán chịu của nhà cung cấp, được ghi nhận là khoản phải thanh toán cho nhà cung cấp. Thời gian trả nợ tùy thuộc vào chính sách bán chịu và có mối liên hệ tốt với nhà cung cấp. Chỉ tiêu này càng rút ngắn, chứng tỏ khả năng thanh toán tiền hàng sớm hay đúng hạn giúp cơng ty nâng cao uy tín và kiếm được nhiều khoản tín dụng hơn. Nếu kỳ phải thanh tốn dài, công ty chiếm dụng vốn nhiều. Kỳ phải trả cho người bán được tính như sau:

Giả thuyết 3: Việc rút ngắn hay trì hỗn kỳ phải trả người bán sẽ ảnh hưởng như thế nào đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp.

3.2.2.4 Chu kỳ luân chuyển tiền mặt (CCC = Cash Conversion Cycle):

Chu kỳ ln chuyển tiền mặt gồm có ba thành phẩn chính: kỳ thu tiền khoản phải thu, kỳ luân chuyển hàng tồn kho và kỳ phải trả người bán. Chu kỳ luân chuyển tiền mặt được tính như sau:

CCC = AR + INV - AP

Quản lý chu kỳ luân chuyển tiền mặt là nền tảng cho việc quản lý vốn luân chuyển (Gitman, 1974; Richards và Smilelin, 1980; Jose et al., 1996; Delagger, 2003) và là thước đo khả năng thanh khoản của công ty ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lời (Eljelly, 2004). Chu kỳ luân chuyển tiền mặt có thể thu hẹp thơng qua rút ngắn kỳ thu tiền, tăng cường thu các khoản nợ hoặc kéo dài thời gian thanh toán cho nhà cung cấp nhằm cải thiện khả năng sinh lời của công ty (Wang, 2002; Ebben và Johnson, 2011)

Chính sách này có ưu điểm là ít tốn kém chi phí, các nguồn tài trợ ngắn hạn phát sinh do vay mượn nhưng không phải trả tiền lãi. Tuy nhiên, khi số lượng hàng

Bình quân các khoản phải trả

AP = x 365

tồn kho giảm kết hợp với thu hẹp các khoản nợ của khách hàng khi mua hàng sẽ giảm doanh thu và dẫn đến rủi ro hoạt động kinh doanh cao hơn (Wang, 2002; Ebben và Johnson, 2011).

Giả thuyết 4: Nếu chu kỳ luân chuyển tiền mặt được cải thiện thì có giúp cải thiện khả năng sinh lời của doanh nghiệp hay không?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lời của các công ty dược phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)