CHƯƠNG 4 : MƠ HÌNH, DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.5. Kết quả nghiên cứu
4.5.2. Phân tích tương quan
Mối quan hệ giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc được xem xét thơng qua việc phân tích hệ số tương quan Pearson (ký hiệu là r). Trị tuyệt đối của r cho biết mức độ kết hợp tuyến tính giữa 2 biến định lượng. Giá trị tuyệt đối của r tiến gần đến 1 khi hai biến có mối tương quan tuyến tính chặt chẽ. Giá trị r = 0 chỉ ra rằng hai biến khơng có mối liên hệ tuyến tính.
Bảng 4.3: Mối tương quan giữa các biến trong mơ hình nghiên cứu
ROA ROE FGAP CASH DEP SIZE NPL ETA
ROA 1 ROE 0,81 1 FGAP 0,29 0,25 1 CASH 0,02 -0,02 -0,05 1 DEP -0,06 0,03 -0,41 -0,60 1 SIZE 0,10 0,50 0,00 -0,18 0,27 1 NPL -0,02 -0,17 0,01 0,06 -0,12 -0,26 1 ETA 0,28 -0,24 0,18 0,09 -0,20 -0,71 0,32 1 (Nguồn: Phụ lục 3)
Kết quả kiểm định tương quan giữa tỷ suất sinh lợi bao gồm ROA và ROE với các yếu tố như khe hở tài trợ (LGAP), chỉ số trạng thái tiền mặt (CASH), tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản (DEP), quy mô ngân hàng (SIZE), quy mô vốn chủ sở hữu (ETA), tỷ lệ nợ xấu (NPL) với hệ số tương quan lần lượt là: 0,29; 0,02; - 0,06; 0,10; ; 0,28; -0,02. Như vậy, các biến độc lập như khe hở tài trợ, chỉ số trạng thái tiền mặt, tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản, quy mô ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu, quy mơ vốn chủ sở hữu có mối tương quan với tỷ suất sinh lợi (ROA và ROE) của các NHTM Việt Nam. Hơn nữa, khơng có hệ số tương quan nào quá lớn, điều này có thể thấy khơng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến dẫn đến kết quả không đáng tin cậy. Như vậy, các biến độc lập đưa vào phân tích hồi quy là thích hợp.