CHƯƠNG 4 : MƠ HÌNH, DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
5.3. Một số khuyến nghị khác nhằm nâng cao tỷ suất sinh lợi tại các NHTM Việt
NHTM Việt Nam
5.3.1. Duy trì cơ cấu vốn hợp lý, đảm bảo an toàn tối thiểu cho ngân hàng
Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô vốn chủ sở hữu có tác động cùng chiều với tỷ suất sinh lợi của các NHTM tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, các ngân hàng cần
duy trì cơ cấu vốn hợp lý, đây là cơng cụ để tác động và điều chỉnh hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Để tăng vốn chủ sở hữu, ngân hàng có thể phát hành thêm cổ phiếu ra thị trường, bán cổ phần cho các đối tác chiến lược là các ngân hàng trong nước, các ngân hàng nước ngoài, tổng công ty trong nước, các nhà đầu tư nước ngồi. Tăng vốn chủ sở hữu thơng qua việc sáp nhập, hợp nhất các ngân hàng góp phần tạo ra những ngân hàng có năng lực tài chính tốt, có đủ điều kiện và tiềm lực để cạnh tranh với các ngân hàng trong và ngoài nước.
Mặc khác, trong quá trình tăng vốn chủ sở hữu các ngân hàng cần lưu ý hạn chế tình trạng sở hữu chéo bằng cách công khai về số lượng cổ phiếu đang nắm giữ trong hệ thống tài chính tín dụng và nền kinh tế. Đồng thời, phải thông báo cho NHNN khi thực hiện các giao dịch lớn nhằm giúp NHNN kiểm sốt tình hình, đảm bảo tính ổn định của hệ thống ngân hàng. Ngoài ra, sau khi tăng vốn, các ngân hàng cũng cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn để tránh tình trạng ứ đọng vốn.
5.3.2. Kiểm soát tỷ lệ nợ xấu
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nợ xấu có tác động ngược chiều đến tỷ suất sinh lợi của các NHTM tại Việt Nam. Nợ xấu tăng làm suy giảm năng lực tài chính ngân hàng cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh, tỷ suất sinh lợi giảm xuống, vì vậy kiểm soát nợ xấu là điều cần thiết đối với các nhà quản trị ngân hàng.
Đối với các khoản tín dụng đã cho vay, ngân hàng cần thường xuyên rà soát, theo dõi để kịp thời nắm bắt được các khoản tín dụng nào đã lên nợ xấu và là nợ nhóm mấy. Sau khi phân loại được nợ trong nhóm nào, ngân hàng sẽ có biện pháp quản trị rủi ro để giảm thiểu rủi ro phát sinh từ khoản tín dụng: rà soát lại tài sản đảm bảo để biết được giá trị ngân hàng có thể thu hồi lại nếu như phát mãi tài sản để thu hồi nợ; đồng thời trích lập dự phịng rủi ro đối với các món nợ khó đòi…Tuy nhiên đây chỉ là những giải pháp giải quyết hậu quả đối với những việc đã xảy ra, cách tốt nhất là ngân hàng nên đánh giá khách hàng kĩ càng ngay từ đầu trước khi cấp tín dụng.
Các ngân hàng cần phải xác định mục tiêu và giải pháp để xử lý nợ xấu đối với nhóm “khách hàng nhạy cảm” bao gồm khách hàng là sân sau của các ông chủ, lãnh đạo ngân hàng, sở hữu chéo ngân hàng, các tập đồn, tổng cơng ty. Các ngân hàng cần phải đẩy mạnh bán nợ xấu cho công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), tạo cơ chế thuận lợi để khách hàng có nợ xấu đã được bán cho VAMC được xem xét cấp tín dụng mới. Những quy chế mua bán nợ giữa các ngân hàng với các tổ chức khác trong việc xử lý tài sản bảo đảm gây khó khăn trong hoạt động thu hồi nợ của ngân hàng.
5.3.4. Mở rộng quy mô ngân hàng
Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mơ ngân hàng có tác động cùng chiều với tỷ suất sinh lợi của các NHTM tại Việt Nam. Quy mô ngân hàng tăng giúp tăng tỷ suất sinh lợi ngân hàng. Trên cơ sở đó, các nhà quản trị cần chú trọng đến việc mở rộng quy mơ ngân hàng, ngân hàng từ đó có thể khai thác lợi thế theo quy mô và tăng tỷ suất sinh lợi. Quy mô tài sản ngân hàng lớn, cũng giúp nâng cao hình ảnh thương hiệu và uy tín ngân hàng, giúp việc thu hút khách hàng cũng dễ dàng hơn. Tuy nhiên, việc mở rộng quy mô tài sản chỉ tăng đến một mức hợp lý, sẽ giúp tăng tỷ suất sinh lợi ngân hàng. Nếu tăng vượt qua ngưỡng đó sẽ làm giảm tỷ suất sinh lợi. Cần có sự cân chỉnh hợp lý giữa quy mô ngân hàng và năng lực quản lý ngân hàng. Nếu ngân hàng tăng quy mơ q nhanh, vượt q năng lực quản lí, sự kiểm sốt sẽ gây khó khăn cho nhà quản trị, tăng chi phí…làm giảm tỷ suất sinh lợi ngân hàng.