CHƯƠNG 4 : MƠ HÌNH, DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.6. Thảo luận kết quả nghiên cứu
Bảng 4.12: Kết quả nghiên cứu với giả thuyết kỳ vọng
0 Kết quả nghiên cứu Giả thuyết nghiên cứu ROA ROE FGAP 0.009094*** 0.145523*** + Chấp nhận giả thuyết CASH 0.006596** 0.081607** + Chấp nhận giả thuyết DEP 0.007409** 0.078678** + Chấp nhận giả thuyết SIZE 0.001992*** 0.029675*** + Chấp nhận giả thuyết NPL -0.050967*** -0.478861*** - Chấp nhận giả thuyết ETA 0.081226*** 0.253814*** + Chấp nhận giả thuyết
Ghi chú: *, ** và *** có ý nghĩa thống kê tương ứng ở mức 10%, 5% và 1% (Nguồn: Kết quả từ phần mềm Eviews 8.1)
Khe hở tài trợ
Kết quả nghiên cứu cho thấy khe hở tài trợ có tác động cùng chiều với ROE và ROA. Hệ số hồi quy bằng 0.009094 cho thấy ở Việt Nam hiện nay khi khe hở
đổi. Hệ số hồi quy bằng 0.145523 cho thấy ở Việt Nam hiện nay khi khe hở tài trợ tăng lên 1% thì ROE tăng 0.145523% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với giả thuyết đặt ra dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm của Mohammad Hossein Khadem Dezfouli và cộng sự (2014).
Khe hở tài trợ lớn cho thấy ngân hàng cho vay nhiều hơn huy động, điều này giúp ngân hàng gia tăng lợi nhuận, tuy nhiên lượng tiền mặt dự trự giảm, giảm tài sản thanh khoản. Cho vay là tài sản có tính thanh khoản kém, có tỷ suất lợi tức cao hơn các tài sản an tồn khác trong danh mục cho vay, chính vì thế tăng trưởng tín dụng cùng với kiểm sốt tốt rủi ro tín dụng sẽ giúp cho ngân hàng gia tăng tỷ suất sinh lợi.
Thực tế cho thấy, trong giai đoạn nghiên cứu, khe hở tài trợ âm do những biến
động về tình hình kinh tế vĩ mơ và lãi suất cho vay dẫn đến tốc độ tăng trưởng cho vay nhỏ hơn tốc độ tăng trưởng tiền gửi. Điều này cho thấy rủi ro thanh khoản thấp do nguồn vốn huy động tăng cao, ngân hàng có thể mua tài sản có tính thanh khoản cao, đầu tư vào các loại tài sản khác có khả năng sinh lời cao hơn hoặc cho vay trên thị trường liên ngân hàng… từ đó gia tăng tỷ suất sinh lợi của ngân hàng.
Chỉ số trạng thái tiền mặt
Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ số trạng thái tiền mặt có tác động cùng chiều với ROE và ROA. Hệ số hồi quy bằng 0.006596 cho thấy ở Việt Nam hiện nay khi chỉ số trạng thái tiền mặt tăng lên 1% thì ROA tăng 0.006596% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Hệ số hồi quy bằng 0.081607 cho thấy ở Việt Nam hiện nay khi chỉ số trạng thái tiền mặt tăng lên 1% thì ROE tăng 0.081607% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với giả thuyết đặt ra dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm của Ahmed Arif và Ahmed Nauman Anees (2012), Mohammad Hossein Khadem Dezfouli và cộng sự (2014).
Việc ngân hàng nắm giữ lượng tiền mặt lớn giúp ngân hàng có thể đối phó với những rủi ro bất ngờ xảy ra, giúp ngân hàng tiết kiệm chi phí đi vay để bù đắp tình trạng thiếu hụt thanh khoản và từ đó làm gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
Thực tế cho thấy, trong giai đoạn nghiên cứu, nếu ngân hàng thiếu hụt thanh khoản, sẽ rất khó khăn để huy động vốn trên thị trường để bù đắp thiếu hụt, chi phí vay từ bên ngồi thì rất cao. Chính vì thế, trong giai đoạn thị trường vốn bất ổn, việc ngân hàng nắm giữ đủ tài sản có tính thanh khoản nhanh sẽ giúp ngân hàng tránh được chi phí huy động cao và rủi ro mất khả năng thanh toán dẫn đến phá sản, đe dọa đến sự an toàn của hệ thống ngân hàng. Như vậy, việc nắm giữ nhiều tài sản thanh khoản sẽ giúp ngân hàng tăng tỷ suất sinh lợi.
Tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản có tác động cùng chiều với ROE và ROA. Hệ số hồi quy bằng 0.007409 cho thấy ở Việt Nam hiện nay khi tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản tăng lên 1% thì ROA tăng 0.007409% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Hệ số hồi quy bằng 0.078678 cho thấy ở Việt Nam hiện nay khi tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản tăng lên 1% thì ROE tăng 0.078678% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với giả thuyết đặt ra dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm của Ahmed Arif và Ahmed Nauman Anees (2012), Zaphaniah Akunga Maaka (2013), Mohammad Hossein Khadem Dezfouli và cộng sự (2014).
Nguồn vốn huy động được sử dụng cho vay hiệu quả sẽ giúp ngân hàng thu về nhiều lãi hơn và làm tăng tỷ suất sinh lợi của ngân hàng. Hơn nữa, nguồn huy động vốn từ tiền gửi là một nguồn tài chính giá rẻ và ổn định so với các nguồn tài chính khác như, giúp ngân hàng giảm được chi phí vốn, tăng nguồn lực tài chính để cho vay, đầu tư chứng khốn, góp vốn đầu tư dài hại, từ đó gia tăng tỷ suất sinh lợi của ngân hàng.
Thực tế cho thấy, trong giai đoạn nghiên cứu, tốc độ tăng trưởng tiền gửi cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng và tốc độ tăng trưởng tiền gửi bắt đầu chậm lại trong những năm gần đây do kinh tế có nhiều biến động. Với chính sách tiền tệ thắt chặt, nhằm kiểm soát lạm phát, nên các ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong việc cho vay.
Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mơ ngân hàng có tác động cùng chiều với ROE và ROA. Hệ số hồi quy bằng 0.001992 cho thấy ở Việt Nam hiện nay khi quy mô ngân hàng tăng lên 1% thì ROA tăng 0.001992% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Hệ số hồi quy bằng 0.029675 cho thấy ở Việt Nam hiện nay khi quy mơ ngân hàng tăng lên 1% thì ROE tăng 0.029675% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với giả thuyết đặt ra dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm của Chung-Hua Shen và cộng sự (2009), Naser Ali Yadollahzadeh Tabari và cộng sự (2013).
Ngân hàng có quy mơ lớn sẽ có lợi thế kinh tế về quy mơ, tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong việc thu hút lượng tiền gửi, có thể cung cấp cho khách hàng các dịch vụ với mức phí rẻ hơn, từ đó gia tăng tỷ suất sinh lợi của ngân hàng.
Thực tế cho thấy, trong giai đoạn nghiên cứu, các ngân hàng không ngừng gia tăng quy mơ cũng như vị thế của mình trên thị trường. Mặt khác, việc sáp nhập các ngân hàng với nhau cũng làm gia tăng quy mô và vị thế sau sáp nhập, hệ thống chi nhánh tăng lên. Các ngân hàng có quy mơ lớn có thể thu hút được nguồn vốn huy động lớn từ các tập đồn, tổng cơng ty nhà nước với mức lãi suất thấp, chi phí đầu vào thấp từ đó gia tăng tỷ suất sinh lợi của ngân hàng.
Tỷ lệ nợ xấu
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nợ xấu có tác động ngược chiều với tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu. Hệ số hồi quy bằng -0.050967 cho thấy ở Việt Nam hiện nay khi tỷ lệ nợ xấu tăng lên 1% thì ROA giảm -0.050967% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Hệ số hồi quy bằng - 0.478861 cho thấy ở Việt Nam hiện nay khi tỷ lệ nợ xấu tăng lên 1% thì ROE tăng -0.478861% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với giả thuyết đặt ra dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm của Ahmed Arif và Ahmed Nauman Anees (2012), Mohammad Hossein Khadem Dezfouli và cộng sự (2014).
Tỷ lệ nợ xấu cao cho thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng giảm xuống và ngân hàng có những khoản cho vay khơng thể thu hồi được nhiều hơn, dẫn đến rủi
ro thanh khoản tăng lên, làm giảm lợi nhuận ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu tăng buộc ngân hàng phải trích lập dự phịng rủi ro tín dụng, dùng nhiều nguồn vốn dành cho bảo lãnh tín dụng và giám sát vốn vay, do đó làm tăng chi phí của ngân hàng, từ đó làm giảm tỷ suất sinh lợi.
Thực tế cho thấy, trong giai đoạn nghiên cứu, tác động của khủng hoảng kinh tế 2008 đã làm cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, lạm phát tăng dẫn đến lãi suất tăng cao tạo áp lực tài chính cho các doanh nghiệp, dẫn đến phá sản và làm tăng nợ xấu của ngân hàng. Nợ xấu cao buộc ngân hàng trích lập dự phịng và làm cho tỷ suất sinh lợi giảm đáng kể. Trước tình hình nợ xấu tăng cao, Chính phủ đã thực hiện chính sách tái cấu trúc hệ thống ngân hàng và đã đạt được những thành công nhất định khi tỷ lệ nợ xấu giảm đáng kể. Tuy nhiên, việc bán nợ cho VAMC vẫn chưa giải quyết triệt để vấn đề nợ xấu.
Quy mô vốn chủ sở hữu
Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mơ vốn chủ sở hữu có tác động cùng chiều với ROE và ROA. Hệ số hồi quy bằng 0.081226 cho thấy ở Việt Nam hiện nay khi quy mô vốn chủ sở hữu tăng lên 1% thì ROA tăng 0.081226% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Hệ số hồi quy bằng 0.253814 cho thấy ở Việt Nam hiện nay khi quy mô vốn chủ sở hữu tăng lên 1% thì ROE tăng 0.253814% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với giả thuyết đặt ra dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm của Zaphaniah Akunga Maaka (2013), Naser Ali Yadollahzadeh Tabari và cộng sự (2013), Mohammad Hossein Khadem Dezfouli và cộng sự (2014).
Vốn chủ sở hữu lớn sẽ giảm rủi ro như rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất và rủi ro tín dụng, tạo niềm tin cho khách hàng và từ đó giúp ngân hàng có thể huy động vốn với mức chi phí thấp hơn. Hơn nữa, vốn chủ sở hữu cao giúp ngân hàng tự chủ về tài chính và linh hoạt trong quyết định về vốn huy động và cho vay, làm giảm sự liều lĩnh trong kinh doanh dẫn đến gia tăng nợ xấu. Vốn chủ sở hữu cao sẽ làm tăng lợi nhuận dự kiến bằng cách giảm chi phí lãi của các khoản nợ khơng có bảo hiểm, hỗ trợ cho tài sản với lãi suất cho vay ưu đãi hơn, tăng tỷ suất sinh lợi dự
kiến và bù đắp chi phí vốn chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu cao cũng là tín hiệu tốt về triển vọng lợi nhuận trong tương lai và giúp ngân hàng tiếp cận với nguồn vốn rẻ và ít rủi ro hơn.
Thực tế cho thấy, trong giai đoạn nghiên cứu, vốn chủ sở hữu có xu hướng giảm. Việc nợ xấu tăng cao buộc các ngân hàng trích lập dự phịng và giảm lợi nhuận tích lũy, ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi nhuận của ngân hàng. Thị trường tài chính nhiều biến động gây khó khăn trong việc huy động vốn. Sự phát triển nhanh thậm chí tăng trưởng tín dụng nóng và việc mở rộng quy mơ hoạt động đã làm cho mức độ an tồn vốn càng mỏng manh. Đó là lý do, NHNN quy định các ngân hàng phải tuân thủ Basel II khi duy trì tỷ lệ an tồn vốn trên 9%.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Chương 4, đã trình bày mơ hình nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu và kết quả nghiên cứu. Từ kết quả nghiên cứu đạt được, luận văn đã thảo luận kết quả nghiên cứu. Đây là cơ sở để tác giả thực hiện chương 5, kết luận và đưa ra khuyến nghị.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ HẠN CHẾ RỦI RO THANH KHOẢN NHẰM NÂNG CAO TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 5.1. Kết luận
Trong bài nghiên cứu “Tác động của rủi ro thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi tại các Ngân hàng Thương mại tại Việt Nam”, dữ liệu sử dụng là dữ liệu bảng và được lấy theo năm bao gồm 31 NHTM đại diện cho toàn hệ thống ngân hàng trong giai đoạn 2012 - 2017. Sau q trình phân tích và kiểm định các vi phạm giả thiết của mơ hình, đề tài đã sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát (GLS) để khắc phục hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi.
Rủi ro thanh khoản có tác động cùng chiều đến ROA của NHTM tại Việt Nam Khe hở tài trợ, tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản, chỉ số trạng thái tiền mặt có tác động cùng chiều với ROA tại các NHTM Việt Nam. Ngồi ra, quy mơ vốn chủ sở hữu và quy mơ ngân hàng có tác động cùng chiều ROA và tỷ lệ nợ xấu tác động ngược chiều ROA.
Rủi ro thanh khoản có tác động cùng chiều đến ROE của NHTM tại Việt Nam. Khe hở tài trợ, tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản, chỉ số trạng thái tiền mặt có tác động cùng chiều với ROE tại các NHTM Việt Nam. Ngoài ra, quy mô vốn chủ sở hữu và quy mơ ngân hàng có tác động cùng chiều ROE và tỷ lệ nợ xấu tác động ngược chiều ROE.
Dựa vào kết quả nghiên cứu, đưa ra các khuyến nghị để hạn chế rủi ro thanh khoản bao gồm khe hở tài trợ, chỉ số trạng thái tiền mặt, tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản, nhằm nâng cao tỷ suất sinh lợi cho các NHTM tại Việt Nam.
5.2. Khuyến nghị hạn chế rủi ro thanh khoản nhằm nâng cao tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại Việt Nam các ngân hàng thương mại Việt Nam
5.2.1. Kiểm soát tốt khe hở tài trợ
Kết quả nghiên cứu cho thấy khe hở tài trợ có tác động cùng chiều với tỷ suất sinh lợi của các NHTM tại Việt Nam. Thông qua khe hở tài trợ, nhà quản trị ngân hàng có thể kiểm sốt được rủi ro thanh khoản. Khe hở dù dương hay âm đều sẽ
tiềm ẩn những rủi ro về thanh khoản, đòi hỏi các nhà quản trị ngân hàng phải quản trị tốt để mang lại tỷ suất sinh lợi cho ngân hàng. Từ việc quản trị tốt việc dự trữ thanh khoản thông qua khe hở tài trợ, ngân hàng nắm được nhu cầu vốn để cho vay có hiệu quả. Chính vì thế để kiểm sốt được khe hở tài trợ các ngân hàng cần phải kiểm soát tốt lượng tiền gửi và xác định nhu cầu cho vay. Trên cơ sở đó, một số kiến nghị được đưa ra như sau:
Xác định lượng tiền gửi theo từng kỳ hạn trong mỗi năm bằng cách xác định nguồn vốn huy động được bao nhiêu, từ đó xác định tính thanh khoản của ngân hàng như thế nào và tính tốn được chi phí. Nếu lượng tiền gửi suy giảm, ngân hàng sẽ biết được nguyên nhân tại sao và sẽ có cách khắc phục. So sánh lượng tiền gửi qua các kỳ hạn khác nhau giúp nhà quản trị ngân hàng nắm được nguồn vốn huy động đang tập trung ở kỳ hạn nào là chủ yếu (ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn) để từ đó có biện pháp sử dụng nguồn vốn hợp lý, giúp tăng tỷ suất sinh lợi của ngân hàng. Xác định nhu cầu cho vay trung bình theo từng kỳ hạn, điều này giúp ngân hàng nắm bắt kịp thời sự tăng giảm nhu cầu cho vay để tìm kiếm nguồn vốn hợp lý với chi phí thích hợp cho vay. Khi nhu cầu cho vay tăng một cách bất thường, ngân hàng sẽ biết được nguyên nhân, từ đó có những biện pháp quản ý tránh tình trạng phát sinh tỷ lệ nợ xấu. Việc xác định nhu cầu cho vay theo kỳ hạn, sẽ giúp xác định nguồn vốn huy động với kỳ hạn phù hợp, từ đó tránh việc chênh lệch kỳ hạn quá lớn giữa các khoản huy động và cho vay và mang lại tỷ suất sinh lợi cao nhất cho ngân hàng.
5.2.2. Duy trì tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản ở mức hợp lý
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản có tác động cùng chiều với tỷ suất sinh lợi của các NHTM. Các ngân hàng cần phải có những biện pháp phù hợp để gia tăng nguồn vốn huy động, từ đó sẽ giúp gia tăng tỷ suất sinh