Khuyến nghị hạn chế rủi ro thanh khoản nhằm nâng cao tỷ suất sinh lợi tại các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 64 - 66)

CHƯƠNG 4 : MƠ HÌNH, DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

5.2. Khuyến nghị hạn chế rủi ro thanh khoản nhằm nâng cao tỷ suất sinh lợi tại các

các ngân hàng thương mại Việt Nam

5.2.1. Kiểm soát tốt khe hở tài trợ

Kết quả nghiên cứu cho thấy khe hở tài trợ có tác động cùng chiều với tỷ suất sinh lợi của các NHTM tại Việt Nam. Thông qua khe hở tài trợ, nhà quản trị ngân hàng có thể kiểm sốt được rủi ro thanh khoản. Khe hở dù dương hay âm đều sẽ

tiềm ẩn những rủi ro về thanh khoản, đòi hỏi các nhà quản trị ngân hàng phải quản trị tốt để mang lại tỷ suất sinh lợi cho ngân hàng. Từ việc quản trị tốt việc dự trữ thanh khoản thông qua khe hở tài trợ, ngân hàng nắm được nhu cầu vốn để cho vay có hiệu quả. Chính vì thế để kiểm sốt được khe hở tài trợ các ngân hàng cần phải kiểm soát tốt lượng tiền gửi và xác định nhu cầu cho vay. Trên cơ sở đó, một số kiến nghị được đưa ra như sau:

Xác định lượng tiền gửi theo từng kỳ hạn trong mỗi năm bằng cách xác định nguồn vốn huy động được bao nhiêu, từ đó xác định tính thanh khoản của ngân hàng như thế nào và tính tốn được chi phí. Nếu lượng tiền gửi suy giảm, ngân hàng sẽ biết được nguyên nhân tại sao và sẽ có cách khắc phục. So sánh lượng tiền gửi qua các kỳ hạn khác nhau giúp nhà quản trị ngân hàng nắm được nguồn vốn huy động đang tập trung ở kỳ hạn nào là chủ yếu (ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn) để từ đó có biện pháp sử dụng nguồn vốn hợp lý, giúp tăng tỷ suất sinh lợi của ngân hàng. Xác định nhu cầu cho vay trung bình theo từng kỳ hạn, điều này giúp ngân hàng nắm bắt kịp thời sự tăng giảm nhu cầu cho vay để tìm kiếm nguồn vốn hợp lý với chi phí thích hợp cho vay. Khi nhu cầu cho vay tăng một cách bất thường, ngân hàng sẽ biết được nguyên nhân, từ đó có những biện pháp quản ý tránh tình trạng phát sinh tỷ lệ nợ xấu. Việc xác định nhu cầu cho vay theo kỳ hạn, sẽ giúp xác định nguồn vốn huy động với kỳ hạn phù hợp, từ đó tránh việc chênh lệch kỳ hạn quá lớn giữa các khoản huy động và cho vay và mang lại tỷ suất sinh lợi cao nhất cho ngân hàng.

5.2.2. Duy trì tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản ở mức hợp lý

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản có tác động cùng chiều với tỷ suất sinh lợi của các NHTM. Các ngân hàng cần phải có những biện pháp phù hợp để gia tăng nguồn vốn huy động, từ đó sẽ giúp gia tăng tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị như sau:

Ngân hàng cần xây dựng chính sách huy động tiền gửi phù hợp với cơ chế chính sách của Nhà nước trong giai đoạn đó, nhu cầu khách hàng, diễn biến thị trường và định hướng chiến lược kinh doanh của ngân hàng. Bên cạnh đó, ngân

hàng cần phải nghiên cứu, đánh giá thị trường nguồn vốn huy động để có thể đưa ra các chính sách lãi suất huy động linh hoạt, mềm dẻo nhằm thu hút khách hàng, phù hợp với lãi suất trên thị trường...

Để giảm bớt chi phí và tạo thế mạnh trong hoạt động kinh doanh, ngân hàng cần nghiên cứu để đưa ra các sản phẩm huy động vốn phù hợp với đặc trưng kinh danh của ngân hàng (bán sỉ hay bán lẻ, ngành chủ lực). Ngoài ra, ngân hàng cần định hướng thị trường, phân khúc khách hàng để từ đó đưa ra các sản phẩm huy động vốn phù hợp với các khách hàng gửi tiền khác nhau, đặc điểm của từng vùng, miền, đề ra chính sách lãi suất ưu đãi với từng phân đoạn khách hàng.

5.2.3. Duy trì chỉ số trạng thái tiền mặt ở mức hợp lý

Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ số tiền mặt có tác động cùng chiều với tỷ suất sinh lợi của các NHTM tại Việt Nam. Ngân hàng tăng cường nắm giữ tài sản có tính thanh khoản cao sẽ giúp làm tăng tỷ suất sinh lợi cho ngân hàng. Trên cơ sở đó, các nhà quản trị ngân hàng cần cân bằng trong việc nắm giữ những tài sản có tính thanh khoản cao để giúp cải thiện cũng như nâng cao tỷ suất sinh lợi. Thị trường tài chính nhiều bất ổn, việc huy động trên thị trường vốn sẽ gặp nhiều khó khăn, việc vay vốn trên thị trường liên ngân hàng với chi phí cao, thì việc thiếu hụt thanh khoản làm ngân hàng tổn thất nặng nề. Do đó, ngân hàng cần cân bằng thanh khoản để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng trong các trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên, nắm quá nhiều tài sản thanh khoản cao sẽ làm giảm tỷ suất sinh lợi vì tỷ suất sinh lợi của những tài sản này đều là thấp. Khi đó, ngân hàng sẽ phải chịu chi phí cơ hội khi không thể đầu tư vào các tài sản có tính sinh lời cao hơn, để gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần linh hoạt để đảm bảo thanh khoản, không bị thiếu hụt cũng như thặng dư làm ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)