Mơ hình nghiên cứu và giả thuyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của sự thỏa mãn về các thành phần của tiền lương lên dự định nghỉ việc thông qua sự hài lòng trong công việc của công nhân trường hợp nghiên cứu tại các công ty cao su tỉnh bình phước (Trang 31 - 34)

CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.3 Mơ hình nghiên cứu và giả thuyết

2.3.1 Mơ hình nghiên cứu.

Dựa vào cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước, tác giả đưa ra mơ hình nghiên cứu cho luận văn bao gồm sự thỏa mãn về các thành phần của tiền lương (bao gồm thỏa mãn mức lương, thỏa mãn phúc lợi, thỏa mãn tăng lương và thỏa mãn chính sách lương) tác động đến sự hài lòng trong công việc, dự định nghỉ việc của công nhân ngành cao su được kiểm chứng qua các nghiên cứu của Lawler (1973), Chan (1997), Lee và Liu (2006), Wcees (2013), Ý Nhi (2014), Brimhall (2014), Hasin và Omar (2007), Lambert (2001)…

Đồng thời, sự thỏa mãn về các thành phần của tiền lương được đo lường bằng thang đo của nghiên cứu Heneman& Schawab (1985), sự hài lòng trong công việc được đo lường bằng thang đo của nghiên cứu Slatten (2008), Dự định nghỉ việc được đo lường bằng thang đo của nghiên cứu Won-Jae Lee (2008)….

Hình 2.3.1 Mơ hình mối quan hệ giữa sự thỏa mãn về các thành phần của tiền lương, sự hài lịng trong cơng việc và dự định nghỉ việc.

Thỏa mãn với mức lương Thỏa mãn với Phúc lợi Dự định nghỉ việc Thỏa mãn

với tăng lương

Sự hài lịng trong cơng việc Thỏa mãn chính sách lương H5 (-)

2.3.2 Các giả thuyết nghiên cứu.

H1: Thỏa mãn mức lương tác động tích cực lên sự hài lịng trong cơng việc, nghĩa là thỏa mãn mức lương càng cao thì sự hài lịng trong cơng việc càng cao và ngược lại.

Giả thuyết này được ủng hộ bởi Curtis (2007), Judge (2010). Phù hợp với hướng nghiên cứu của đề tài.

H2: Thỏa mãn phúc lợi tác động tích cực lên sự hài lịng trong cơng việc, nghĩa là thỏa mãn phúc lợi càng cao thì sự hài lịng trong cơng việc càng cao và ngược lại.

Giả thuyết này được ủng hộ bởi Ram và Prabhakar (2010). Phù hợp với hướng nghiên cứu của đề tài.

H3: Thỏa mãn tăng lương tác động tích cực lên sự hài lịng trong cơng việc, nghĩa là thỏa mãn tăng lương càng cao thì sự hài lịng trong cơng việc càng cao và ngược lại.

Giả thuyết này được ủng hộ bởi Lawler (1973), Curtis (2007). Phù hợp với hướng nghiên cứu của đề tài.

H4: Thỏa mãn chính sách lương tác động tích cực lên sự hài lịng trong cơng việc, nghĩa là thỏa mãn chính sách lương càng cao thì sự hài lịng trong cơng việc càng cao và ngược lại.

Giả thuyết này được ủng hộ bởi Lawler (1973), Curtis (2007). Phù hợp với hướng nghiên cứu của đề tài.

H5: Sự hài lòng trong công việc tác động ngược chiều tới dự định nghỉ việc, nghĩa là sự hài lịng trong cơng việc càng cao thì dự định nghỉ việc càng thấp và ngược lại.

Mức độ thỏa mãn trong công việc thấp khiến nhân viên cảm thấy kém về việc thuộc về tổ chức và tìm kiếm cơng việc thay thế. Do đó, sự hài lịng trong cơng việc có vai trị quan trọng trong việc ảnh hưởng đến dự định nghỉ việc. Giả thuyết này được ủng hộ bởi Liu và cộng sự (2011); Wcecs (2013); Brimhall và cộng sự (2014), Treuren và Frankish (2014); Ý Nhi (2014). Phù hợp với hướng nghiên cứu của đề tài.

Tóm tắt chƣơng 2.

Chương 2 đã trình bày lý thuyết và khái niệm về sự thỏa mãn về các thành phần của tiền lương, sự hài lịng trong cơng việc và dự định nghỉ việc. Trong đó, sự thỏa mãn về các thành phần của tiền lương bao gồm thỏa mãn mức lương, thỏa mãn phúc lợi, thỏa mãn chính sách lương và thỏa mãn tăng lương.

Chương này cũng đã nêu mối quan hệ giữa sự thỏa mãn về các thành phần của tiền lương, sự hài lịng trong cơng việc và dự định nghỉ việc qua các nghiên cứu trước. Cuối cùng, chương 2 này đã định nghĩa, xác định thang đo và bảng câu hỏi trên thang đo PSQ hiệu chỉnh của Heneman và Schwab (1985) làm công cụ để đo sự thỏa mãn về các thành phần của tiền lương; thang đo của Slatten (2008), thang đo của Ang và cộng sự (2013) để đo lường sự hài lịng trong cơng việc chung và dự định nghỉ việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của sự thỏa mãn về các thành phần của tiền lương lên dự định nghỉ việc thông qua sự hài lòng trong công việc của công nhân trường hợp nghiên cứu tại các công ty cao su tỉnh bình phước (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)