8. Bố cục của Luận văn
1.3. Quy định pháp luật về quy hoạch đô thị
1.3.4. Điều chỉnh quy hoạch đô thị
Trên thực tế, trong quá trình lập, triển khai thực hiện quy hoạch đơ thị cũng cần có sự thay đổi, điều chỉnh. Tuy nhiên, để tránh việc điều chỉnh tuỳ tiện, gây ảnh hưởng xấu đến không gian, kiến trúc, cảnh quan và cộng đồng, Luật đã quy định chặt chẽ các điều kiện được tiến hành điều chỉnh quy hoạch đô thị11. Đồng thời, việc điều chỉnh quy hoạch phải dựa trên cơ sở kết quả rà soát, đánh giá quy hoạch hiện hành và làm rõ nguyên nhân phát sinh những bất cập trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch12. Việc điều chỉnh có thể ở mức độ điều chỉnh tổng thể hoặc điều chỉnh cục bộ.
10 Nghị định số 37/2010/NĐ-CP Khoản 1, Điều 32
11 Luật quy hoạch đô thị 2009, Điều 47
Như vậy, quy hoạch đô thị sẽ được điều chỉnh khi thỏa mãn trong các điều kiện Luật quy định. Khi đó, cơ quan tổ chức lập quy hoạch đô thị phải báo cáo bằng văn bản tới cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch để xin chấp thuận về chủ trương điều chỉnh quy hoạch. Nếu như khơng có các yếu tố tác động đến quy hoạch đơ thị thì trong q trình triển khai thực hiện, định kỳ 5 năm sẽ rà soát quy hoạch chung, quy hoạch phân khu và 3 năm đối với quy hoạch chi tiết kể từ ngày quy hoạch được phê duyệt để làm cơ sở điều chỉnh quy hoạch phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội qua từng giai đoạn. Ở đây, việc rà soát quy hoạch cũng được giao về cho Ủy ban nhân dân các cấp để đảm bảo việc rà soát được thực hiện một cách thực tế, thường xuyên. Ủy ban nhân dân các cấp cũng chính là nơi trực tiếp quản lý quy hoạch nên sẽ là nơi dễ phát hiện những sự bất hợp lý, những vấn đề còn tồn tại cần sửa đổi để kịp thời báo cáo, kiến nghị điều chỉnh.
Hiện nay, một số đơ thị rơi vào tình trạng q tải ở khu vực trung tâm do người dân, các nhà đầu tư đều muốn sở hữu một mảnh “đất vàng” và khi có được thì muốn xây dựng, đầu tư thật “hồnh tráng” để có thể khai thác tối đa. Do đó, đơi khi việc xây dựng sẽ vượt quá chỉ tiêu cho phép dẫn đến việc chính quyền phải điều chỉnh cục bộ các quy hoạch đã có. Chính từ đó, việc người dân đổ xô về khu vực trung tâm đô thị gây ra nhiều hệ lụy như: ùn tắc giao thơng; q tải rác thải; các cơng trình xây dựng ảnh hưởng đến hệ thống thoát nước gây ngập; quá tải ở các bệnh viện, trường học,... Trước tình hình đó, ngày 07/8/2018, Bộ Xây dựng đã ban hành Công văn số 1950/BXD-HTKT “Về việc tăng cường kiểm sốt và báo cáo cơng tác quản lý quy hoạch đô thị, hoạt động xây dựng nhằm khắc phục tình trạng ùn tắc giao thơng, đảm bảo trật tự an tồn giao thơng” để chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác quản lý quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng để đảm bảo đơ thị phát triển bền vững, hạn chế tình trạng ùn tắc và giữ trật tự an tồn giao thơng.
Như chúng ta đã biết, bất cứ cơng việc gì cũng cần phải có kinh phí để thực hiện. Việc lập và tổ chức thực hiện quy hoạch đô thị cũng không ngoại lệ. Điều 12 Luật Quy hoạch đô thị 2009 nêu rõ kinh phí cho cơng tác lập và tổ chức thực hiện quy hoạch đơ thị bao gồm: Kinh phí từ ngân sách nhà nước
được sử dụng để lập và tổ chức thực hiện quy hoạch chung, quy hoạch phân khu và các quy hoạch chi tiết không thuộc dự án đầu tư xây dựng cơng trình theo hình thức kinh doanh; Kinh phí của tổ chức, cá nhân được sử dụng để lập quy hoạch thuộc dự án đầu tư xây dựng cơng trình theo hình thức kinh doanh. Ngồi ra, với tình hình ngân sách cịn hạn hẹp của nước ta hiện nay, nhà nước cũng khuyến khích xã hội hóa kinh phí lập quy hoạch đơ thị thơng qua chính sách kêu gọi các tổ chức, cá nhân trong nước, các tổ chức, cá nhân nước ngoài tài trợ để lập quy hoạch đơ thị. Chính sách này được quy định cụ thể tại Thơng tư số 05/2017/TT-BXD ngày 05/4/2017 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị.