Đánh giá chung về tình hình thực thi pháp luật về quy hoạch đô thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng thực thi pháp luật về quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 40)

8. Bố cục của Luận văn

2.3. Đánh giá chung về tình hình thực thi pháp luật về quy hoạch đô thị

thị và quản lý quy hoạch đô thị tại tỉnh Bến Tre

2.3.1. Những kết quả đạt được

19 Báo cáo số 1750/BC-SXD ngày 02/10/2018 của Sở Xây dựng tỉnh Bến Tre về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2018

Thông qua các số liệu thống kê và thực trạng quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh Bến Tre, có thể nhận thấy cơng tác quy hoạch đơ thị và quản lý quy hoạch đô thị tại tỉnh Bến Tre đã đạt được những kết quả như sau:

Thứ nhất, quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch đô thị của các địa phương

trực thuộc tỉnh đã được hoàn thành và việc thực hiện quy hoạch đạt kết quả tích cực. Các dự án cải tạo, chỉnh trang đơ thị được triển khai đồng bộ. Các cơng trình xây dựng cơ bản đảm bảo đã được cấp phép xây dựng, tuân thủ quy định của pháp luật và quy hoạch đã được triển khai. Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm được xử lý khá nghiêm minh, các khiếu nại, tố cáo của người dân được quan tâm xem xét kịp thời. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân đô thị được nâng lên cao hơn so với người dân nông thôn.

Thứ hai, các địa phương khi tiến hành lập quy hoạch đơ thị có thực hiện

việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư do đó việc triển khai thực hiện quy hoạch được thực hiện khá thuận lợi. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quy hoạch đô thị được thực hiện thường xuyên thông qua nhiều kênh thông tin giúp người dân dễ dàng tiếp cận và có ý thức tuân thủ.

Thứ ba, các đơ thị khi được quy hoạch có quan tâm đến các đối tượng của

quy hoạch hạ tầng kỹ thuật như giao thơng, cấp thốt nước, cấp năng lượng, thông tin liên lạc nên đến nay vẫn chưa xảy ra tình trạng ùn tắc giao thơng, thiếu nước sinh hoạt hay ngập úng nghiêm trọng,… Hầu hết các tuyến đường trong đô thị đều được xây dựng, nâng cấp đảm bảo nhu cầu lưu thông của người dân. Hệ thống cống thoát nước trên các tuyến đường được dẫn ra các kênh, rạch lớn hoặc các nhánh sơng đảm bảo thốt nước kịp thời.

Thứ tư, các cơng trình xây dựng mới khi đăng ký giấy phép thì vấn đề về

nước thải đều được cơ quan chức năng quan tâm xem xét, nếu như thiết kế các cơng trình đảm bảo khơng gây ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường do xả thải trong sinh hoạt cũng như sản xuất thì mới được chấp thuận cấp phép.

Bên cạnh những thành quả đạt được trong công tác quy hoạch và quản lý đô thị, hiện nay pháp luật về quy hoạch đơ thị vẫn cịn tồn tại một số bất cập. Cụ thể đó là:

- Thiếu tính thống nhất giữa các văn bản pháp luật, các quy định vẫn còn chồng chéo chưa thật sự rõ ràng và cụ thể. Xét trong mối liên hệ với Luật Quy hoạch sắp có hiệu lực vào ngày 01/01/2019 thì tại Khoản 5 Điều 5 Luật Quy hoạch quy định rằng hệ thống quy hoạch quốc gia gồm có quy hoạch đơ thị, quy hoạch nơng thơn. Tương tự tại Khoản 4 Điều 6 Luật Quy hoạch quy định quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn phải phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh. Điều này cho thấy rằng, Luật Quy hoạch có phạm vi bao trùm Luật Quy hoạch đơ thị hay nói cách khác Luật Quy hoạch đô thị là Luật con của Luật Quy hoạch. Theo quy định tại Điều 28 Luật Quy hoạch thì nội dung quy hoạch đơ thị, quy hoạch nơng thôn và việc lập, thẩm định, phê duyệt, thực hiện, điều chỉnh quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị và pháp luật về xây dựng. Việc công bố, công khai quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn thực hiện theo quy định của Luật này, pháp luật về quy hoạch đô thị và pháp luật về xây dựng. Quy định này cho thấy Luật Quy hoạch sửa đổi lĩnh vực công bố, công khai quy hoạch đơ thị cịn những điều luật nội dung khác thì vẫn theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị và pháp luật về xây dựng. Do đó, trong thực tế, khi áp dụng sẽ gây rối cho các cơ quan chức năng do phải căn cứ vào nhiều điều luật ở những văn bản luật khác nhau.

- Thiếu tính cơng khai và minh bạch. Theo quy định tại các Điều 53, 54 Luật Quy hoạch đơ thị 2009 thì các đồ án quy hoạch đơ thị đã được phê duyệt phải được công bố công khai cho người dân. Tuy nhiên, lại không quy định rõ mức độ thực hiện thế nào, vì thực sự cho dù có trưng bày, tuyên truyền nhưng nếu theo phương thức truyền thống, chỉ treo bảng ở một số nơi thì thực sự đây chỉ là quy định cho có và mang tính hình thức hơn là áp dụng. Thêm nữa, khơng có cơ chế cụ thể về tài chính cho việc tổng hợp ý kiến người dân, in ấn, triển lãm nội dung phương án quy hoạch đến người dân, tổ chức các cuộc họp dân, điều tra khảo sát, phỏng vấn lấy ý kiến của người dân. Hầu hết kinh phí này

chủ yếu do đơn vị tư vấn quy hoạch phải chi, do vậy họ có thể làm qua loa, làm cho xong, làm mang tính hình thức.

- Phạm vi điều chỉnh của các quy định còn mập mờ và chưa cụ thể làm phát sinh nhiều hệ lụy. Đối với nội dung điều chỉnh quy hoạch tại Điều 49 Luật Quy hoạch đơ thị 2009 có nêu gồm 02 loại là điều chỉnh tổng thể và điều chỉnh cục bộ. Nếu xét kỹ, có thể thấy khơng có mục nào quy định rõ phạm vi điều chỉnh hay mức độ điều chỉnh như thế nào để xác định là điều chỉnh cục bộ hay điều chỉnh tổng thể quy hoạch đô thị. Mặt khác, tại Điều 51 Luật Quy hoạch đơ thị 2009 có quy định trình tự, thủ tục tiến hành điều chỉnh cục bộ và trình tự thực hiện khá đơn giản do đó điều này có thể dẫn đến lạm dụng hình thức điều chỉnh cục bộ để điều chỉnh quy hoạch một cách tùy tiện, có lợi cho người này nhưng lại gây ảnh hưởng cho người khác hay cả một khu vực. Ví dụ như điều chỉnh về quy mơ cơng trình nhà ở sẽ dẫn đến việc tăng dân số cơ học kéo theo nhiều hệ lụy như ùn tắc giao thông, quá tải rác thải, nước thải sinh hoạt,…

- Cơ chế thực thi pháp luật thiếu tính cơng bằng. Hiện tại, pháp luật về quy hoạch đô thị chỉ cho cơ quan, cá nhân, cộng đồng dân cư có quyền góp ý kiến với các quy hoạch đô thị đã được cơ quan chức năng xây dựng sẵn mà khơng có cơ chế ngược lại. Tức là khi có đủ cơ sở chứng minh rằng khu vực khu dân cư đang sinh sống bị ảnh hưởng nặng nề bởi một quy hoạch khác làm ảnh hưởng đến đời sống bình thường của khu dân cư này thì họ được quyền đề xuất cơ quan chức năng sắp xếp hỗ trợ họ tái định cư sang một khu vực khác có điều kiện mơi trường sống tốt hơn. Hay nói khác hơn đây là một bước tạo điều kiện để hỗ trợ người dân trong vấn đề quy hoạch bị động, hỗ trợ tạo điều kiện giải phóng mặt bằng, tái định cư cho khu dân cư theo đề xuất của họ.

2.4. Những tồn tại, hạn chế trong quản lý nhà nước đối với quy hoạch đô thị tại tỉnh Bến Tre

Trong những năm qua, công tác phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh Bến Tre đã đạt những kết quả tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đó, vẫn cịn tồn tại một số những hạn chế trong quản lý nhà nước đối với quy hoạch đơ thị. Có thể thấy một số hạn chế như sau:

Một là, một số đơ thị phát triển trước khi có quy hoạch hồn chỉnh dẫn

đến nhiều khó khăn như: các cơng trình xây dựng khơng đảm bảo đúng theo quy hoạch; diện tích, dân số khơng đạt theo tiêu chuẩn nên phải mở rộng bằng cách điều chỉnh địa giới hành chính; kết cấu hạ tầng khơng đáp ứng được nhu cầu thực tế nên cần nguồn lực lớn để đầu tư nâng cấp cũng như cần nhiều kinh phí để chỉnh trang đơ thị.

Hai là, tình trạng phân lơ bán nền đất nông nghiệp diễn ra ở hầu hết các

đơ thị có thể gây ra việc phá vỡ quy hoạch chung. Tuy nhiên, công tác quản lý lại hết sức lỏng lẽo và các đầu nậu ln tìm mọi cách lách luật nhằm trục lợi. Nhiều khu đất phân lô bán nền không tuân thủ quy định kết nối hạ tầng giao thơng, kỹ thuật sẽ gây ra khó khăn trong quản lý quy hoạch đơ thị sau này của cơ quan chuyên môn.

Ba là, nhiều nơi quy hoạch đã được triển khai nhưng qua thời gian dài vẫn

chưa thực hiện dẫn đến tình trạng người dân sống trên đất của mình nhưng khơng làm gì được dù họ vẫn đang nắm quyền sử dụng đất. Điển hình là một vài trường hợp có đất nằm trong quy hoạch mở rộng đường đi nên không tiến hành xây dựng nhà ở được mặc dù đã nhiều năm trôi qua tuyến đường vẫn chưa được mở rộng gây bức xúc cho người dân. Ngoài ra, một số dự án đã quy hoạch nhưng không kêu gọi được nhà đầu tư dẫn đến lãng phí tài nguyên đất do bỏ hoang.

Bốn là, một số cơng trình xây dựng sai quy hoạch hoặc cơi nới nhà ở trái

phép khi phát hiện chưa được xử lý nghiêm dẫn đến tình trạng “lăn dây”. Điển hình ở địa bàn thị trấn Châu Thành có trường hợp xây dựng nhà ở lấn lên phần đất đã được quy hoạch mở rộng đường và 01 trường hợp cơi nới mái che đưa ra mặt đường nhưng khi phát hiện chỉ nhắc nhở chứ khơng xử lý triệt để nên cơng trình vẫn hiện hữu do đây là nhà của hai vị cán bộ có địa vị. Sau đó, nhiều cơng trình nhà ở khác của người dân cũng lấn phần đất đã quy hoạch làm đường nhưng không thể xử lý được do ảnh hưởng cơng trình nhà ở của cán bộ đã nêu trên.

Năm là, nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh cần phải di dời để

đảm bảo môi trường cho khu vực tập trung dân cư trong đô thị nhưng vẫn chưa thực hiện được như: Nhà máy thuốc lá Bến Tre nằm ngay trung tâm thành phố Bến Tre gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân xung quanh; Công ty TNHH AVW hoạt động trong lĩnh vực sản xuất chỉ xơ dừa và các sản phẩm từ dừa gây ra nhiều khói bụi làm ảnh hưởng đến khơng khí và nguồn nước do xả thải nằm ngay trung tâm thị trấn Châu Thành nhưng vẫn chưa thực hiện di dời được,… Những cơng việc này chưa thực hiện được do khó khăn khách quan hay có vấn đề gì liên quan đến lợi ích nhóm, lợi ích riêng?

Sáu là, một số dự án, cơng trình gây phá vỡ kiến trúc của đô thị nhưng vẫn

được chấp thuận phê duyệt dựa trên thiết kế, thuyết minh của nhà đầu tư. Ví dụ như tại thị trấn Châu Thành có cơng trình đường điện 110KV đi qua để cung cấp điện phục vụ riêng cho khu công nghiệp Giao Long và Cụm công nghiệp Long Phước. Tuy nhiên, cơng trình này lại có hướng đi xẻ ngang qua địa bàn thị trấn Châu Thành và đi qua khu vực đông dân cư nhưng vẫn được phê duyệt với lý do đây là hướng đi có nhiều thuận lợi, tiết kiệm nhất cho chủ đầu tư. Vậy ở đây có vấn đề lợi ích riêng khơng?

Bảy là, cơng tác lập quy hoạch chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các

ngành nên dẫn đến tình trạng một số tuyến đường vừa mới thi công xong đã phải đào lên để lắp đặt hệ thống cung cấp nước, cáp điện, hệ thống thoát nước,… gây lãng phí cho kinh phí Nhà nước. Bên cạnh đó, một bộ phận người dân cịn thiếu ý thức chấp hành pháp luật trong quản lý đô thị và xây dựng, mặt khác một số địa phương chưa tích cực trong thực hiện nhiệm vụ quản lý trật tự đô thị, ngại va chạm, một số cán bộ chưa nắm chắc các quy định về xử lý vi phạm dẫn đến thời gian xử lý kéo dài, khơng đảm bảo thời hiệu nên chưa có sức thuyết phục trong răn đe và ngăn chặn các vi phạm.

Tám là, một số tuyến đường bị các quán ăn, quán cà phê sử dụng vỉa hè

làm nơi đỗ xe hoặc bày bàn ghế ra để buôn bán nhưng việc xử lý của các cơ quan chức năng vẫn chưa kiên quyết, đa số chỉ nhắc nhở hoặc có xử lý thì sau đó lại đâu vào đấy, cứ như “bắt cóc bỏ dĩa”.

2.5. Một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước đối với quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh Bến Tre với quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh Bến Tre

2.5.1. Hoàn thiện pháp luật về quy hoạch đô thị

Thứ nhất, cần có quy định chi tiết, rõ ràng hơn đối với điều kiện được điều

chỉnh cục bộ và điều chỉnh tổng thể quy hoạch đô thị để việc thực hiện được thuận lợi, hạn chế được việc lợi dụng điều chỉnh quy hoạch để vụ lợi, mang đến “lợi ích nhóm”, “lợi ích riêng”. Cụ thể có thể giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh và tương đương xây dựng bộ tiêu chí phù hợp với tình hình thực tế tại từng địa phương.

Thứ hai, bổ sung tiêu chí đảm bảo tính đồng bộ, khơng chồng chéo giữa

quy hoạch đô thị với quy hoạch đất đai, quy hoạch xây dựng và các quy hoạch khác có liên quan và xem đây tiêu chí bắt buộc trong cơng tác thẩm định, phê duyệt quy hoạch đô thị. Nếu quy hoạch đô thị không đáp ứng các u cầu này thì khơng phê duyệt và yêu cầu cơ quan chủ trì xây dựng quy hoạch phải chỉnh sửa, bổ sung các nội dung nhằm đảm bảo tính đồng bộ giữa các loại quy hoạch.

Thứ ba, quy hoạch đơ thị có mối quan hệ khơng thể tách rời với các quy

hoạch khác như quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng,… nhưng các quy hoạch này lại được điều chỉnh bởi những văn bản luật khác nhau do đó khơng thể tránh khỏi những hạn chế, chồng chéo với nhau. Vì vậy, khi điều chỉnh, hồn thiện các quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị cần phải quan tâm vấn đề mối quan hệ giữa Luật Quy hoạch đô thị với các luật khác có liên quan để quy hoạch đơ thị được đặt trong mối liên hệ với các quy hoạch khác. Bên cạnh đó, cần có sự nghiên cứu để đưa ra một quy định cụ thể về thứ tự thực hiện các quy hoạch, xác định quy hoạch nào xây dựng trước, quy hoạch nào xây dựng sau để tránh việc các quy hoạch xây dựng đồng thời dẫn đến sự chồng chéo, không đồng bộ.

Thứ tư, bổ sung thêm vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của người dân

trong việc góp ý xây dựng quy hoạch cũng như tham gia quản lý quy hoạch. Luật Quy hoạch đơ thị 2009 chỉ mới nêu vấn đề góp ý của người dân cho quy hoạch nhưng như thể vẫn chưa đủ. Cần phải có cơ chế để thúc đẩy, tạo điều

kiện hơn nữa cho người dân đóng góp ý kiến và các ý kiến này sẽ được tiếp thu như thế nào, tỉ lệ người dân là bao nhiêu thì mới được chỉnh sửa để đảm bảo nguyên tắc dân chủ. Đồng thời, trước khi tiến hành nhiệm vụ lập quy hoạch, cần công khai để mọi người biết và việc lấy ý kiến nên thực hiện 02 lần, mặc dù sẽ kéo dài thời gian nhưng đảm bảo được sự đồng thuận của người dân đối với quy hoạch, cụ thể:

- Lần 1: Tổ chức cơng khai để người dân đóng góp ý kiến đối với quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng thực thi pháp luật về quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)