8. Bố cục của Luận văn
1.5. Kinh nghiệm về quy hoạch đô thị tại một số quốc gia trên thế giới
1.5.1. Tại Châu Âu
Hầu hết các nước phát triển (Mỹ, Anh, Thụy Điển, Australia…) phát triển quy hoạch đô thị khá thành cơng là do sự nhất qn từ Chính phủ, bộ, ngành và hợp lòng dân. Sự tham gia cộng đồng trong cơng tác quy hoạch chính là yếu tố quan trọng dẫn đến hiệu quả kinh tế cao khi thực hiện phát triển đơ thị và giải phóng mặt bằng. Kinh nghiệm của các nước phát triển là đi theo hướng “quy hoạch có sự ủng hộ” hay “quy hoạch có sự tham gia của dân cư” tức là thể hiện tính dân chủ trong thực hiện quy hoạch.
Tại châu Âu, quy hoạch đô thị thu hút sự tham gia của cộng đồng trong từng giai đoạn lập quy hoạch cho đến quản lý đô thị đã diễn ra mạnh mẽ từ khá lâu. Điển hình phương pháp quy hoạch này do Chính phủ Đảng Bảo thủ của Anh bắt đầu từ năm 1980 nhằm đổi mới hệ thống quy hoạch đô thị và thành phố, ở Pháp năm 1980 cho quy hoạch từng khu vực và sau đó là Thụy Điển vào năm 1987 cho quy hoạch sử dụng đất. Kết quả cho thấy, hầu hết các thành phố mới xây dựng theo quy hoạch đó đều trở thành những thành phố kiểu mẫu của châu Âu và thế giới.
1.5.2. Tại Châu Á
Với các đô thị tại châu Á như Hồng Kông hay Singapore, công tác quy hoạch và phát triển đơ thị rất nhanh, hiện đại và mang tính cạnh tranh cao với tham vọng trở thành các trung tâm kinh tế lớn của châu Á mà vẫn gìn giữ được bản sắc của từng quốc gia. Xu hướng này đã hình thành khoảng 20 năm về trước và hầu hết các đô thị như Tokyo, Kular Lumpur, Thượng Hải, Bangkok đã thành công. Nổi bật nhất trong số này là quy hoạch chung đô thị của Singapore và Hồng Kơng, vốn hình thành và ổn định một vài chục năm trở lại đây. Trong bản quy hoạch đô thị của hai đô thị này, mục tiêu định hướng của họ là khá xa và dài hạn, Hồng Kông từ 30 đến 50 năm và Singapore là trên 45 năm.
Để xây dựng đô thị vươn lên tầm cao mới trong kỷ nguyên mới và xứng đáng đẳng cấp thế giới, Chính phủ Singapore đã thực hiện chính sách khuyến khích sự tham gia cộng đồng ngay từ khi lập quy hoạch. Họ khá rập khn theo
mơ hình hiện đại phương Tây. Tuy nhiên, sự thống nhất khả thi của các bản quy hoạch đô thị là “Concept Plan 2001”15 và “Master Plan 2003”16 rất cao bởi nhiều thành phần tham gia đồng thuận cao. Các nhà quy hoạch đô thị ở Singapore rất chú trọng đánh giá cao việc sử dụng các nguồn đất khan hiếm của đất nước phục vụ nhu cầu sử dụng đa dạng của cả những người dân hiện tại và thế hệ tương lai. Họ tính đến mọi yếu tố từ nhà ở, thương mại, công nghiệp, giao thơng, quốc phịng cũng như sự phát triển đa dạng của các khu vực. So với các nước khác, các nhà quy hoạch đơ thị Singapore cịn phải tính tốn một bài tốn rất khó là đất chật người đông (5,8 triệu người/700km2).17 Ta thấy, trong đường lối quy hoạch đô thị, họ chú trọng vào yếu tố mới mẻ, kết hợp kiến trúc phương Tây, do nguồn đất đai khan hiếm nên mọi quyết sách về quy hoạch đều được chú trọng và có sự tham gia sâu sát của người dân.
Trong khi đó, Hồng Kơng xác định điểm quan trọng nhất trong kế hoạch quy hoạch đô thị là phải hiểu được tầm quan trọng của các quan tâm về chính trị, kinh tế và cộng đồng trong đơ thị. Tại đơ thị này, các chính sách phát triển và quy định quy hoạch được thiết kế để tạo sự tự do tối đa cho các doanh nghiệp kinh doanh, tuy nhiên không lơ là đến sự phát triển môi trường cho người dân sinh sống. Tuy chỉ là một trung tâm thương mại - tài chính tồn cầu nhưng Hồng Kơng cũng có bản sắc riêng. Đằng sau các khu nhà chọc trời, Hồng Kơng vẫn giữ lại những cơng trình thương mại, nhà ở gồm các khối nhà sử dụng hỗn hợp có hình thù, số tầng và quy mơ khác nhau, mang bảng sắc “China Town” nổi tiếng khắp thế giới. Khu trung tâm nhộn nhịp và ngộp thở của Hồng Kông nay được điều chỉnh lại với đường đi bộ trên cao, cầu thang cuốn cho khách bộ hành, bến xe buýt, trạm tàu điện khắp nơi. Như vậy, so với Singapore, Chính
15 http://eresources.nlb.gov.sg/history/events/4642ec39-e30c-4c8b-afaa- d890fa74da21 16 http://eresources.nlb.gov.sg/history/events/7517a0eb-0373-4c1f-9e6d- f0891bf4f74e 17 https://danso.org/singapore
quyền Hồng Kông chú trọng đến yếu tố về đặc thù phát triển kinh tế, bảo tồn những giá trị bản sắc văn hóa và chú trọng vào phương tiện cơng cộng.
Một trong những đế quốc kinh tế tại Châu Á đi đầu trong công tác quy hoạch đô thị là Nhật Bản. Sau chiến tranh thế giới thứ II, Nhật Bản bước vào thời kỳ phát triển và đô thị của Nhật Bản cũng phải đối mặt với các vấn đề mà đô thị Việt Nam hiện đang gặp phải như dân số tập trung quá đông ở đô thị, giao thông công cộng, cơ sở hạ tầng không đáp ứng kịp, ô nhiễm môi trường… Nhiều thành phố trong những năm 1960 - 1980, dân số đột nhiên tăng nhanh. Hậu quả của sự gia tăng đột biến về dân số đã dẫn tới đô thị phát triển không kiểm sốt được, thiếu nhà ở, cơ sở hạ tầng khơng đáp ứng kịp, ô nhiễm môi trường tăng nhanh, ùn tắc giao thông… Để giải quyết các vấn đề tồn tại đầy thách thức trong q trình phát triển đơ thị, Nhật Bản đã dần ổn định và đi lên nhờ vào những chiến lược quy hoạch ban đầu. Tại Nhật, quy hoạch được xem là một chương trình quảng bá xúc tiến đầu tư nghiêm túc. Sau khi quy hoạch hồn chỉnh, sẽ được cơng bố rộng rãi trước công chúng, đặc biệt về quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch hạ tầng. Mục đích của việc này là để các nhà đầu tư và nhân dân cùng tham gia thực hiện. Điểm đặc biệt nhất trong quy hoạch đô thị Nhật Bản là trong các chương trình phát triển đơ thị có quy định tối thiểu 40% dự án phải ưu tiên cho địa phương quản lý thực hiện. Khi quy hoạch được lập nên, cần lấy ý kiến cộng đồng rất nhiều lần, đảm bảo 70% tự nguyện chấp thuận thì quy hoạch đó mới được phê chuẩn.
Khi quy hoạch đó được phê chuẩn, được sự đồng thuận thì sẽ được chuyển tải thành các quy định (gọi là chính sách phát triển đơ thị) được chính quyền đơ thị thực hiện. Đây là công cụ pháp lý tương đương một văn bản dưới luật. Khi bản quy hoạch được phê duyệt sẽ trở thành cơng cụ chính thức để thực hiện quy hoạch. Khi đó sẽ được thơng báo và quảng bá rộng rãi đến cộng đồng và có hiệu lực từ ngày được chính thức cơng bố. Sau khi các đồ án quy hoạch được phê duyệt, các dự án do chính quyền thành phố/chính quyền địa phương đảm nhiệm. Các dự án do Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thơng và Du lịch (MLIT) phê duyệt/ thẩm định trình Chính phủ phê duyệt, tỉnh sẽ tiến hành triển khai thực
gọn, thân thiện môi trường, giảm lượng CO2, phát triển đô thị trung tâm, đồng thời tiến hành chiến lược thông minh thu gọn các vùng ngoại ô, đạt được đô thị bền vững.
1.5.3. Tại Châu Đại Dương
Theo như Kiến trúc sư Trần Thị Lan Anh (Cục Phát triển đô thị - Bộ Xây dựng) chỉ ra kinh nghiệm quy hoạch đơ thị tại Australia là q trình từ dưới lên trên, quy hoạch bắt đầu từ cấp chính quyền địa phương, có sự tham gia, tham vấn của chính quyền cấp cao đảm bảo sự phối hợp cần thiết giữa các cơ quan có liên quan tại địa phương. Để kiểm sốt phát triển, sau bản quy hoạch chiến lược, thực hiện lập quy hoạch cấu trúc chỉ ra các yêu cầu quản lý sự thay đổi về sử dụng đất. Các địa phương dựa trên kinh nghiệm của mình để tổ chức lập quy hoạch chiến lược cho tồn bộ đơ thị và lập quy hoạch cấu trúc cho từng phần khu vực, sự can thiệp của Chính phủ vào quy trình quy hoạch ở Australia là không đáng kể. Đồ án quy hoạch tại địa phương được lập làm cơ sở để cấp phép quy hoạch, các khu thực sự có nhu cầu đầu tư xây dựng cải tạo chỉnh trang, xây dựng mới tổ chức lập quy hoạch cấu trúc làm cơ sở cấp phép quy hoạch và lập hồ sơ dự án phát triển đô thị. Đơn xin cấp phép được xem xét khi thỏa mãn các điều kiện về quy hoạch chiến lược, quy hoạch cấu trúc và không làm ảnh hưởng đến xung quanh. Đồ án quy hoạch đô thị được duyệt là công cụ pháp luật để phổ biến rộng rãi cho công chúng, cộng đồng, doanh nghiệp và các bên liên quan thực hiện. Việc cấp phép quy hoạch là một quy trình mở tạo tính linh hoạt tối đa cho nhà đầu tư cũng là công cụ hữu hiệu để tăng cường kiểm sốt q trình đầu tư phát triển đơ thị theo quy hoạch được duyệt.
Kết luận Chương 1
Kể từ ngày giải phóng hồn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, trong giai đoạn nước ta phải khắc phục hậu quả chiến tranh cùng với định hướng nền kinh tế chưa thật sự phù hợp thì tốc độ đơ thị hóa của nước ta cịn chậm, đơ thị hóa chủ yếu tập trung ở Hà Nội và Sài Gịn nhưng q trình đơ thị hóa chưa có nhiều sự định hướng, can thiệp của chính quyền nên chưa thật sự đồng bộ, điều này cũng là tất yếu có thể chấp nhận được. Sau năm 1986, với chính sách đổi mới đã thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển mạnh mẽ kéo theo đó là sự hình thành nhiều đơ thị mới. Tỉ lệ đơ thị hóa ngày càng cao, nếu như đầu những năm 1990, tỉ lệ đơ thị hóa là 17%, năm 1999 là 23,5% thì năm 2017 con số này đã đạt 37,5% và đến cuối tháng 5/2018 Việt Nam có 813 đơ thị các loại. Số lượng đơ thị tuy nhiều nhưng chất lượng chưa cao, nhiều đơ thị rơi vào tình trạng q tải về dân số, giao thơng,… nhiều nơi việc quản lý các cơng trình xây dựng cịn lõng lẽo hoặc có dấu hiệu làm ngơ để các cơng trình sai quy hoạch được “ra đời”, nhiều đơ thị khơng cịn diện tích cho khu vực cây xanh, giải trí hay để kêu gọi đầu tư phát triển,… mặc dù các quy định của pháp luật cũng như các văn bản liên quan đã quy định rất rõ ràng từ khâu lập quy hoạch, thẩm định, phê duyệt quy hoạch đến tổ chức thực hiện và quản lý quy hoạch đô thị. Như đã phân tích ở trên, Luật Quy hoạch đơ thị, Luật Quy hoạch năm 2017, Nghị định số 37/2010/NĐ-CP và Nghị định 139/2017/NĐ-CP của Chính phủ, Thơng tư số 05/2017/TT-BXD của Bộ Xây dựng,… đã nêu rất rõ việc tổ chức lập, tổ chức thực hiện quy hoạch đô thị cũng như quản lý, xử phạt những trường hợp, những hành vi trái với quy định của pháp luật nên điều cần thiết phải được chính quyền các cấp làm ở đây là nghiên cứu kỹ những quy định này và thực hiện, áp dụng một cách có hiệu quả, cơng bằng và nghiêm minh, không để xảy ra những trường hợp gây bức xúc trong dư luận như thời gian qua.
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH QUY HOẠCH ĐƠ THỊ TẠI TỈNH BẾN TRE VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN