Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng thực thi pháp luật về quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 28 - 30)

8. Bố cục của Luận văn

1.4. Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị

Như đã nêu ở trên, việc lập quy hoạch đô thị là một vấn đề khó, quản lý quy hoạch đơ thị lại càng khó khăn hơn. Do đó, cơng tác quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị cần phải được quan tâm thực hiện thường xuyên, công khai, công bằng và kêu gọi sự hỗ trợ từ cộng đồng dân cư trong cơng tác giám sát, trình báo. Công tác quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị gồm:

- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện định hướng, chiến lược phát triển đô thị. Đây được xem như cơng tác mang tính hoạch định để định hướng cho các đô thị phát triển bền vững, đáp ứng được yêu cầu cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa nhưng vẫn mang đến cho người dân một môi trường sống “đáng sống”. Đây là một nhiệm vụ khá quan trọng trong giai đoạn hiện nay do chúng ta cũng dễ

nhận thấy tại thời điểm này, nhiều đô thị được mọc lên nhưng chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu, nhiều vấn đề còn tồn tại cần thời gian dài để giải quyết.

- Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về quản lý

hoạt động quy hoạch đô thị; Ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn về quy hoạch đô thị, quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị; Quản lý hoạt động quy hoạch đô thị. Để việc quy hoạch đơ thị được thực hiện theo trình tự, có tính khả thi và

việc quản lý quy hoạch được thực thi có hiệu quả thì các văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn về quy hoạch đô thị cần phải được ban hành để các cơ quan chức năng, chính quyền các cấp có căn cứ để thực hiện. Các văn bản này khi ban hành cần đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế, có sự phân cấp, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị để dễ thực hiện, tránh sự chồng chéo nhiệm vụ, trách nhiệm.

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về quy hoạch đô

thị. Đây là một nhiệm vụ nghe qua có thể thấy là rất dễ thực hiện, tuy nhiên,

kết quả của nó phải được đánh giá qua việc tiếp cận thông tin về quy hoạch đô thị và sự chấp hành của cư dân. Cơng việc này cần được chính quyền các cấp thực hiện thường xuyên để người dân hiểu rõ quy định của pháp luật từ đó khơng có những hoạt động đi ngược lại những quy định này. Trên thực tế, chính quyền đơ thị nhiều nơi vẫn thường xuyên tuyên truyền, phổ biến nhưng những vụ việc như xây dựng sai quy hoạch, lấn chiếm hành lang an tồn giao thơng,… vẫn xảy ra thường xuyên. Hay như tại Hà Nội, ở Khu đơ thị Tây Nam hồ Linh Đàm có nhiều nhà được sửa chữa, thay đổi kiến trúc không theo quy hoạch đã được phê duyệt hoặc xây dựng quá số tầng quy định, trong đó có một số nhà của các vị lãnh đạo gây bức xúc cho người dân. Vậy đây là do công tác tuyên truyền chưa tốt hay do ý thức của con người?

- Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, nghiên

cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong hoạt động quy hoạch đô thị. Đây

là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Có thể thấy hiện nay đội ngũ làm quy hoạch và quản lý quy hoạch của các địa phương cịn rất hạn chế, có rất ít những cán bộ được đào tạo đúng chun ngành để có thể đảm nhận và hồn thành tốt cơng

việc này. Do đó, việc tổ chức những lớp đào tạo, bồi dưỡng trong lĩnh vực quy hoạch đô thị là hết sức cần thiết. Nắm bắt được tầm quan trọng của công tác đào tạo quy hoạch đơ thị, hiện nay, có nhiều trường tổ chức các khóa học với chuyên ngành “Quy hoạch vùng và đô thị” như: Đại học Xây dựng, Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Kiến trúc Hà Nội, Đại học Tôn Đức Thắng,…; Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đơ thị có khóa Bồi dưỡng quản lý xây dựng và phát triển đô thị để đào tạo, bồi dưỡng học viên, cán bộ có kiến thức và kỹ năng thực hiện được công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch đơ thị. Đây có thể coi là một sự tiến bộ vượt bậc trong công tác đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao trình độ dân trí ngay tại giảng đường.

- Hợp tác quốc tế trong hoạt động quy hoạch đô thị. Như chúng ta đã biết, do ảnh hưởng của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ nên q trình đơ thị hóa ở nước ta diễn ra trễ hơn so với các nước phát triển, do đó kinh nghiệm của ta cịn rất hạn chế. Vì vậy, hợp tác quốc tế trong hoạt động quy hoạch đô thị giúp Việt Nam tiếp cận với những tư duy mới, những cách làm có hiệu quả của các nước phát triển để áp dụng vào thực tế tại nước ta.

- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong

hoạt động quy hoạch đô thị. Các hoạt động về quy hoạch đô thị cần được cơ

quan chức năng thường xuyên kiểm tra, thanh tra để đảm bảo các hoạt động diễn ra đúng quy định. Mặt khác, khi nhận được khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân về những hành vi vi phạm trong hoạt động quy hoạch đơ thị thì cần phải xác minh và xử lý nếu đúng sự thật.

Trách nhiệm quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị được Luật quy định khá cụ thể theo hướng phân cấp, được giao về cho chính quyền địa phương trực tiếp để địa phương có sự chủ động thực hiện14. Do đó, các cơ quan có trách nhiệm cần được thực hiện một cách nghiêm minh, công bằng để tạo niềm tin của người dân đối với chính quyền từ đó việc quản lý sẽ thuận lợi hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng thực thi pháp luật về quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh bến tre (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)