8. Bố cục của Luận văn
2.5. Một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước đố
2.5.1. Hoàn thiện pháp luật về quy hoạch đô thị
Thứ nhất, cần có quy định chi tiết, rõ ràng hơn đối với điều kiện được điều
chỉnh cục bộ và điều chỉnh tổng thể quy hoạch đô thị để việc thực hiện được thuận lợi, hạn chế được việc lợi dụng điều chỉnh quy hoạch để vụ lợi, mang đến “lợi ích nhóm”, “lợi ích riêng”. Cụ thể có thể giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh và tương đương xây dựng bộ tiêu chí phù hợp với tình hình thực tế tại từng địa phương.
Thứ hai, bổ sung tiêu chí đảm bảo tính đồng bộ, khơng chồng chéo giữa
quy hoạch đô thị với quy hoạch đất đai, quy hoạch xây dựng và các quy hoạch khác có liên quan và xem đây tiêu chí bắt buộc trong cơng tác thẩm định, phê duyệt quy hoạch đô thị. Nếu quy hoạch đô thị không đáp ứng các u cầu này thì khơng phê duyệt và yêu cầu cơ quan chủ trì xây dựng quy hoạch phải chỉnh sửa, bổ sung các nội dung nhằm đảm bảo tính đồng bộ giữa các loại quy hoạch.
Thứ ba, quy hoạch đơ thị có mối quan hệ khơng thể tách rời với các quy
hoạch khác như quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng,… nhưng các quy hoạch này lại được điều chỉnh bởi những văn bản luật khác nhau do đó khơng thể tránh khỏi những hạn chế, chồng chéo với nhau. Vì vậy, khi điều chỉnh, hồn thiện các quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị cần phải quan tâm vấn đề mối quan hệ giữa Luật Quy hoạch đô thị với các luật khác có liên quan để quy hoạch đơ thị được đặt trong mối liên hệ với các quy hoạch khác. Bên cạnh đó, cần có sự nghiên cứu để đưa ra một quy định cụ thể về thứ tự thực hiện các quy hoạch, xác định quy hoạch nào xây dựng trước, quy hoạch nào xây dựng sau để tránh việc các quy hoạch xây dựng đồng thời dẫn đến sự chồng chéo, không đồng bộ.
Thứ tư, bổ sung thêm vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của người dân
trong việc góp ý xây dựng quy hoạch cũng như tham gia quản lý quy hoạch. Luật Quy hoạch đơ thị 2009 chỉ mới nêu vấn đề góp ý của người dân cho quy hoạch nhưng như thể vẫn chưa đủ. Cần phải có cơ chế để thúc đẩy, tạo điều
kiện hơn nữa cho người dân đóng góp ý kiến và các ý kiến này sẽ được tiếp thu như thế nào, tỉ lệ người dân là bao nhiêu thì mới được chỉnh sửa để đảm bảo nguyên tắc dân chủ. Đồng thời, trước khi tiến hành nhiệm vụ lập quy hoạch, cần công khai để mọi người biết và việc lấy ý kiến nên thực hiện 02 lần, mặc dù sẽ kéo dài thời gian nhưng đảm bảo được sự đồng thuận của người dân đối với quy hoạch, cụ thể:
- Lần 1: Tổ chức cơng khai để người dân đóng góp ý kiến đối với quy hoạch sau khi được lập.
- Lần 2: Sau khi chỉnh sửa các nội dung theo ý kiến đóng góp của người dân, cơ quan tổ chức lập quy hoạch lấy ý kiến một lần nữa và giải trình những nội dung đóng góp của người dân nhưng khơng đưa vào trong quy hoạch.