8. Bố cục của Luận văn
2.5. Một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước đố
2.5.2. Hoàn thiện quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị
Từ những hạn chế, tồn tại trong quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh Bến Tre, có thể đề xuất một số giải pháp để công tác quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị đạt kết quả cao trong thời gian tới như sau:
Thứ nhất, tập trung nâng cao năng lực, trình độ chun mơn của cán bộ
làm cơng tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch để các quy hoạch được lập đảm bảo tính khả thi, phù hợp với xu thế phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và không gây ảnh hưởng lớn đến lợi ích của người dân. Phân cơng cơng việc cụ thể cho từng thành viên của các cơ quan có nhiệm vụ quản lý quy hoạch để khơng xảy ra tình trạng đùn đẩy trách nhiệm khi có vi phạm.
Thứ hai, khi phát hiện các vụ việc vi phạm phải xử lý nghiêm minh, công
bằng, minh bạch, khơng để xảy ra tình trạng người dân sai thì xử phạt, cán bộ sai thì nhắc nhở cho qua sẽ gây ra mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước đồng thời gây ra hiện tượng “lăn dây” trong vi phạm. Cần thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở các tổ chức, cá nhân phân lô bán nền đất nông nghiệp không theo quy hoạch. Đối với những trường hợp tổ chức, cá nhân để xảy ra vi phạm mà không xử lý, không đề xuất xử lý hoặc có dấu hiệu bao che, “làm
ngơ” cho qua những vụ việc vi phạm cần có hình thức xử lý thỏa đáng, đảm bảo tính răn đe.
Thứ ba, thường xuyên thực hiện công tác tuyên truyền pháp luật về quy
hoạch đơ thị để người dân hiểu rõ và có ý thức chấp hành. Đối với các quy hoạch khi được lập, cần tổ chức lấy ý kiến cộng đồng dân cư một cách nghiêm túc, tiếp thu những ý kiến đóng góp để nghiên cứu chỉnh sửa quy hoạch đảm bảo hài hòa giữa lợi ích của người dân và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Quy hoạch cần phải: có sự tính tốn đồng bộ các yếu tố về hạ tầng kỹ thuật để khơng vướng phải tình trạng các cơng trình vừa thực hiện xong đã phải đào, đập,… để chỉnh sửa hoặc bổ sung thêm các hạng mục khác; có tính dự báo, tính lâu dài do các quan hệ xã hội, thế giới vật chất biến đổi không ngừng, nếu như quy hoạch khơng dự báo trước được sẽ gây ra tình trạng kết cấu hạ tầng khơng đáp ứng được quy mơ các cơng trình cũng như nhu cầu ngày càng cao của người dân và mật độ dân số gia tăng; có sự phân bổ hợp lý khơng gian cho cảnh quan, cây xanh, khu vực công cộng,…. Các quy hoạch sau khi được lập cần có các kênh thơng tin hoặc website để cơng khai giúp mọi người có thể dễ dàng tiếp cận và nắm được quy hoạch.
Thứ tư, quan tâm cơng tác rà sốt, đánh giá tính khả thi của quy hoạch để
kịp thời đề xuất, kiến nghị chỉnh sửa. Hạn chế tối đa tình trạng “quy hoạch treo” kéo dài ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Đối với các dự án đầu tư chậm triển khai cần phải nhắc nhở và nếu cần thiết thì thu hồi giấy phép đầu tư và giao cho nhà đầu tư khác để tránh lãng phí. Xây dựng quy chế quản lý quy hoạch, quản lý không gian, kiến trúc trong đô thị và đảm bảo quy chế được thực thi nghiêm túc, có hiệu quả.
Thứ năm, thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra từ Trung ương đến địa
phương để hạn chế tình trạng các dự án được điều chỉnh nhiều lần theo ý của các chủ đầu tư, đồng thời cũng hạn chế những vấn đề như thất thốt, lãng phí, tham ơ, tham nhũng trong lập quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch. Vận động nhân dân tham gia hỗ trợ cùng với chính quyền trong quản lý quy hoạch đô thị,
chủ động thơng tin, trình báo với cơ quan chức năng khi phát hiện các vụ việc sai phạm.
Thứ sáu, khi xây dựng quy hoạch đô thị cần quan tâm giải pháp hạn chế
áp lực cho khu trung tâm đơ thị để ngăn ngừa từ xa tình trạng quá tải về dân số, kết cấu hạ tầng không đáp ứng yêu cầu, ùn tắc giao thông, ngập nước, không cịn khu vực cho cây xanh, khu vực cơng cộng,…
Kết luận Chương 2
Qua thực tiễn thi hành tại Bến Tre cũng như nhiều địa phương khác đã cho thấy, song hành với mặt tích cực trong cơng tác quy hoạch và quản lý đô thị, một số hạn chế, bất cập vẫn còn tồn đọng khi áp dụng vào thực tiễn. Một bộ phận người dân ý thức chưa cao trong việc tuân thủ quy định pháp luật dẫn đến nhiều trường hợp vi phạm. Đồng thời, trình độ chun mơn của một số cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu thực tế, một số cán bộ khi xử lý những vụ việc vi phạm chưa thể hiện sự cơng bằng, minh bạch. Do đó, các cơ quan chun mơn cần thường xuyên thông tin, tuyên truyền để người dân nắm các quy định của pháp luật về quy hoạch đơ thị, bên cạnh đó cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và chính sách đãi ngộ để thu hút người có năng lực, trình độ phục vụ cho cơ quan nhà nước. Mặt khác, chính quyền địa phương cần chủ động đề xuất, kiến nghị với các Bộ, ngành Trung ương về việc điều chỉnh các quy định cho phù hợp và có tính khả thi khi áp dụng vào thực tế.
KẾT LUẬN CHUNG
Nước ta đang trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, từng bước hội nhập với nền kinh tế quốc tế, các cơ chế, chính sách kêu gọi, thu hút đầu tư được thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế. Cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ của các đơ thị do đó các văn bản luật trên lĩnh vực quy hoạch và quản lý quy hoạch đơ thị cũng ra đời và có sự điều chỉnh, thay đổi qua từng thời kỳ. Quy hoạch và quản lý quy hoạch đô thị là hoạt động hoạch định chiến lược xây dựng, phát triển đô thị đồng thời đảm bảo cho các quy định của pháp luật về quy hoạch đơ thị được thực thi có hiệu quả để phát triển kinh tế - xã hội bền vững và thay đổi diện mạo của đơ thị. Đặc biệt, do q trình hội nhập của nước ta hiện nay đã kéo theo sự phát triển nhanh chóng của các đô thị nên vấn đề quy hoạch và quản lý quy hoạch đô thị càng phải được các cấp ủy đảng và chính quyền quan tâm nhiều hơn nữa.
Pháp luật về quy hoạch đô thị cùng với các văn bản có liên quan cơ bản đáp ứng được yêu cầu giúp cho các cơ quan Nhà nước có căn cứ để lập và quản lý quy hoạch đô thị. Tuy nhiên, qua từng thời kỳ, cùng với sự phát triển khơng ngừng của xã hội thì các quy định cũng cần được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế. Khơng thể phủ nhận những đóng góp to lớn của các đơ thị cho nền kinh tế - xã hội của cả nước, góp phần đưa đất nước từ nước nghèo, kém phát triển gia nhập nhóm nước có nền kinh tế đang phát triển với thu nhập trung bình. Mặc dù vậy, chúng ta cũng không thể không quan tâm đến những vấn đề còn tồn tại ở các đơ thị hiện nay như: tình trạng ngập nước, ùn tắc giao thơng, q tải ở các trường học, bệnh viện, ơ nhiễm khơng khí, quá tải rác thải,… đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của cư dân đô thị. Những vấn đề tồn tại này đến từ nhiều nguyên nhân: việc thực thi pháp luật về quy hoạch đô thị chưa thật sự hiệu quả, một số nội dung quy định của luật còn chưa phù hợp, còn chồng chéo với một số luật khác; quy hoạch đô thị được lập có tính khả thi khơng cao, khơng đồng bộ với các quy hoạch khác; một bộ phận người dân chưa có ý thức chấp hành pháp luật về trật tự đơ thị; năng lực, trình độ chun mơn của một số cán bộ chưa cao, trong thực thi nhiệm vụ chưa thể
hiện hết vai trò trách nhiệm hoặc còn hiện tượng “làm ngơ” đối với những sai phạm,…
Từ những hạn chế, bất cập qua quá trình thực thi pháp luật về quy hoạch đô thị ở Bến Tre, tác giả đề xuất một số giải pháp như:
- Nâng cao năng lực, trình độ chun mơn của cán bộ và có chính sách thu hút nhân tài phục vụ cho Đảng và Nhà nước. Đồng thời, có biện pháp xử lý nghiêm những trường hợp cán bộ làm sai để răn đe, ngăn ngừa những sai phạm tương tự.
- Phân công nhiệm vụ cụ thể đối với cá nhân, tổ chức để tránh đùn đẩy trách nhiệm khi có vi phạm xảy ra. Khi phát hiện trường hợp vi phạm hoặc nhận được thông tin tố giác từ người dân, cần phải kiểm tra, xử lý nghiêm theo đúng quy định, không để xảy ra sai phạm kéo dài gây bức xúc trong cộng đồng dân cư.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các quy định của pháp luật để người dân có ý thức chấp hành. Cơng khai quy hoạch một cách thường xuyên qua nhiều kênh để mọi người dễ dàng tiếp cận.
- Thực hiện tốt, nghiêm túc việc lấy ý kiến cộng đồng về quy hoạch để tạo sự đồng thuận và đảm bảo tính khả thi của quy hoạch. Bổ sung tiêu chí về tính đồng bộ giữa quy hoạch đô thị với các quy hoạch khác trong thẩm định và phê duyệt quy hoạch.
- Quy định cụ thể, rõ ràng hơn đối với nội dung điều chỉnh quy hoạch cục bộ và quy hoạch tổng thể để có sự minh bạch trong điều chỉnh.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực quy hoạch và quản lý quy hoạch đô thị từ Trung ương đến địa phương để kịp thời phát hiện và xử lý sai phạm, củng cố niềm tin của nhân dân. Đồng thời khuyến khích người dân chủ động thơng tin, tố giác những vi phạm trong lĩnh vực trật tự đô thị.
- Quan tâm cơng tác rà sốt, đánh giá tính khả thi, hiệu quả của quy hoạch hiện hành để kịp thời điều chỉnh. Tuy nhiên, việc điều chỉnh cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng và thực hiện theo quy định của pháp luật.
Việc thực hiện tốt các quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị sẽ giúp xây dựng đô thị văn minh, phát triển bền vững. Do đó, các cơ quan chức năng cần nghiên cứu sâu các văn bản chuyên ngành và áp dụng có hiệu quả để việc lập quy hoạch được khả thi và quản lý được thuận lợi. Nếu các địa phương đều thực hiện tốt sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, đưa nước ta tiến gần hơn so với nền kinh tế của các nước phát triển.
1. Khuất Tân Hưng, 2018. Đô thị mới Linh Đàm: Tiếc cho một bản quy hoạch không thành https://www.tapchikientruc.com.vn/chuyen-muc/thi-moi- linh-dam-tiec-cho-mot-ban-quy-hoach-khong-thanh.html
2. Lê Đàm Ngọc Tú, 2012. Giáo trình Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị. Đại học Xây dựng miền Trung.
3. Lê Thị Hồng Phượng, 2014. Pháp luật về quy hoạch đô thị ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại thánh phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Luận văn Thạc sỹ. Đại học Quốc gia Hà Nội.
4. Mai Thanh, 2018. Bến Tre hoàn thành kế hoạch về quy hoạch và phát triển đô thị http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/quy-hoach-kien- truc/ben-tre-hoanh-thanh-ke-hoach-ve-quy-hoach-va-phat-trien-do-thi.html
5. Nguyễn Tố Lăng, 2017. Báo cáo đào tạo nguồn nhân lực quản lý phát triển đô thị: Thực trạng và nhu cầu. Trường Đại học Kiến trúc.
6. Nhất Nam, 2018. Quy hoạch đơ thị, bài tốn khó cần sớm có lời giải http://tapchitaichinh.vn/thi-truong-tai-chinh/quy-hoach-do-thi-bai-toan-kho- can-som-co-loi-giai-144022.html
7. Phạm Sỹ Liêm, 2015. Bàn về quản lý, phát triển đô thị theo quy hoạch http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/quy-hoach-kien-truc/quy-
hoach/ban-ve-quan-ly-phat-trien-do-thi-theo-quy-hoach.html
8. Reatimes.vn, 2018. Hết năm 2017, tỷ lệ đơ thị hóa đạt khoảng 37,5% http://baodauthau.vn/bat-dong-san/het-nam-2017-ty-le-do-thi-hoa-dat-
khoang-375-61951.html
9. Thảo Du, 2018. Phú Quốc: Nhiều bất cập trong quy hoạch đô thị http://thanhtra.com.vn/xa-hoi/nhieu-bat-cap-trong-quy-hoach-do-
thi_t114c34n138637
10. Trịnh Duy Luân, 2018. Quản lý xã hội và đơ thị hóa ở Việt Nam http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/thuc-tien/item/2396-quan-ly-xa-hoi- va-do-thi-hoa-o-viet-nam.html
11. Trương Văn Quảng, 2017. Báo cáo sử dụng đất đai phát triển đô thị và một số vấn đề cần trao đổi.
2. Luật Đất đai 2013 3. Luật Xây dựng 2014 4. Luật Quy hoạch 2017
5. Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị
6. Nghị định 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 của Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý cơng trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở
7. Thông tư số 05/2017/TT-BXD ngày 05/4/2017 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đơ thị
8. Nghị quyết số 34/NQ-CP ngày 11/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập thành phố Bến Tre thuộc tỉnh Bến Tre
9. Nghị quyết số 49/NQ-CP ngày 05/4/2013 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Châu Thành để mở rộng địa giới hành chính thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre
10. Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH2013 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
11. Quyết định số 174/QĐ-TTg công nhận Thành phố Bến Tre đạt chuẩn đô thị loại II trực thuộc tỉnh Bến Tre