Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Theo định nghĩa của Ngân hàng thế giới thì: “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào việc phát triển kinh tế bền vững, thơng qua những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động
và các thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và tồn xã hội theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội”.
Với quan điểm cho rằng ngân hàng cũng là một loại hình doanh nghiệp thì tiêu chuẩn ISO 26000 cho rằng:“Trách nhiệm xã hội của ngân hàng là sự tự nguyện của ngân hàng cam kết thực hiện tốt các vấn đề về quản trị công ty, quyền con người, thực hành lao động, môi trường, công bằng trong hoạt động, khách hàng và cộng đồng trên cơ sở tuân thủ các luật pháp quốc gia, thông lệ quốc tế và đảm bảo hài hịa lợi ích các bên đồng thời góp phần phát triển kinh tế xã hội quốc gia một cách bền vững”.
Theo tác giả thì trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là sự cam kết của doanh nghiệp vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, đảm bảo chất lượng đời sống của người lao động, đảm bảo lợi ích cho cả tồn cộng đồng thơng qua trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm thiện nguyện.
2.1.2 Các quan điểm lý thuyết về trách nhiệm xã hội
Có nhiều quan điểm khác nhau về CSR, dưới đây là các quan điểm lý thuyết khác khác nhau về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp như: Lý thuyết cổ đông, lý thuyết đại diện, lý thuyết các bên liên quan, và mơ hình kim tự tháp của trách nhiệm xã hội.
Lý thuyết cổ đông (Shareholder Theory): đây là lý thuyết để hình thành khái
niệm về CSR. Theo lý thuyết cổ đơng thì nhiệm vụ của các DN, của các nhà quản trị DN là làm sao để tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp, tối đa hóa sự giàu có của cổ đơng mà khơng cần phải thực hiện một trách nhiệm xã hội nào (Friedman, 1962). Tuy nhiên sau đó các nhà nghiên cứu khác đưa ra những nhận định khác nhau và chỉ trích quan điểm này rất nhiều.
Lý thuyết đại diện (Agency Theory): theo Jensen và Meckling (1976) thì giữa
các nhà quản lý trong doanh nghiệp và những cổ đông ln tồn tại sự xung đột lợi ích. Theo Barnea và Rubin (2010) cho rằng các nhà quản trị doanh nghiệp quá quan
tâm đến việc đầu tư q mức vào CSR để có được lợi ích cá nhân và việc xây dựng danh tiếng, chi phí cho các cổ đơng. Mặt khác, Jo và Harjoto (2011) cung cấp bằng chứng ủng hộ quan điểm giải quyết xung đột trong đó tuyên bố rằng các nhà quản lý tham gia vào CSR để giải quyết các xung đột giữa các bên liên quan khác nhau. Lý thuyết này còn chỉ ra rằng việc phát triển TNXH sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder theory): theo Freeman (1994) thì lý
thuyết các bên liên quan là một nhiệm vụ chính yếu cho các nhà quản lý là cân bằng các tập hợp quan hệ có thể ảnh hưởng đến việc một tổ chức có thể đạt được những mục tiêu đề ra. Theo quan điểm này thì thành cơng của một tổ chức phụ thuộc vào mức độ quản lý các mối quan hệ với các nhóm chính như khách hàng, nhân viên, nhà cung cấp, cộng đồng, tài chính và những người khác có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện mục đích của tổ chức. Cơng việc của người quản lý là giữ sự hỗ trợ của tất cả các nhóm này, cân bằng lợi ích của họ. Bên cạnh đó thì McGuire và cộng sự (1988) cho rằng “Các nghiên cứu trước về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã định nghĩa vai trò của các bên liên quan trong việc tác động lên quyết định tổ chức”. Lý thuyết các bên liên quan được sử dụng để giải thích các mơ hình trách nhiệm xã hội; các động lực của doanh nghiệp liên quan đến việc thực hành trách nhiệm xã hội (Fernando và cộng sự, 2014).
Lý thuyết tính chính đáng (Legitimacy theory): Lý thuyết về tính chính đáng
có nguồn gốc lý thuyết từ kinh tế chính trị. Quan điểm trong kinh tế chính trị cho rằng khía cạnh kinh tế khơng tách rời ngữ cảnh chính trị, xã hội và thể chế mà nền kinh tế đó đang hoạt động (Gray et al., 1996). Lý thuyết tính chính đáng cho rằng sự tồn tại liên tục của các tổ chức được xác lập bởi sức mạnh thị trường và các kỳ vọng của xã hội. Do đó việc thấu hiểu được các mối quan tâm rộng hơn của công chúng được thể hiện qua các kỳ vọng xã hội trở thành một yếu tố quan trọng trong sự tồn tại của tổ chức. Lý thuyết tập trung vào phỏng đoán rằng tổ chức phải giữ vị trí xã hội của mình bằng cách đáp ứng các yêu cầu mà xã hội mong muốn. Điều này đã được chứng minh
qua các nghiên cứu của Shocker và Sethi (1974), Guthrie và Parker (1989) và Suchman (1995).
Deegan (2002) đã đưa ra một nhìn nhận tổng quan về tính chính đáng và các động cơ để các nhà quản lý cung cấp các báo cáo về hoạt động CSR. Ông đã đưa ra nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tính chính đáng có ảnh hưởng tới động cơ đằng sau việc cung cấp các báo cáo về CSR. Deegan (2002) đã đánh giá các nghiên cứu trước đó và phát hiện ra các thông tin cung cấp trong báo cáo hàng năm là một cơng cụ để duy trì tính chính đáng. Đánh giá cũng cho rằng để thuyết phục cơng chúng nhiều hơn thì tổ chức thường cung cấp càng nhiều thông tin về CSR.
2.1.3 Các cách tiếp cận trách nhiệm xã hội
Mặc dù hiện nay CSR là một vấn đề được đề cập tương đối phổ biến. Nhưng trên thực tế còn nhiều cách tiếp cận khác nhau về CSR, dưới đây là một vài hướng tiếp cận phổ biến:
Các bên liên quan: Freeman (1984) đầu tiên tiếp cận lý thuyết này là về đạo
đức kinh doanh trong một tổ chức. Các bên liên quan là bất kỳ nhóm hay cá nhân bị ảnh hưởng, có thể trực tiếp hoặc gián tiếp, bởi các hoạt động của công ty (nhân viên, cổ đông, khách hàng, cộng đồng, đối tác). Các doanh nghiệp cần phải thực hiện cân bằng lợi ích tối ưu nếu các bên xung đột lợi ích (Deegan và Samkin, 2009).
Hình 2.1 Các đối tượng tác động của trách nhiệm xã hội
Mơ hình kim tự tháp: được Carroll (1991) đề xuất. Ông đã đồng thuận với diễn
giải về CSR của Bowen (1953) “nghĩa vụ của doanh nghiệp là theo đuổi các chính sách nhằm đưa ra quyết định hướng tới thỏa mãn các mục tiêu và giá trị của xã hội”. Trên cơ sở này Carroll đã phát triển một cách chi tiết hơn khái niệm CSR, làm rõ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm : kinh tế, pháp lý, đạo đức và nghĩa vụ thiện nguyện mà xã hội trông đợi ở doanh nghiệp trong mỗi thời điểm nhất định. Bốn khía cạnh này được Carroll sắp xếp trong mơ hình kim tự tháp như bên dưới:
Hình 2.2 Mơ hình kim tự tháp
Trách nhiệm kinh tế: Theo Caroll đầu tiên khi nói về trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp là nói đến trách nhiệm kinh tế bởi vì vấn đề kinh tế là vấn đề quan trọng của mỗi doanh nghiệp, nó là vấn đề đầu tiên và quyết định sự sống cịn của doanh nghiệp. Vai trị chính của các doanh nghiệp thể hiện ở trách nhiệm kinh tế là sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng cần. Động cơ về lợi nhuận được thiết lập như là động lực chính cho tinh thần kinh doanh của doanh nghiệp.
Trách nhiệm pháp lý: được mô tả như là tầng tiếp theo trong mơ hình này để
miêu tả sự phát triển của trách nhiệm xã hội lên một nấc thang mới. Trách nhiệm pháp lý tồn tại song song với các trách nhiệm kinh tế. Trách nhiệm pháp lý phản ánh quan điểm về "đạo đức được mã hóa" theo nghĩa là chúng thể hiện quan niệm cơ bản về các hoạt động kinh tế công bằng do các cơ quan lập pháp nhà nước thiết lập nhằm đảm bảo doanh nghiệp hoạt động trong khuôn khổ quy định chung và ngăn cản doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động có hại tới xã hội. Khi bắt đầu tham gia kinh doanh, doanh nghiệp được xã hội yêu cầu thực hiện “hợp đồng xã hội” thông qua pháp luật, các công ty được kỳ vọng là sẽ theo đuổi các nhiệm vụ kinh tế của họ trong khuôn khổ pháp luật. Xã hội yêu cầu các doanh nghiệp hoạt động làm sao đạt được lợi ích về mặt kinh tế mà khơng thực hiện các hành vi sai trái. Do đó, một bộ phận khơng thể tách rời của doanh nghiệp khi nói về trách nhiệm xã hội đó chính là việc doanh nghiệp tuân thủ pháp luật.
Trách nhiệm đạo đức: Tầng thứ ba của CSR là trách nhiệm đạo đức. Mặc dù
các trách nhiệm kinh tế và pháp lý đã thể hiện được phần lớn các trách nhiệm bắt buộc đối với doanh nghiệp liên quan tới các ràng buộc kinh tế và pháp lý. Tuy nhiên, ngoài ra xã hội cũng mong đợi doanh nghiệp tuân thủ các chuẩn mực đạo đức khơng hoặc chưa được luật hóa thành văn bản pháp lý. Trách nhiệm đạo đức phản ánh các tiêu chuẩn, định mức, kỳ vọng hoặc mối quan tâm của nhiều đối tượng bao gồm người tiêu dùng, nhân viên, cổ đơng và cộng đồng. Nói một cách khác, trách nhiệm đạo đức là sự kỳ vọng cao hơn mà xã hội yêu cầu doanh nghiệp đạt được so với các quy định pháp lý hiện hành. Mặc dù trách nhiệm đạo đức được mô tả như tầng tiếp theo của
kim tự tháp CSR, nhưng trách nhiệm đạo đức có mối tương tác năng động với trách nhiệm pháp lý và kinh tế. Nghĩa là, trách nhiệm đạo đức liên tục được đẩy mạnh để trở thành các trách nhiệm pháp lý bắt buộc nhằm đáp ứng yêu cầu cao hơn của xã hội vào doanh nhiệp. Do đó việc nhận biết và thực hiện đầy đủ các trách nhiệm đạo đức là không phải là dễ dàng đối với các doanh nghiệp khi các giá trị đạo đức là một khái niệm rộng và thay đổi thường xuyên.
Trách nhiệm thiện nguyện: là trách nhiệm mà các doanh nghiệp tham gia thông
qua các hoạt động tích cực nhằm nâng cao phúc lợi (Trevino và Nelson, 1999), là những hoạt động của doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và giá trị con người trong xã hội. Các cộng đồng mong muốn các cơng ty đóng góp tiền bạc, cơ sở vật chất và thời gian của nhân viên cho các chương trình hoặc mục đích nhân đạo, nhưng họ khơng coi các cơng ty là phi đạo đức nếu họ không thực hiện trách nhiệm thiện nguyện này. Do đó, hoạt động từ thiện thường mang tính tự nguyện hơn đối doanh nghiệp mặc dù ln có kỳ vọng của xã hội rằng doanh nghiệp nên tham gia vào các hoạt động này. Các hoạt động này khơng có giới hạn và tùy vào nguồn lực của doanh nghiệp mà họ có thể đóng góp và tham gia.
Thực tế hiện nay thì trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một phạm trù tương đối rộng và được định nghĩa theo nhiều quan điểm khác nhau. Các định nghĩa về trách nhiệm xã hội được diễn đạt theo các cách khác nhau, tuy nhiên nội dung vẫn phản ánh trách nhiệm xã hội đều có đặc điểm chung là bên cạnh việc phát triển của doanh nghiệp sao cho phù hợp với pháp luật hiện hành thì đều phải gắn kết với lợi ích chung của tồn cộng đồng xã hội.
Trong bài nghiên cứu của mình thì tác giả sử dụng mơ hình Kim tự tháp của Carroll (1991,1999) làm phương pháp luận bởi vì mơ hình này có tính tồn diện, là quan điểm được nhiều học giả chấp nhận và được sử dụng nhiều trong các bài nghiên cứu ứng dụng. Bên cạnh đó thì nhiều NHTMCP ở Việt Nam đã cam kết thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo quy tắc và chuẩn mực quốc tế được thiết lập bởi mạng lưới hiệp ước toàn cầu VN (GCNV) và tổ chức Tài chính quốc tế (IFC)
mà trong đó các thành phần của trách nhiệm xã hội là trách nhiệm kinh tế, pháp lý, đạo đức và thiện nguyện luôn được nhấn mạnh.
2.1.4 Đo lường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Do tồn tại nhiều định nghĩa khác nhau về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nên khơng có sự thống nhất trong cách đo lường. Theo như Abbott và Monsen (1979) nói rằng có hai khó khăn cơ bản trong việc đo lường CSR liên quan đến mục tiêu nghiên cứu đó là: thiếu thông tin định lượng về các hoạt động xã hội và việc phát triển một phương pháp phù hợp để đo lường toàn bộ tác động của các hoạt động xã hội của công ty lên phạm vi xã hội rộng hơn.
Nhiều học giả đã đo lường trách nhiệm xã hội theo những cách khác nhau. Tuy nhiên theo ZiYan Zhang (2016) thì có hai phương pháp được công nhận rộng rãi trong việc đo lường CSR:
Phương pháp thứ nhất thường được sử dụng đó là chỉ số nổi tiếng về CSR mà trong đó những người tham gia thử nghiệm sẽ đánh giá về doanh nghiệp trên một hay nhiều phương diện liên quan tới CSR. Cụ thể, hầu hết các nhà nghiên cứu đều sử dụng chỉ số KLD để đo lường CSR trong kiểm tra về mối quan hệ giữa CSR với CFP (Orlitzky et al., 2003; Inoue & Lee., 2011;Cornett et al., 2014), trong khi các tác giả khác sử dụng chỉ số Dow Jones Sustainability World Index (Chih et al., 2010) và số còn lại áp dụng chỉ số xã hội riêng của quốc gia mình (Becchetti et al., 2008; Lech, 2013, Choi et al., 2010; Makni et al., 2009).
Phương pháp thứ hai được sử dụng đó là phân tích nội dung. Thơng thường, phân tích nội dung sử dụng báo cáo về CSR của các công ty được xuất bản thông qua nhiều ấn phẩm, đặc biệt là báo cáo thường niên (Brine et al., 2007; Uadiale and Fagbemi, 2012).
Tóm lại, có nhiều phương pháp khác nhau để đo lường CSR và mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm khác nhau. Tuy nhiên các nghiên cứu thường dựa vào
tình hình thực tế của đề tài nghiên cứu và cách lấy dữ liệu để chọn cách đo lường phù hợp.