Nguồn: Tác giả tổng hợp
Nói về sự cam kết của người lao động đối với tổ chức có nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau. Tuy vậy có thể nhận ra một xu hướng chung trong các nghiên cứu này đó là sự tập trung vào sự các hành vi liên quan tới sự cam kết. Ví dụ như khi chúng ta nói rằng một nhân viên có những hành động vượt ngồi sự mong đợi thì chúng ta tập trung vào biểu hiện của sự cam kết đó là những hành động mà các nhân viên đó thực hiện đóng góp vào tổ chức. Những phương pháp hành vi này đươc thảo luận chi tiết trong nghiên cứu của Staw và Salacik (1977).
Một xu hướng khác nổi lên trong các nghiên cứu đó là định nghĩa sự cam kết trên phương diện cách cư xử. Các nghiên cứu này cho rằng có cư xử mang tính cam kết xuất hiện khi mục tiêu của nhân viên và tổ chức có sự gắn kết thống nhất. Hay nói cách khác nhân viên sẽ có mong muốn trở thành một phần của doanh nghiệp nếu người lao động thấy rằng điều này có thể giúp hồn thành các mục tiêu mà cả cá nhân và doanh nghiệp cùng theo đuổi. Sự cam kết cũng là sự đánh đổi mà bản thân người la động mong muốn nhận được các lợi ích từ việc họ cam kết đối với doanh nghiệp. Đó cũng là cách tiếp cận thứ hai mà chúng ta cần xem xét liên quan tới sự cam kết của nhân viên đối với tổ chức.
Nhằm mục đích phát triển các cơng cụ đo lường cụ thể, cam kết với tổ chức có thể được định nghĩa dựa trên mức độ của sự nhận diện và tham gia của cá nhân vào tổ chức (Porter and Smith). Theo Coetzee, M (2005) thì cam kết tổ chức của người lao động dựa trên 3 yếu tố: (1) niềm tin và sự chấp nhận đối với các mục tiêu và giá trị của tổ chức, (2) sự sẵn sàng của việc bỏ ra các nỗ lực bản thân dưới danh nghĩa của tổ chức, (3) mong muốn là thành viên của tổ chức. Khi định nghĩa sự cam kết theo cách này sự cam kết được hiểu rộng hơn và vượt trên sự trung thành một cách thụ động. Nó thể hiện một mối quan hệ chủ động với tổ chức của cá nhân trong đó các nhân sẵn sàng bỏ ra các nỗ lực của bản thân để hoàn thành mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp. Do đó nếu đứng trên khía cạnh của nhà quan sát bên ngồi, sự cam kết khơng chỉ được nhìn thấy qua niềm tin và ý kiến cá nhân của nhân viên mà nó cịn được nhìn thấy thơng qua hành động của họ. Một điểm quan trọng cần nhắc đến đó là định nghĩa này khơng loại ra khả năng có sự gắn kết khác của các cá nhân đối với các lĩnh vực khác trong môi trường xã hội như là với gia đình, các nghiệp đồn hay là các đảng phái chính trị. Do đó sự cam kết nhấn mạnh vào sự gắn kết của nhân viên đối với tổ chức, trong khi sự thỏa mãn của nhân viên nhấn mạnh vào một môi trường công việc cụ thể mà trong đó nhân viên thực hiện nhiệm vụ của mình (Coetzee, M, 2005).
Thêm vào đó, sự cam kết với tổ chức trên khía cạnh nào đó thường có xu hướng ổn định theo thời gian. Trong khi đó các sự kiện diễn ra hàng ngày thường ảnh hưởng liên tục tới sự thoản mãn về công việc của người lao động tuy nhiên điều này lại thường không làm người lao động đó đánh giá lại sự cam kết của mình đối với tổ chức một cách tồn diện. Cam kết tổ chức thường được phát triển một cách chậm rãi nhưng có xu hướng đồng nhất theo thời gian khi người lao động suy nghĩ sẽ gắn bó với tổ chức mình tham gia. Ngược lại, sự thỏa mãn trong cơng việc thường có xu hướng ít ổn định và phản ánh sự phản ứng tức thời tới một sự việc cụ thể trong môi trường làm việc. Smith, Kendall và Hulin (1969), Porter và cộng sự (1974) đã tìm ra tính hay thay đổi của sự thỏa mãn trong công việc.
Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào hay trong lĩnh vực ngân hàng thì hiệu suất của người lao động ln đóng vai trị quyết định sự thành cơng của tổ chức đó, vì thế các nhà quản trị phải nhận thức rõ một trong những yếu tố tạo nên hiệu suất đó chính là sự cam kết với tổ chức của người lao động. Dựa trên những lập luận nêu trên thì tác giả sẽ sử dụng lý thuyết của Mowday và cộng sự (1982) làm lý thuyết tiếp cận sự cam kết tổ chức của người lao động trong bài nghiên cứu của mình.
2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 2.3.1 Định nghĩa 2.3.1 Định nghĩa
Trong phần này chúng ta đi sâu phân tích về kết quả hoạt động của doanh nghiệp để hiểu rõ hơn phương thức được sử dụng để đánh giá một doanh nghiệp có hoạt động hiệu quả hay không. Các định nghĩa về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chú trọng nhiều là về yếu tố mục tiêu doanh nghiệp cũng chính là kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
Đo lường kết quả hoạt động còn nhiều vấn đề tranh luận và chưa có sự thống nhất về khái niệm (Bourne and ctg, 2010). Từ góc độ khoa học, các nghiên cứu trong các tài liệu về đo lường hiệu suất kết quả hoạt động kinh doanh không nhất quán đối với các nhà nghiên cứu. Nó cho thấy sự hiểu biết của chúng ta về lĩnh vực này vẫn là
mới và chưa hoàn chỉnh. Tác giả trong nghiên cứu này xin trích một số định nghĩa về kết quả hoạt động kinh doanh và đo lường kết quả kinh doanh của một số nghiên cứu để có cái nhìn đa chiều hơn về các khía cạnh của vấn đề.
Theo như định nghĩa về kết quả hoạt động kinh doanh của lý thuyết kế toán hiện đại thì “Kết quả hoạt động kinh doanh là kết quả cuối cùng về các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong một kỳ kế toán nhất định, hay kết quả kinh doanh là biểu hiện bằng phần tiền chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí của các hoạt động kinh tế đã được thực hiện. Kết quả kinh doanh được biểu hiện bằng lãi (nếu doanh thu lớn hơn chi phí) hoặc lỗ (nếu doanh thu nhỏ hơn chi phí)”. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: kết quả hoạt động sản xuất, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác.
Theo định nghĩa của Kaplan và Norton (1992) thì kết quả hoạt động của một doanh nghiệp được xác định dựa trên 4 thành phần cơ bản đó là: vấn đề về tài chính, yếu tố khách hàng, yếu tố quy trình nội bộ và vấn đề học tập phát triển.
Theo định nghĩa của Dyer và Reeves (1995) thì kết quả hoạt động kinh doanh được đánh giá dựa trên 3 thành phần cơ bản đó là: lợi ích tài chính (lợi nhuận, doanh thu, giá thị trường), lợi ích tổ chức (chất lượng, hiệu quả) và lợi ích liên quan nguồn nhân lực (hài lòng, gắn kết, nghỉ việc).
Theo Royal và O Donnell (2005) thì kết quả hoạt động của doanh nghiệp liên quan đến kết quả hoạt động tài chính và mang tính bền vững.
Theo Waal và Coevert (2007), kết quả có nghĩa là q trình liên tục hồn thành mục tiêu tài chính cũng nhu phi tài chính, phát huy năng lực, kỹ năng và cải thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng và quy trình về chất lượng.
Theo Aftab Tariq Dar et al (2014) thì kết quả hoạt động kinh doanh là sự cảm nhận về tổ chức và kết quả hoạt động kinh doanh sẽ được đo lường thông qua 2 yếu tố là lợi nhuận và doanh thu.
Tóm lại, các nhà nghiên cứu đã đưa ra các định nghĩa về kết quả hoạt động kinh doanh chưa có sự thống nhất với nhau và khơng có tính kế thừa. Ngày nay, các nhà nghiên cứu không những đo lường kết quả kinh doanh chỉ bằng các tiêu chí tài chính (ROI,ROA,ROE…) mà cịn đưa các yếu tố phi tài chính (chất lượng sản phẩm dịch vụ, sự thỏa mãn của người lao động…) vào việc đo lường kết quả này. Các nhà quản trị nên quan tâm hơn nữa đến các yếu tố phi tài chính này bởi vì về lâu dài thì các yếu tố này chính là nhân tố cốt lõi để đánh giá sự phát triển mang tính ổn định và bền vững của doanh nghiệp.
Nhiều nhà nghiên cứu đều tán đồng việc đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dưới 2 góc độ đó là chủ quan và khách quan. Việc các nhân viên tự đánh giá về kết quả hoạt động kinh doanh dựa trên thang đo Likert đó là đánh giá chủ quan, cịn đánh giá khách quan thì dựa vào các chỉ số như: doanh thu, chi phí… Theo Robinson và Pearce (1988); Dawes (1999) thì dùng cả 2 cách đánh giá và kết luận rằng kết quả của 2 cách đánh giá này là có tương quan chặt chẽ với nhau. Uncles (2000) đã tổng kết và nhận thấy hầu như kết quả hoạt động kinh doanh được đo lường theo các đánh giá chủ quan. Trong bài nghiên cứu này của mình thì tác giả sẽ đánh giá kết quả hoạt động dựa theo góc độ chủ quan.
2.3.2 Các chỉ tiêu đo lường kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM
Việc đo lường kết quả hoạt động kinh doanh là điều cần thiết và quan trọng bởi vì có đo lường kết quả hoạt động kinh doanh thì mới có cơ sở xem xét, đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp. Quinn and ctg (1990) cho rằng việc đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua các đo lường truyền thống về kế tốn, chi phí, lợi nhuận và báo cáo tổn thất…là quan điểm tĩnh của chi phí và khơng cịn phù hợp với môi trường kinh doanh hiện đại nữa.Yadav and ctg (2013) đã tổng kết xu hướng sử dụng các thang đo lường kết quả hoạt động kinh doanh trong 2 thập niên, từ 1991 đến 2011. Sự thay đổi và phát triển của hệ thống đo lường kết quả hoạt động được trình bày ở hình 2.3.
Hình 2.3 Xu hướng nghiên cứu quản lý và đo lường kết quả hoạt động kinh doanh doanh
Nguồn: Yadav & ctg (2013)
Như đã đề cập ở trên, đối với nhà quản lý ngân hàng, mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất là làm sao lợi nhuận và lợi ích chủ sở hữu sẽ được tối đa hóa nhất. Nhưng do loại hình và quy mơ hoạt động của các ngân hàng là ngành kinh doanh đặc biệt còn chịu ảnh hưởng đến nhiều đối tượng khác như cơ quan quản lý nhà nước như cơ quan thuế, ngân hàng nhà nước, liên quan tới hoạt động điều tiết chính sách tiền tệ quốc gia. Đối với các ngân hàng thương mại thì các mục tiêu phi lợi nhuận theo yêu cầu quản lý điều tiết nền kinh tế còn quan trọng hơn so với các mục tiêu lợi nhuận khác. Đánh giá hoạt động của ngân hàng tương đối phức tạp do sự đa dạng trong các loại hình dịch vụ cung cấp cũng như số lượng khách hàng, số lượng giao dịch lớn. Các chỉ tiêu đo lường thường có mối quan hệ với nhau, sự biến động trong chỉ tiêu này có thể ảnh hưởng tới sự thay đổi của chỉ tiêu khác. Trong phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng cần phân biệt giữa các chỉ tiêu trung gian và chỉ tiêu cuối cùng. Chỉ tiêu trung gian là một bộ phận để tạo nên chỉ tiêu cuối cùng, việc phân tích các chỉ tiêu trung gian giúp ngân hàng có thể tìm ra nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng tới sự thay đổi của các kết quả hoạt động của ngân hàng. Ví dụ chỉ tiêu thu nhập rịng sau thuế, ROE, ROA được xem là chỉ tiêu kết quả cuối cùng. Các chỉ tiêu
doanh thu (doanh thu lãi, doanh thu phí…), chi phí (trả lãi, chi phí hoạt động, chi phí dự phịng…) được lựa chọn là chỉ tiêu kết quả trung gian. Tương tự như vậy các nhóm chỉ tiêu như dư nợ tín dụng, doanh số thanh toán, doanh số kinh doanh ngoại tệ… hoặc rủi ro từng hoạt động (nợ các nhóm, khe hở thời gian, trạng thái hối đoái cũng được xem là chỉ tiêu kết quả trung gian góp phần tạo nên kết quả lợi nhuận cuối cùng. Do ngân hàng có nhiều loại hoạt động để tạo ra lợi nhuận nên kết quả hoạt động của ngân hàng là tổng hợp các kết quả của tín dụng, huy động, kinh doanh chứng khoán, kinh doanh thẻ, merchant... Hàng năm từ kế hoạch tổng thể của toàn bộ ngân hàng, các chi nhánh, công ty con sẽ được phân bổ kế hoạch thực hiện cần đạt được trong năm. Do đó việc đo lường kết quả hoạt động kinh doanh cuối năm của ngân hàng cũng được tiến hành tại các cơng ty con để xác định phần trăm hồn thành kế hoạch từ đó ảnh hưởng đến xem xét khen thưởng cũng như việc lập kế hoạch cho năm tiếp theo.
Có nhiều phương pháp để đo lường và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng tuy nhiên phương pháp Dupont được nhiều nhà quản lý sử dụng vì phương pháp này chỉ ra mối qua hệ tương hỗ giữa các chỉ tiêu nhằm phân tích tất cả các yếu tố liên quan tới ROE, ROA như: doanh thu của ngân hàng, các loại hình chi phí, số nhân vốn và lãi suất… tất cả những yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng.
Trong bài nghiên cứu của mình thì tác giả sử dụng quan điểm của Kaplan and Norton (1992) và kết hợp với quan điểm của Waal and Coevert (2007) để đo lường kết quả hoạt động kinh doanh bởi nó đáp ứng được tính hệ thống và tồn diện trong đo lường kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong môi trường năng động như hiện nay.
Các chỉ tiêu đo lường kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng được đánh giá dựa trên các tiêu chí như sau:
- Tỷ lệ nợ xấu (Trần Huy Hồng, 2008): phản ánh tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng, gây thiệt hại cho ngân hàng và trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
- Tiêu chí về kết quả tài chính (Kaplan and Norton, 1992; Waal and Coevert, 2007): Các chỉ tiêu được đưa ra phân tích là các chỉ tiêu thu nhập trên tổng tài sản (ROA), thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE),thu nhập trên cổ phần (EPS).
- Khía cạnh về vận hành và quy trình nội bộ (Kaplan and Norton, 1992; Waal and Coevert, 2007; Laihonen and ctg,2014) là các chỉ tiêu phi tài chính bao gồm: thị phần, tăng trưởng quy mơ và nguồn nhân lực.
- Sự hài lòng của khách hàng (Kaplan and Norton, 1992; Laihonen and ctg,2014): các số liệu về số lượng khách hàng hiện hữu, khách hàng mới, số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ… được thu thập để đánh giá thường xuyên.
- Khía cạnh về học tập và phát triển (Kaplan and Norton, 1992; Waal and Coevert, 2007): người lao động với kiến thức chuyên môn, kỹ năng, khả năng làm chủ công nghệ và thái độ đối với công việc sẽ quyết định cho sự tồn tại và phát triển của tổ chức.
2.4 Các nghiên cứu liên quan 2.4.1 Nghiên cứu nước ngoài 2.4.1 Nghiên cứu nước ngoài
Trong các năm qua trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa CSR và người lao động. Như mối quan hệ giữa CSR với niềm tin và sự cam kết với tổ chức của người lao động, mối quan hệ giữa CSR và kết quả hoạt động. Dưới đây là các mơ hình đã được nghiên cứu.
Nghiên cứu của Yong-Ki Lee và cộng sự (2012) :Ảnh hưởng của các khía cạnh khác nhau của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến hiệu quả tài chính doanh nghiệp trong các ngành liên quan đến du lịch.
Mục tiêu là để kiểm tra tác động của CSR tới niềm tin với tổ chức và sự hài lịng trong cơng việc và mối quan hệ với kết quả (sự gắn kết với tổ chức và doanh thu) của các nhân viên dịch vụ.
Bài nghiên cứu đã được khảo sát trên 276 nhân viên của các đại lý thực phẩm tại Hàn Quốc để xem sự nhận thức của họ về CSR của bên nhượng quyền và các hoạt động ảnh hưởng đến mối quan hệ của họ với doanh nghiệp được nhượng quyền.
CSR được nghiên cứu dựa trên 4 thành phần bao gồm: Trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm pháp lý, trách đạo đức vá trách nhiệm từ thiện.
Theo kết quả nghiên cứu, niềm tin với tổ chức có tác động đến sự gắn kết tổ