CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
4.3. Những thành tựu và hạn chế trong quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
4.3.1.4. Mơ hình tổ chức quản trị rủi ro tín dụng đƣợc hình thành
BIDV đã xây dựng đƣợc mơ hình quản trị RRTD trong toàn hệ thống tƣơng đối đầy đủ với các chức năng đảm bảo bao phủ toàn bộ các nội dung trong quản trị RRTD. Các nội dung trong việc quản trị RRTD sẽ đƣợc thực hiện bởi Hội sở chính hoặc Chi nhánh chỉ quản trị trong phạm vi từng khách hàng hoặc tại riêng chi nhánh mình đang quản lý.
4.3.2. Những hạn chế trong cơng tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam
Hạn chế của công tác quản trị RRTD của BIDV trong thời gian qua biểu hiện thông qua những bất cập còn tồn tại trong từng nội dung của quản trị RRTD, cụ thể nhƣ sau:
4.3.2.1. Mơ hình quản lý tín dụng khơng phù hợp
Hiện nay, BIDV đang thực hiện áp dụng mơ hình quản lý tín dụng phân tán. Mơ hình này áp dụng tại BIDV thời gian vừa qua lại bộc lộ 3 nhƣợc điểm lớn nhƣ sau:
- Chi nhánh phê duyệt tín dụng vƣợt thẩm quyền đƣợc giao: Nhƣợc điểm này đƣợc thể hiện qua nhiều hình thức nhƣ xác định sai tổng giới hạn tín dụng của khách hàng thơng qua việc bỏ sót các nhóm khách hàng liên quan, giảm thời hạn cho vay, giảm số tiền cấp tín dụng…Rõ ràng, việc sử dụng các kỹ thuật nêu trên sẽ gây ra RRTD lớn cho ngân hàng khi việc giảm thời hạn cho vay trong khi thực tế khoản vay cần nhiều thời gian hơn để tạo ra dòng tiền trả nợ; giảm số tiền cấp tín dụng trong khi doanh nghiệp khơng có đủ nguồn vốn tự có để tham gia phƣơng án sản xuất kinh doanh; hay việc bỏ sót nhóm khách hàng liên quan sẽ gây ra tình trạng tín dụng tập trung chủ yếu tại một số nhóm khách hàng nhất định đòi hỏi ngân hàng cần phải chặt chẽ hơn trong khâu giám sát và quản lý khoản vay. Nhƣ vậy, khả năng khách hàng khơng hồn trả đƣợc nợ là rất cao khi ngân hàng áp dụng các biện pháp nêu trên để tránh việc hồ sơ vay
phải bị chuyển lên Hội sở chính thẩm định lại làm cho khả năng phê duyệt tín dụng của khoản vay bị giảm xuống.
- Chi nhánh không thực hiện đầy đủ các điều kiện tín dụng theo nhƣ phê duyệt của Hội sở chính: Thơng thƣờng, sau khi đã có phê duyệt tín dụng của Hội sở chính thì Chi nhánh sẽ dựa trên các điều kiện tín dụng để phối hợp, đơn đốc khách hàng hoàn thiện trƣớc và/hoặc sau khi giải ngân. Tuy nhiên, một khi Chi nhánh đã chịu áp lực về chỉ tiêu kinh doanh, hay muốn giữ chân các khách hàng quan trọng thì sẽ bỏ qua hoặc phớt lờ các điều kiện tín dụng của Hội sở chính. Định kỳ hàng quý, Hội sở chính chỉ yêu cầu các Chi nhánh báo cáo lại các khoản cấp tín dụng chƣa đáp ứng điều kiện Hội sở chính phê duyệt mà chƣa có các biện pháp khác để kiểm tra chất lƣợng thông tin báo cáo của các chi nhánh. Khi việc thực hiện các điều kiện tín dụng nhằm giảm thiểu RRTD cho khoản vay không đƣợc quan tâm hay cố tình bỏ qua thì sẽ làm tăng khả năng khách hàng không trả đƣợc nợ cho ngân hàng.
- Bộ phận QLRR tại BIDV không đảm bảo đƣợc sự độc lập trong mơ hình quản trị RRTD: Thực tế hiện nay, các báo cáo tái thẩm định của bộ phận QLRR tại các Chi nhánh khi xét duyệt tín dụng chịu ảnh hƣởng rất lớn từ quyết định của Ban giám đốc Chi nhánh. Vai trò của bộ phận QLRR chỉ dừng lại ở mức độ tham mƣu, hỗ trợ chứ khơng có tác động đến các quyết định cấp tín dụng tại Chi nhánh.
Sự phân cấp thẩm quyền cấp tín dụng của Hội sở chính BIDV đối với chi nhánh ở mức tƣơng đối lớn. Ví dụ nhƣ đối với một chi nhánh đƣợc xếp hạng là Chi nhánh hạng I tại BIDV có thể đƣợc phân quyền phán quyết tín dụng lên đến 110 tỷ đồng. Trong khi các công cụ quản lý chƣa đƣợc tự động hóa, hệ thống thơng tin, báo cáo, thơng tin kiểm sốt chậm trễ rất dễ làm giảm hiệu quả quản lý và giám sát của hội sở chính, tăng mức RRTD. Chi nhánh hoạt động gần nhƣ một Ngân hàng độc lập, chƣa kể việc phân chia khoản vay nhỏ để vừa đúng
mức phê duyệt đƣợc uỷ quyền của chi nhánh, khơng trình phê duyệt về hội sở chính đã làm tăng RRTD ở cấp thực hiện. Vì thế, trong thời gian qua, một số chi nhánh khi có đồn kiểm tra trực tiếp của Hội sở chính mới bộc lộ nhiều sai sót trong q trình cấp tín dụng.
4.3.2.2. Chƣa có sự quan tâm đúng mức đến công tác nhận diện rủi ro tín dụng
Mặc dù đã xây dựng đƣợc bộ chỉ tiêu các dấu hiệu cảnh báo sớm RRTD tuy nhiên tồn tại lớn nhất đó là các dấu hiệu này hiện nay đang do các Chi nhánh tự chủ động thực hiện nhập trên hệ thống chứ hệ thống chƣa có chức năng để tự động rà sốt các dấu hiệu có thể nhận diện đƣợc thông qua các dữ liệu đã đƣợc lƣu sẵn nhƣ số ngày quá hạn, tỷ lệ chuyển doanh thu, tỷ lệ TSBĐ chƣa đáp ứng chính sách đƣợc phê duyệt, nhờ đó mà giúp tăng tính hiệu quả và đảm bảo số liệu cập nhật theo thời gian. Bên cạnh hạn chế về năng lực của cán bộ quản lý khách hàng trong việc nhận diện các dấu hiệu rủi ro thì một số nguyên nhân khác nhƣ áp lực chỉ tiêu kinh doanh…cũng khiến cho việc nhập thông tin cho các dấu hiệu cảnh bảo sớm RRTD tại BIDV chƣa đƣợc chú trọng hoặc cố tình nhập sai để đảm bảo mức xếp hạng của khách hàng không bị thay đổi. Trong các văn bản hiện có của BIDV cũng khơng có những quy định u cầu về việc phải nhập các dấu hiệu cảnh báo sớm RRTD, hoặc các chế tài xử lý vi phạm trong trƣờng hợp không nhập hoặc nhập sai thơng tin.
Bên cạnh đó, một trong những công cụ tiên tiến đang đƣợc các ngân hàng sử dụng đó là xây dựng bài kiểm tra khả năng chịu đựng RRTD (stress test). Trong bài kiểm tra này, các kịch bản khác nhau sẽ đƣợc xây dựng để kiểm tra khả năng chịu đựng của BIDV đối với các tổn thất phát sinh do RRTD gây ra, nhờ đó giúp ngân hàng có thể phân bổ nguồn lực khắc phục và giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên, hiện nay BIDV mới thực hiện dự báo các yếu tố kinh tế vĩ mô của Việt Nam nhƣ chỉ số CPI, giá trị đầu tƣ, giá trị xuất nhập khẩu, lãi suất…,
trong điều kiện thông thƣờng chứ chƣa dự báo trong điều kiện căng thẳng cũng nhƣ chƣa xem xét đến các biến động bên ngồi có tác động lên nền kinh tế Việt Nam (ví dụ, chiến tranh thƣơng mại Mỹ - Trung Quốc).
Nhƣ vậy, có thể thấy rằng, hiện nay mặc dù BIDV đã có những cố gắng trong việc xây dựng đƣợc bộ dấu hiệu cảnh báo sớm RRTD tuy nhiên việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện và áp dụng các dấu hiệu này trong việc nhận diện RRTD cũng nhƣ áp dụng các công cụ mới và tiên tiến nhƣ stress test vẫn chƣa đƣợc chú trọng tại BIDV.
4.3.2.3. Hệ thống đo lƣờng rủi ro tín dụng cịn hạn chế
Hiện nay, BIDV mới chỉ có HTXHTDNB để đánh giá rủi ro của khách hàng, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế, cụ thể là:
Thứ nhất, quy trình nhập liệu và chấm điểm XHTDNB dễ bị thao túng bởi các Chi nhánh. Hiện nay, quy trình chấm điểm đối với các khách hàng do
cán bộ QLKH nhập thủ công tồn bộ, sau khi đƣợc lãnh đạo phịng phê duyệt sẽ chuyển lên rà soát một lần nữa tại bộ phận QLRR. Khi 2 phòng đã thống nhất kết quả định hạng sẽ trình ra Hội đồng tín dụng cơ sở của Chi nhánh để đƣợc phê duyệt định hạng chính thức. Nhƣ vậy, việc định hạng hiện nay toàn bộ do Chi nhánh thực hiện mà khơng có sự tham gia của Hội sở chính. Điều này sẽ gây ra rủi ro khi Chi nhánh thay đổi dữ liệu đầu vào để kết quả định hạng của khách hàng đƣợc cao hơn, từ đó tác động đến chính sách khách hàng, kết quả phân loại nợ và trích lập DPRR.
Thứ hai, nguồn thông tin dùng để phục vụ cho việc định hạng tín dụng chưa đáp ứng được yêu cầu của việc nhập dữ liệu định hạng. Cụ thể, một số chỉ
tiêu định hạng do bộ phận QLKH và bộ phận QLRR khơng có sẵn từ nguồn dữ liệu trên hệ thống của ngân hàng mà phải tổng hợp từ các nguồn thông tin khác nhau nhƣ Internet, báo cáo ngành do các đơn vị nghiên cứu thị trƣờng xuất bản, đối tác của khách hàng đang có quan hệ với BIDV… trong khi đó BIDV chƣa
xây dựng đƣợc hệ thống dữ liệu ngành cũng nhƣ có các báo cáo định kỳ cập nhật chỉ tiêu vĩ mô nhƣ lãi suất, tỷ giá, chiến tranh thƣơng mại…tác động đến ngành kinh tế nói chung và khách hàng nói riêng.
Thứ ba, khả năng đo lường RRTD từ HTXHTDNB của BIDV kém. Cụ
thể, HTXHTDNB của BIDV chƣa bao gồm các nhân tố rủi ro PD, LGD, EAD và M (kỳ hạn hiệu lực của khoản tín dụng). Điều này dẫn đến việc BIDV khơng có khả năng dự báo đƣợc lợi nhuận kỳ vọng, xác suất và tổn thất khi xảy ra rủi ro do giải ngân cho khách hàng vay vốn, từ đó việc đƣa ra các chiến lƣợc, định hƣớng kinh doanh của BIDV cũng sẽ gặp khó khăn. Các chính sách áp dụng cho khách hàng, việc định giá lãi suất cho vay cũng thực hiện theo cảm tính mà khơng có cơ sở khoa học.
Mặc dù kể từ năm 2016 BIDV đã tích cực trong việc xây dựng các mơ hình để đo lƣờng RRTD theo tiêu chuẩn Basel II nhƣng thực tế tiến độ triển khai bị chậm so với kế hoạch đề ra. Cụ thể, theo kế hoạch của dự án thì các Chi nhánh phải hoàn tất việc nhập và xác thực dữ liệu trong tháng 03/2017 nhƣng trên thực tế đến tháng 06/2017 thì cơng việc trên mới hồn tất. Nguyên nhân gây ra việc chậm trễ theo báo cáo của các Chi nhánh đó là do thời gian yêu cầu dữ liệu là từ 3 – 5 năm nên các Chi nhánh phải tìm kiếm lại các hồ sơ cũ đã đƣợc lƣu để nhập lại dữ liệu, trong đó có một số hồ sơ bị thất lạc, không đƣợc lƣu theo đúng tiêu chuẩn ISO nên mất thời gian khá lâu để tìm kiếm. Một khó khăn khác đó là do sự luân chuyển và đổi mới nhân sự khiến cho việc nhập và xác thực dữ liệu cũng tốn rất nhiều thời gian vì cán bộ chuyên quản phải đọc lại hồ sơ để hiểu đúng các thông tin yêu cầu đƣợc nhập. Ngồi ra, trong q trình thực hiện cịn phát sinh những khó khăn liên quan đến yếu tố công nghệ phải nâng cấp, chỉnh sửa để đảm bảo dữ liệu thu thập đƣợc đánh giá đầy đủ theo yêu cầu. Nhƣ vậy, có thể thấy yếu tố lƣu trữ thông tin và hạn chế về cơng nghệ đã
phần nào cản trở tiến trình cũng nhƣ độ chính xác trong việc thực hiện các quy định đáp ứng tiêu chuẩn Basel.
4.3.2.4. Chiến lƣợc và chính sách quản trị rủi ro tín dụng chƣa tồn diện diện
Mặc dù đã xây dựng đƣợc về cơ bản chiến lƣợc và chính sách quản trị RRTD cũng nhƣ Tuyên bố khẩu vị rủi ro hàng năm nhƣng các chiến lƣợc, chính sách và Tuyên bố khẩu vị rủi ro này vẫn cịn chung chung và mang tính manh mún mà chƣa đáp ứng đƣợc những yêu cầu tối thiểu của một chiến lƣợc RRTD đó là: (i) chƣa phản ánh đƣợc khả năng chịu đựng rủi ro và mức lợi nhuận ngân hàng kỳ vọng đạt đƣợc phù hợp với mức độ rủi ro mà ngân hàng đã chấp nhận; (ii) chƣa xây dựng đƣợc một chính sách quản trị RRTD gắn kết 4 nội dung bao gồm nhận dạng rủi ro, đo lƣờng rủi ro, giám sát và kiểm soát rủi ro thành một chuỗi quy trình chặt chẽ, nối tiếp và gắn kết với nhau để hình thành tƣ duy tổng quát trong việc quản trị RRTD đối với từng cán bộ làm việc có liên quan đến cơng tác tín dụng.
Việc khơng xây dựng đƣợc chiến lƣợc và chính sách quản trị RRTD tồn diện dẫn đến hai bất cập: Thứ nhất, các chỉ đạo trong việc phát triển chỉ tiêu kinh doanh của BIDV không thực sự chủ động. Cụ thể, khi các điều kiện của nền kinh tế thuận lợi thì BIDV thƣờng mở rộng cho vay quá mức đến khi các điều kiện của nền kinh tế trở nên khó khăn ảnh hƣởng đến doanh nghiệp thì lại siết chặt tín dụng quá mức, ngay cả đối với các khách hàng tốt. Thứ hai, nhận thức về tầm quan trọng của từng nội dung trong việc quản trị RRTD của các cán bộ thực hiện cơng tác tín dụng chƣa đầy đủ, thƣờng chỉ tập trung ở một số khâu nhƣ thẩm định phƣơng án trƣớc cho vay, kiểm soát hồ sơ giải ngân mà quên đi việc phải quản lý dòng tiền trả nợ của khách hàng, hay cách thức nhận diện các dấu hiệu tiềm tàng dẫn đến RRTD để có biện pháp ứng xử phù hợp và kịp thời.
4.3.2.5. Quy trình cấp tín dụng cịn bất cập
Trong số các văn bản, quy định liên quan đến hoạt động cấp tín dụng thì quy trình tín dụng đƣợc xem là một trong những văn bản quan trọng nhất, điều chỉnh và chi phối tồn bộ các hoạt động cấp tín dụng. Tuy nhiên, quy trình này hiện nay cịn có điểm chƣa phù hợp đó là cán bộ QLKH đang phải đảm nhiệm q nhiều cơng việc trong q trình cho vay kể từ thời điểm đề xuất cho đến khi kết thúc khoản vay. Cụ thể, tại BIDV, bên cạnh việc tìm kiếm, tiếp thị khách hàng, hoàn thiện hồ sơ ban đầu để cấp tín dụng cho khách hàng thì cán bộ QLKH cịn phải thực hiện các cơng việc tác nghiệp có liên quan nhƣ định giá TSBĐ, soạn hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp/cầm cố, đề xuất giải ngân, phát hành bảo lãnh, thƣ tín dụng, kiểm tra sử dụng vốn vay, xử lý nợ khi khoản vay chuyển sang nợ xấu.. Nhƣ vậy, với quy trình cấp tín dụng nhƣ hiện nay thì chƣa có sự phân tách rõ ràng giữa 3 khâu kinh doanh, quản lý rủi ro và tác nghiệp. Việc cán bộ QLKH phải thực hiện các cơng việc tác nghiệp nêu trên có thể gây ra các rủi ro nhƣ sau:
- Hiệu quả cơng việc khơng đạt u cầu do khơng có sự chun mơn hóa: Việc soạn thảo nhiều hợp đồng, văn bản tín dụng quan trọng địi hỏi ngƣời thực hiện phải có trình độ tƣơng đối về pháp luật cũng nhƣ thời gian thực hiện hoặc những công việc nhƣ lập đề xuất và rà sốt hồ sơ giải ngân phần lớn mang tính lặp lại có thể giao cho các bộ phận chuyên về tác nghiệp để hỗ trợ. Do đó, nếu để cán bộ QLKH phải đảm nhiệm nhiều công việc cùng một lúc trong khi hạn chế về thời gian trả lời khách hàng dẫn đến tình trạng cán bộ QLKH thu thập thơng tin chƣa đầy đủ, phân tích hời hợt, chƣa phản ánh chính xác tình hình của khách hàng.
- Rủi ro đạo đức: xảy ra khi cán bộ QLKH cố tình bng lỏng việc thẩm định khách hàng, thay đổi dữ liệu đầu vào khi chấm điểm để định hạng đƣợc cao hơn, hoặc cố tình định giá tài sản cao để khách hàng đáp ứng điều kiện về
tỷ lệ TSBĐ trong phê duyệt cấp tín dụng, hoặc hời hợt trong khâu kiểm tra sử dụng vốn vay làm cho vốn vay của ngân hàng bị thất thốt. Ngồi ra, cịn có trƣờng hợp cán bộ QLKH thơng đồng với khách hàng để làm giả hồ sơ vay vốn, chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay…
4.3.2.6. Quản lý rủi ro danh mục cho vay thụ động
Việc quản lý danh mục cho vay tập trung toàn bộ tại Hội sở chính cịn các chi nhánh tự chủ động quản lý danh mục cho vay của mình. Thực tế hiện nay cho thấy tại các chi nhánh của BIDV chƣa quan tâm đúng mức đến việc quản lý danh mục cho vay. Điều này sẽ gây ra 2 rủi ro đối với việc quản trị