Khái niệm về rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 31 - 32)

CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

3.1. Rủi ro tín dụng của ngân hàng thƣơng mại

3.1.1. Khái niệm về rủi ro tín dụng

Thuật ngữ “rủi ro” đã đƣợc nhiều nhà học giả trong và ngoài nƣớc nghiên cứu, chẳng hạn nhƣ Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lƣờng đƣợc (Frank Knight, 1921) hay rủi ro là sự bất trắc cụ thể liên quan đến một biến cố không mong đợi (Allan Willett, 1951). Nguyễn Kim Anh (2010, trang 208) phát biểu rằng “Rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là những tổn thất xảy ra ngoài ý muốn và ảnh hƣởng xấu đến hoạt động kinh doanh ngân hàng”.

Trong số các loại rủi ro ngân hàng phải đối mặt thì RRTD vẫn ln đƣợc xem là một trong những rủi ro quan trọng nhất bởi nó chiếm tỷ trọng lên đến đến 70% trong số các rủi ro của ngân hàng thƣơng mại (Arunkumar và Kotreshwar, 2005).

RRTD đề cập đến các sự kiện bất ngờ gây ra tổn thất về mặt giá trị của tài sản, lợi nhuận thực tế thu đƣợc thấp hơn so với lợi nhuận dự kiến hoặc tạo thêm chi phí để hồn thành một giao dịch cụ thể khi các đối tác không thể trả lại các khoản nợ gốc và lãi vay đúng hạn đƣợc ghi trong hợp đồng (Hull, 2010). RRTD phát sinh khi xuất hiện khả năng dòng tiền dự kiến mang lại từ việc nắm giữ các tài sản tài chính, ví dụ nhƣ các khoản vay hoặc trái phiếu, khơng đƣợc hồn trả đầy đủ (Saunders và Cornett, 2008). Còn theo Ken Brown và Peter Moles (2016) RRTD có thể đƣợc định nghĩa thông qua 3 đặc điểm sau, bao gồm:

- Tổn thất mà đối tác phải gánh chịu khi vỡ nợ

- Xác xuất vỡ nợ: Khả năng đối tác khơng hồn thành đƣợc nghĩa vụ đã đƣợc quy định theo hợp đồng.

- Tỷ lệ phục hồi: thể hiện mức độ khôi phục lại những tổn thất đã bị gây ra do vỡ nợ.

Từ đó RRTD có thể đƣợc thể hiện bằng công thức nhƣ sau: RRTD = Tổn thất vỡ nợ x Xác xuất vỡ nợ x (1-Tỷ lệ phục hồi)

Theo quan niệm của Ủy ban Basel (2000) thì “RRTD là khả năng khách hàng vay hoặc bên đối tác của ngân hàng không thực hiện đúng cam kết đã thỏa thuận”. Theo khái niệm này thì RRTD có phạm vi khá rộng, không chỉ trong quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với khách hàng mà trong cả các hoạt động khác nhƣ đầu tƣ, phái sinh mà ngân hàng thực hiện. Tuy nhiên, nhƣ đã giới thiệu trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận văn chỉ nghiên cứu RRTD trong hoạt động cho vay, vì vậy RRTD có thể hiểu đơn giản là sự vi phạm khơng hồn trả nợ từ phía khách hàng vay.

Trong khi đó, tại Việt Nam, tại khoản 1 điều 3 Thông tƣ số 02/2013/TT- NHNN ngày 21/01/2013, RRTD đƣợc định nghĩa nhƣ sau:”RRTD là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài do khách hàng khơng thực hiện hoặc khơng có khả năng thực hiện một phần hoặc tồn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”.

Nhƣ vậy, tóm lại, RRTD có thể đƣợc hiểu đơn giản nhất là tiềm năng mà ngƣời vay ngân hàng hoặc đối tác sẽ không đáp ứng các nghĩa vụ của mình theo các điều khoản đã thỏa thuận. RRTD đơi khi cịn đƣợc nhắc đến bằng những tên gọi khác nhƣ rủi ro vỡ nợ hay rủi ro đối tác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)