CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
4.3. Những thành tựu và hạn chế trong quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
4.3.2.7. Hoạt động kiểm tra, giám sát chƣa đƣợc chú trọng đúng mức
Hoạt động kiểm tra, giám sát nội bộ tại từng Chi nhánh của BIDV vẫn còn tồn tại nhiều bất cập nhƣ sau:
- Một là việc rà sốt các điều kiện cấp tín dụng của bộ phận QTTD đơi lúc mang tính chủ quan, bị ảnh hƣởng từ ý kiến chỉ đạo của Ban giám đốc chi nhánh. Bất cập này xuất phát từ mơ hình quản lý tín dụng phân tán nhƣ đã đề cập nêu trên. Việc đánh giá các điều kiện cấp tín dụng khơng chính xác sẽ làm tăng RRTD đối với khoản vay.
- Hai là công việc kiểm tra, đánh giá khách hàng sau khi cho vay của bộ phận QLKH chƣa mang tính thực chất mà chỉ làm theo kiểu đối phó để đủ hồ sơ đáp ứng theo quy định của BIDV. Ví dụ nhƣ các biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay chỉ dừng lại ở việc kiểm tra hóa đơn, phiếu nhập kho do khách hàng gửi lên chứ không đi thực tế kho hàng của khách hàng để kiểm tra hàng hóa. Nội dung các biên bản kiểm tra trùng lắp, không nêu lên đƣợc những điểm đặc biệt, cần lƣu ý trong hoạt động kinh doanh và sử dụng vốn vay của khách hàng.
- Ba là bộ phận QLRR chƣa thực hiện đúng và đầy đủ chức năng kiểm tra, giám sát hoạt động cấp tín dụng tại Chi nhánh. Hâu nhƣ tại các chi nhánh khơng có các chƣơng trình kiểm tra, rà sốt định kỳ hoạt động cấp tín dụng mà chỉ đến khi chuẩn bị có các đợt kiểm tra, giám sát của Hội sở chính BIDV, Thanh tra NHNN, Kiểm tốn Nhà nƣớc thì Chi nhánh mới tổ chức kiểm tra, rà sốt, sắp xếp để hồn thiện hồ sơ. Hầu nhƣ tại các Chi nhánh chƣa tự xây dựng đƣợc văn hóa kiểm sốt RRTD để mỗi cán bộ đều ý thức đến tầm quan trọng của việc giảm thiểu và ngăn ngừa RRTD.
Ngoài ra, hoạt động kiểm tra, giám sát của Hội sở chính thực tế tại các chi nhánh cũng tồn tại vấn đề tƣơng tự nhƣ của nội bộ từng chi nhánh. Đó là việc kiểm tra, giám sát cịn mang tính đối phó, chỉ thực hiện khi chuẩn bị có các đồn kiểm tra từ bên ngồi đến BIDV. Tại một số chi nhánh có khi hơn 3 năm
vẫn khơng có đồn kiểm tra, giám sát thực tế nào đến từ Hội sở chính trong khi đó việc rà sốt hồ sơ thực tế của Hội sở chính sẽ giúp cho các chi nhánh nâng cao hơn trong công tác quản trị RRTD, đặc biệt là các chi nhánh ở các vùng sâu xa, trình độ của cán bộ QLKH và QLRR cịn yếu, thiếu kinh nghiệm.
Đối với cơng tác báo cáo, việc kiểm tra của BIDV sẽ đƣợc thực hiện trên cơ sở các báo cáo của các chi nhánh định kỳ hoặc khi có các dấu hiệu cho thấy rủi ro gia tăng. Tuy nhiên, hiện nay các báo cáo mà Hội sở chính đang yêu cầu Chi nhánh thực hiện lại đang bị trùng lắp về nội dung. Cụ thể, cũng cùng một nội dung về đánh giá, rà soát hoạt động kinh doanh của khách hàng thì Chi nhánh lại nhận đƣợc yêu cầu báo cáo từ các Ban khác nhau của Hội sở chính. Điểm khác nhau chỉ nằm ở hình thức trình bày báo cáo. Nghiêm trọng hơn là có khá nhiều báo cáo chỉ yêu cầu việc cập nhật các số liệu tại các thời điểm định kỳ trong khi các số liệu đó đều là dữ liệu quá khứ và có thể đƣợc truy xuất từ hệ thống. Ví dụ nhƣ Ban quản lý tín dụng yêu cầu các chi nhánh báo cáo để hỗ trợ trong việc quản lý cơ cấu tín dụng theo danh mục, tình hình xử lý nợ…. Ban Quản lý RRTD – bộ phận trực tiếp tái thẩm định các khoản tín dụng vƣợt cấp thẩm quyền phê duyệt của Chi nhánh – cũng cần các thơng tin về tình hình tín dụng của khách hàng để báo cáo rà soát định kỳ. Cùng với đó là các Ban chuyên trách các khối khách hàng cũng cần những nội dung tƣơng tự để đánh giá, tính tốn chỉ tiêu kế hoạch đƣợc giao cho từng ban. Sự trùng lắp về nội dung của các báo cáo theo yêu cầu từ các Ban tại Hội sở chính cho thấy sự phối hợp thiếu nhuần nhuyễn, lúng túng trong việc quản trị RRTD cũng nhƣ hệ thống công nghệ thông tin tại BIDV chƣa đáp ứng đƣợc các yêu cầu trong việc truy xuất các dữ liệu về hoạt động tín dụng trên hệ thống mà cịn phụ thuộc lớn vào dữ liệu báo cáo thủ công của chi nhánh.