CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
3.1. Rủi ro tín dụng của ngân hàng thƣơng mại
3.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng
RRTD hiện nay có thể đƣợc phân loại cụ thể nhƣ sau (Rekha Arunkumar và G. Kotreshwar, 2005; Erika Spuchl’akova và các cộng sự, 2015):
- Rủi ro giao dịch: phát sinh do những bất cập trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đƣợc chia làm 3 loại là rủi ro lựa chọn, rủi ro đảm bảo và rủi ro nghiệp vụ.
Rủi ro lựa chọn: là rủi ro xuất phát từ những hạn chế trong quá trình đánh giá và phân tích tín dụng khi những khoản vay có hiệu quả cao lại khơng đƣợc ngân hàng lựa chọn.
Rủi ro đảm bảo: xuất phát từ các điều khoản để bảo đảm cho quyền lợi của ngƣời cho vay nhƣ TSBĐ, chủ thể bảo đảm, các hình thức bảo đảm và giá trị khoản vay đƣợc cấp trên giá trị của TSBĐ.
Rủi ro nghiệp vụ: xuất phát từ hoạt động trong quá trình cho vay và sau cho vay.
- Rủi ro danh mục: xuất phát từ những hạn chế trong việc quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, bao gồm rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.
Rủi ro nội tại: xuất phát từ các đặc trƣng của mỗi ngƣời đi vay hoặc các ngành, lĩnh vực kinh tế. Rủi ro nội tại giải quyết sự nhạy cảm đối với những nhân tố lịch sử, dự đoán và cho vay làm nên đặc trƣng của một ngành kinh doanh cụ thể. Yếu tố lịch sử giải quyết hiệu quả kinh doanh và sự ổn định trong quá khứ của ngành kinh doanh. Yếu tố dự đoán tập trung vào những đặc điểm chịu tác động từ sự thay đổi và ảnh hƣớng tích cực hoặc tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh trong tƣơng lai. Yếu tố cho vay tập trung vào vào việc làm thế nào TSBĐ và các điều khoản trong hợp đồng vay của ngành nghề ảnh hƣởng đến rủi ro nội tại.
Rủi ro tập trung: là loại rủi ro xuất phát từ việc ngân hàng tập trung cho vay quá nhiều đối với một số khách hàng hoạt động trong cùng một lĩnh vực kinh tế, cùng một khu vực địa lý nhất định hoặc cùng một loại hình cấp tín dụng có độ rủi ro giống nhau.