Thực hiện quan sát và ghi chép tình trạng cơ sở hạ tầng tại 2 cảng khảo sát ở Nha Trang gồm: Cảng Cửa Bé và cảng Hòn Rớ.
Dựa trên QCVN 02 – 12:2009/BNNPTNT để đánh giá cơ sở hạ tầng ở các cảng với 3 cấp độ sau:
- A: Rất tốt, tốt hoặc chỉ thiếu sót nhỏ (đạt được trên 90% theo yêu cầu của QCVN 02-12:2009/BNNPTNT).
- B: Điều kiện chợ cá chỉ đáp ứng được từ 50% đến 80% theo các yêu cầu của QCVN 02-12:2009/BNNPTNT.
- C: Thiếu sót lớn và không thể chấp nhận được (đạt dưới 50% các yêu cầu của QCVN 02-12:2009/BNNPTNT).
Thực hiện đánh giá chất lượng cơ sở hạ tầng tại các cảng trong bảng 3.4 dưới đây. Đánh dấu X vào cột điểm tương ứng với chất lượng cơ sợ hạ tầng của từng cảng.
Bảng 3.4: Cơ sở hạ tầng tại các cảng ở Nha Trang
Mục tham chiếu Các mục cần đánh giá Các chợ Đánh giá Ghi chú A B C Mục 2.1 QCVN 02- 12:2009 /BNNP TNT Địa điểm - Có vị trí địa lý thuận tiện; có nguồn nước, nguồn điện bảo đảm cho yêu cầu hoạt động sản xuất và dịch vụ hậu cần nghề cá;
- Cách biệt với khu dân cư và cách xa các nguồn gây nhiễm cho thuỷ sản; - Không bị ngập nước, đọng nước. Cửa Bé Hòn Rớ X X Không có nguồn nước đảm bảo cho yêu cầu hoạt động sản xuất.
Nằm sát bên khu dân cư và bãi rác nổi. Mục 2.2 QCVN 02- 12:2009 /BNNP TNT Bố trí mặt bằng - Các khu vực bốc dỡ, xử lý, bảo quản và hệ thống đường giao thông vận chuyển nguyên liệu thuỷ sản phải tách biệt với các khu vực dịch vụ hậu cần khác tại cảng cá.
- Các công trình tại cảng cá phải được bố trí hợp lý, thuận tiện cho các hoạt
Cửa Bé Hòn Rớ X X Không có sự phân biệt giữa khu vực bốc dỡ, xử lý và bảo quản tại cảng Cửa Bé.
động cần thiết, đảm bảo không để ảnh hưởng đến chất lượng thuỷ sản. Mục 2.3 QCVN 02- 12:2009 /BNNP TNT Kết cấu công trình
- Đường giao thông nội bộ cảng cá
+ Hệ thống đường giao thông trong khu vực cảng phải đảm bảo thuận tiện và an toàn cho hoạt động của cảng cá; + Bề mặt đường phải cứng, phẳng, không trơn, không đọng nước; - Khu tiếp nhận, xử lý nguyên liệu
+ Phải có mái che chắc chắn.
+ Nền nhà phải cứng, không ngấm nước, không trơn, dễ làm sạch, dễ khử trùng, có độ nghiêng phù hợp bảo đảm dễ dàng cho việc thoát nước và có hệ thống thoát nước thải hợp vệ sinh.
Cửa Bé
X Diện tích cảng cá chật hẹp. Hệ thống đường giao thông trong khu vực cảng chật hẹp, thường xuyên xảy ra tắt đường. Đường loang lỗ, đọng nước.
Khu vực tiếp nhận và xử lý nguyên liệu không có mái che. Nền nhà đọng nước và loang lỗ. Không có khu vực xử lý phế thải. Đôi khi nước thải được thải trực tiếp xuống biển.
Không có kho bảo quản lạnh và kho bảo quản nước đá. Không quan sát
+ Phải có hệ thống vòi nước, bồn chứa nước phù hợp đặt ở những nơi cần thiết, thuận tiện cho việc xử lý thuỷ sản; + Thùng chứa phế thải phải có nắp đậy kín, làm bằng vật liệu không ngấm nước, không gỉ, dễ làm vệ sinh.
- Kho lạnh bảo quản + Nếu cảng cá có kho lạnh đông thì vật liệu làm kho phải đảm bảo cách nhiệt tốt, bền, nhẵn, không ngấm nước, không gỉ; có nhiệt kế theo dõi nhiệt độ kho và được lắp đặt đúng cách; kho trang bị
+ Kho bảo quản nước đá phải có bề mặt nhẵn không thấm nước, cách nhiệt tốt, dễ làm vệ sinh, bố trí và kết cấu tránh được khả năng lây nhiễm từ công nhân; - Hệ thống thoát nước + Hệ thống cống rãnh thấy có nhà vệ sinh bố trí tại cảng.
thoát nước phải có kích thước, số lượng, vị trí, độ dốc phù hợp để đảm bảo thoát nước tốt;
+ Phải được thiết kế, xây dựng đảm bảo dễ làm vệ sinh và không tạo ra nơi ẩn náu của chuột bọ, côn trùng.
- Hệ thống xử lý nước thải + Nước thải từ khu vực sơ chế, xử lý thuỷ sản phải được tách riêng với nước thải từ khu vực cung cấp xăng dầu;
- Xử lý chất thải rắn + Phải có đủ dụng cụ thu gom chất thải rắn. Chất thải rắn phải được thu gom và được vận chuyển ra khỏi khu vực cảng cá ít nhất 4 giờ một lần.
+ Nơi chứa chất thải phải kín, cách biệt với khu có thuỷ sản và dễ làm vệ sinh, khử trùng.
- Nhà vệ sinh cho công nhân phải được thiết kế hợp vệ sinh, đủ số lượng; Hòn Rớ X Nền nhà tại khu vực tiếp nhận loang lỗ, không bằng phẳng và đọng nước. Không có hệ thống xử lý nước thải. Chất thải rắn được chứa đựng trong các thùng rác sắt, không có nắp đậy.
nước, xà phòng và giấy vệ sinh được cung cấp đủ theo nhu cầu;
- Hệ thống chiếu sáng + Hệ thống đèn chiếu sáng trong cảng cá phải được bố trí ở nơi cần thiết và đủ sáng, đảm bảo đáp ứng cho mọi hoạt động tại cảng;
+ Đèn chiếu sáng phải có chụp bảo hiểm an toàn tại những nơi có thuỷ sản. Mục 2.4 QCVN 02- 12:2009 /BNNP TNT Hệ thống dịch vụ - Hệ thống cung cấp nước đá trong cảng cá + Nước đá sử dụng trong cảng cá phải làm từ nước sạch đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế; được sản xuất tại các cơ sở phù hợp với
QCVN 02 - 08:
2009/BNNPTNT. + Phương tiện vận chuyển, thiết bị xay nghiền nước đá có kết cấu thích hợp, dễ làm vệ sinh, được chế tạo bằng vật liệu bền, không gỉ, không Cửa Bé X Không có hệ thống cung cấp nước đá trong cảng. Chính vì vậy, không thể xác định được nguồn gốc sản xuất nước đá cũng như chất lượng nước đá có đảm bảo vệ sinh hay không.
Thiết bị xay nước đá khó làm vệ sinh cũng như không đảm bảo vệ sinh. Hệ thống cung cấp
ngấm nước, không gây nhiễm độc cho sản phẩm. - Hệ thống cung cấp nước trong cảng cá
+ Cảng cá phải có hệ thống cung cấp nước đầy đủ với áp lực theo yêu cầu của sản xuất và đáp ứng được yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm;
+ Trường hợp lượng nước cung cấp không đủ và không đạt chất lượng thì cảng cá phải có hệ thống bể lắng, lọc, khử trùng và bể chứa nước dự trữ đạt yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm và nhu cầu sản xuất lúc cao điểm mùa vụ; + Hệ thống ống dẫn nước dùng cho việc liên quan tiếp xúc đến thuỷ sản phải tách riêng với hệ thống dẫn nước cho mục đích khác.
- Hệ thống cung cấp xăng dầu phải:
+ Kho chứa xăng dầu phải bố trí xa và tách biệt với Hòn Rớ X nước trong cảng là bơm trực tiếp từ nước biển (nước biển không đạt vệ sinh theo yêu cầu). Khu vực chứa xăng dầu sát bên khu vực tiếp nhận nguyên liệu. Vật liệu vận chuyển nước đá không đảm bảo vệ sinh. Thiết bị xay nước đá khó làm vệ sinh và cũng không đảm bảo vệ sinh.
Hệ thống nước cung cấp cho mọi hoạt động của cảng cũng được bơm trực tiếp từ nước biển (chất lượng nước biển không đạt yêu cầu về vệ sinh). Hệ thống nước cung cấp chung cho các hoạt động như rửa
khu vực có nguyên liệu thuỷ sản;
+ Bồn chứa và hệ thống đường ống dẫn xăng dầu phải kín, bền và được bố trí đảm bảo không gây nhiễm cho sản phẩm; + Việc nhập và xuất xăng dầu đảm bảo an toàn, thuận tiện và hợp vệ sinh.
cá, vệ sinh công nhân (rửa tay, rửa dụng cụ), rửa cảng cá. Mục 2.5 QCVN 02- 12:2009 /BNNP TNT Trang thiết bị và dụng cụ
- Phương tiện làm vệ sinh và khử trùng dụng cụ + Phải trang bị đủ phương tiện làm vệ sinh và khử trùng; Thiết bị khử trùng phải phù hợp với dụng cụ và thiết bị sản xuất.
+ Khu vực tẩy rửa phải được bố trí riêng tránh nhiễm bẩn cho sản phẩm; + Phải có giá, tủ ngăn riêng biệt để đựng các thiết bị vệ sinh.
- Phương tiện rửa tay phải có đủ và đảm bảo:
+ Đặt gần lối vào nơi xử lý và tiếp nhận nguyên
Cửa Bé
X Tại 2 cảng đều không có sự phân biệt giữa khu vực vệ sinh với khu vực tiếp nhận, chế biến hải sản. Không có đủ phương tiện làm vệ sinh và khử trùng thiết bị. Không có khu vực rửa tay. Nước để vệ sinh tay không đảm bảo vệ sinh. Không có xà phòng để rửa tay. Các rổ nhựa dùng để chứa đựng nguyên liệu khó
liệu, trong khu vực xử lý và tiếp nhận nguyên liệu và cạnh nhà vệ sinh. + Cung cấp đủ nước sạch; + Có xà phòng để rửa tay. - Dụng cụ chứa đựng: + Phải làm bằng vật liệu bền, không độc; + Không ngấm nước, không gỉ, không bị ăn mòn;
+ Có bề mặt nhẵn và có kết cấu dễ làm vệ sinh. - Phương tiện vận chuyển thuỷ sản
+ Thuỷ sản phải được vận chuyển trong các phương tiện chuyên dùng;
+ Phương tiện vận chuyển thuỷ sản phải được thiết kế và trang bị để duy trì nhiệt độ lạnh cần thiết trong thời gian vận chuyển. Bề mặt tiếp xúc với thuỷ sản của phương tiện phải nhẵn, phẳng, dễ làm vệ sinh và khử trùng. Nếu dùng nước đá để làm lạnh sản phẩm phải có lỗ Hòn Rớ X có thể làm vệ sinh sạch sẽ.
thoát nước đá tan.
Nhận xét:
Chiếu theo quy định của QCVN 02 – 12:2009/BNNPTNT thì:
Chất lượng cơ sở hạ tầng và việc thực hiện đảm bảo vệ sinh tại khu vực cảng cá ở Nha trang không đạt yêu cầu. Trong đó:
- Cảng Cửa Bé: Chỉ đạt điểm B ở mục 2.2 và 2.5. Các mục còn lại gồm: Mục 2.1, 2.3 và 2.4 thì bị điểm C.
- Cảng Hòn Rớ: Đạt điểm A ở mục 2.1 và 2.2, đạt điểm B ở mục 2.3 và 2.5, đạt điểm C ở mục 2.4.
Kết luận: Mặc dù 2 cảng đều không đạt yêu cầu nhưng so với cảng Cửa Bé thì cảng Hòn Rớ có cơ sở hạ tầng tốt hơn.
3.1.2.2. Thực hiện vệ sinh tay
Quan sát 10 đối tượng tại 2 cảng cá ở địa bàn thành phố Nha Trang (5 người ở cảng Hòn Rớ và 5 người ở cảng Cửa Bé). Việc thực hiện vệ sinh tay tại 2 cảng được thống kê và thể hiện trong bảng 3.5 như sau:
Bảng 3.5: Thực hiện vệ sinh tay tại cảng (n=10)
Vệ sinh tay Số lần phải
thực hiện Cố gắng thực hiện Thực hiện đúng n (%) n (%) Sau khi chạm vào các đối tượng, bề mặt
có khả năng lây nhiễm 415 12 3 0 0
Sau khi ăn/uống 21 0 0 0 0
Sau khi chạm vào các bộ phận khác của
cơ thể 6 0 0 0 0
Sau khi chạm vào phế liệu 2 0 0 0 0
Sau khi đi vệ sinh 0 0
Người công nhân tại cảng thực hiện vệ sinh tay chỉ đạt 3% so với yêu cầu đề ra (12 trên tổng 444 thao tác yêu cầu). Không có lần nào người công nhân thực hiện vệ sinh tay đúng cách. Thao thác rửa tay tại các cảng hầu như được thực hiện rất ít, do người làm việc tại cảng sử dụng hai găng tay trở lên (găng tay cao su bên ngoài và găng tay vải bên trong), nước rửa tại cảng chủ yếu là nước biển bơm trực tiếp. Nhưng theo đánh giá cảm quan thì nước biển không hợp vệ sinh bởi khu vực nước biển được sử dụng cách không xa bãi rác nổi. Người làm việc tại cảng cá có thói quen đặt găng tay vào trong ủng sau khi tháo găng tay. Tuy nhiên, trước khi đeo găng tay và sau khi tháo găng tay, họ thường không thực hiện vệ sinh tay. Mối nguy xuất hiện do những tiếp xúc giữa tay và găng tay, tay và ủng nhựa, tay chạm vào quần áo, găng tay với ủng nhựa khi họ thay đổi thao tác làm việc. Đó là điều kiện để nhiễm chéo xảy ra.
Phân tích theo từng trường hợp cụ thể phải rửa tay theo yêu cầu thì công nhân tại cảng chỉ thực hiện vệ sinh tay sau khi chạm vào các đối tượng, bề mặt có khả năng lây nhiễm. Số lần rửa tay quan sát được sau khi họ tiếp xúc với các đối tượng, bề mặt có khả năng lây nhiễm (bàn xử lí cá, thớt, dao, kéo, các rổ chứa đựng nguyên liệu, thùng, xe đẩy cá, móc sắt...) là 12 lần.
Việc thực hiện vệ sinh tay sau khi ăn uống, sau khi chạm vào các bộ phận khác của cơ thể hoặc quần áo dường như không xảy ra bởi sau khi tháo găng tay cao su, họ vẫn còn một găng tay vải được cho là khô ráo và sạch hơn theo nhận thức của họ.
Vệ sinh tay sau khi chạm vào phế liệu là cần thiết và quan trọng. Nhưng theo quan sát thì không người công nhân nào thực hiện. Chúng ta có thể phân tích vấn đề theo hướng sau đây: Có nhiều trường hợp tiếp xúc với phế liệu
- Người công nhân chạm vào thùng rác.
- Người công nhân chạm vào túi nhựa đựng phế liệu.
- Người công nhân thu dọn phế liệu thủy sản cho vào túi nhựa.
Số liệu trong bảng 3.5 cho thấy: Theo quy định, người công nhân chỉ thực hiện 2 lần vệ sinh tay sau khi tiếp xúc với phế liệu. Có nghĩa là trong 2500 thao tác
quan sát từ 10 đối tượng làm việc ở cảng cá thì chỉ có 2 lần người công nhân tiếp xúc với phế liệu. Hai trường hợp trên là người công nhân chạm vào thùng rác. Theo quan sát thực tế thì ngoài 10 đối tượng được khảo sát, đa phần người công nhân thực hiện vệ sinh tay sau khi tiếp xúc trực tiếp với phế liệu thủy sản. Đôi khi, giai đoạn đó được lượt bỏ nếu thao tác tiếp theo tiếp xúc với nước (rửa nguyên liêu, rửa dụng cụ…).
3.1.2.3. Thực hiện vệ sinh dụng cụ, thiết bị và các bề mặt
So với việc vệ sinh tay thì vệ sinh dụng cụ tại cảng diễn ra nhiều hơn. Thống kê vệ sinh dụng cụ tại cảng được thể hiện rõ ở bảng 3.6 dưới đây:
Bảng 3.6: Thực hiện vệ sinh dụng cụ, thiết bị và bề mặt tại cảng (n=10)
Vệ sinh dụng cụ, thiết bị và bề mặt Số lần phải thực hiện Cố gắng thực hiện Thực hiện đúng n (%) n (%) Thớt, dao, kéo và các thiết bị khác 35 8 23 0 0 Các dụng cụ chứa đựng và bảo quản
nguyên liệu 33 17 52 0 0
Bàn, tấm nhựa dùng trong xử lí thủy
sản 7 4 57 0 0
Thùng và gầu chứa nước 1 0 0 0 0
Cân kí 6 6 100 0 0
Tổng 82 35 43 0 0
Giống như thực hiện vệ sinh tay, nguồn nước dùng để vệ sinh dụng cụ cũng là nước biển. Tổng số thao tác vệ sinh dụng cụ quan sát được chiếm chưa đến 50% so với yêu cầu (đạt 43% với 35 trên 82 thao tác). Theo quan sát thì việc vệ sinh dụng cụ tại cảng chỉ đơn giản là dùng vòi nước để làm trôi đi những vật bẩn bên ngoài. Điều đó cho thấy, hình thức và thao tác vệ sinh dụng cụ không đạt chuẩn dù là tối thiểu nhất. Nguyên nhân là người công nhân không sử dụng xà phòng để vệ sinh dụng cụ, nguồn nước sử dụng không đạt yêu cầu về vệ sinh, không thực hiện cọ rửa để làm sạch một cách triệt để các chất cặn bã trên dụng cụ.
Vì vậy, vô hình trung dụng cụ không được vệ sinh sạch trở thành thành vật trung gian gây lây nhiễm từ nguồn nước bẩn đến nguyên liệu và người lao động.
Phân tích từng trường hợp và đối tượng cụ thể phải vệ sinh dụng cụ ta có các trường hợp sau:
Phải thực hiện vệ sinh thớt, dao, kéo và các thiết bị khác trước và sau khi tiếp xúc với nguyên liệu (xử lý cá, dùng móc sắt để kéo các loại cá to…). Tuy nhiên, người công nhân chỉ thực hiện 8 lần so với 35 lần theo quy định (23%). Quan sát cho thấy, thớt được người công nhận sử dụng tại cảng để xử lý cá là một bàn gỗ đã