Phương pháp lấy mẫu

Một phần của tài liệu Đánh giá sự lây nhiễm chéo trong quá trình xử lý nguyên liệu thủy sản của người cung cấp thủy sản tại nha trang bằng phương pháp phân tích ghi chép (notation analysis) (Trang 32 - 33)

Sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện để thực hiện lấy mẫu ở các chợ và cảng cá. Lấy mẫu thuận tiện là phương pháp lấy mẫu phổ biến nhất. Người nghiên cứu sẽ chọn một địa điểm thuận tiện (theo nhận định của người nghiên cứu) để tiếp xúc với đối tượng nghiên cứu. Địa điểm thường là những nơi mà đối tượng nghiên cứu tập trung đông nhất.

Tuy nhiên, cách thức lấy mẫu là không có xác suất, nên thường có độ tin cậy thấp. Mức độ chính xác của cách chọn mẫu không xác suất tùy thuộc vào sự phán đoán, cách nhìn, kinh nghiệm của người nghiên cứu, sự may mắn hoặc dễ dàng.

Thực hiện quan sát tốt nhất khi người bán cá bận rộn nhất và hoạt động tại cảng cá diễn ra liên tục.

Tại khu vực chợ thì các gian hàng nằm sát nhau, nhất là khu vực bán cá thường giáp ranh với các khu vực bán rau, củ, thịt…Vì vậy, vị trí quan sát phải đảm bảo không làm ảnh hưởng đến các gian hàng khác trong chợ. Thông thường chỉ có từ 1 đến 2 vị trí là có thể quan sát được. Ngoài ra, tại một vị trí ta có thể quan sát từ 1 đến 2 người bán cá.

Mặc dù việc quan sát cần được thực hiện kín đáo, tránh để đối tượng biết mình bị quan sát. Tuy nhiên, trong trường hợp người bán cá hoặc công nhân tại cảng cá phát hiện đang bị theo dõi thì cần đánh lạc hướng họ để đảm bảo tính chính xác của dữ liệu được thu thập.

Số thao tác cần quan sát là 250 thao tác mỗi người. Nhưng hoạt động của người bán cá tại chợ và công nhân tại cảng cá không liên tục. Vì vậy, người nghiên cứu nên tiến hành thực hiện đánh giá thí điểm để xác định khoảng thời gian quan sát cụ thể sao cho đảm bảo đủ 250 thao tác.

Một phần của tài liệu Đánh giá sự lây nhiễm chéo trong quá trình xử lý nguyên liệu thủy sản của người cung cấp thủy sản tại nha trang bằng phương pháp phân tích ghi chép (notation analysis) (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)