Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch thành phố hồ chí minh trong hội nhập quốc tế (Trang 42 - 45)

Vấn đề nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng cho yêu cầu hội nhập quốc tế đã được nhiều tác giả nghiên cứu. Cơng trình nghiên cứu “Nguồn lực con người trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam” của TS. Đồn Văn Khái, năm 2005, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội đề cập đến những vấn đề chung về nguồn nhân lực, định hướng, quan điểm chỉ đạo và những giải pháp nhằm PTNNL trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa bao gồm: nhóm giải pháp về khai thác hợp lý, có hiệu quả nguồn lực con người trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; nhóm giải pháp về phát triển nguồn lực con người trong q trình CNH, HĐH; nhóm giải pháp về xây dựng môi trường xã hội thuận lợi nhằm khai thác và phát triển hiệu quả nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH ở Việt Nam. Liên quan đến vấn đề giới trong lao động có nghiên cứu: “Vấn đề PTNNL nữ chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Giáng Hương, năm 2013; Luận án tiến sĩ Triết học tại Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Luận án đánh giá thực trạng NNL nữ của Việt Nam và đưa ra các giải pháp nhằm PTNNL nữ chất lượng cao như: xây dựng môi trường xã hội tiến bộ, xây dựng gia đình văn hóa mới, nâng cao chăm sóc sức khỏe,

4

lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và HNQT. Hội thảo Khoa học “NNL chất lượng cao - nhu cầu cấp bách” năm 2011 do trường Đại học Kinh tế - Luật thuộc Đại

học Quốc gia TP.HCM tổ chức cũng đã tập trung phân tích, đánh giá thực trạng NNL tại Việt Nam; thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng, PTNNL; sự phối hợp giữa cơ sở đào tạo, đơn vị sử dụng lao động và các cơ quan quản lý trong việc đào tạo, bồi dưỡng và PTNNL; dự báo nhu cầu NNL chất lượng cao… và đưa ra các giải pháp nhằm PTNNL chất lượng cao trong HNQT.

Liên quan đến nguồn nhân lực trong du lịch, có cơng trình nghiên cứu “Một số giải pháp hồn thiện Quản trị NNL trong các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn TP.HCM”, của NCS. Trần Thị Kim Dung, (năm 2001), Luận án tiến sỹ kinh tế của trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Luận án đã đánh giá toàn diện NNL trong các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn TP.HCM về các lĩnh vực như: hoạt động chức năng nhân sự, cơ chế tổ chức và văn hóa tổ chức doanh nghiệp, nghiên cứu tìm ra những vấn đề tồn tại, và nguyên nhân để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện căn bản hoạt động quản trị NNL cho các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn TP.HCM như: hoàn thiện chức năng thu hút, bố trí NNL trong doanh nghiệp thơng qua việc thực hiện cụ thể hóa các chức danh công việc; chuẩn bị đội ngũ kế thừa cho các chức vụ trong ngành du lịch; hoàn thiện chức năng đào tạo, PTNNL ngành du lịch theo quy hoạch và áp dụng quy trình đào tạo theo tiêu chuẩn chất lượng ISO đối với NNL ngành du lịch; hoàn thiện chức năng duy trì chất lượng NNL thơng qua các phương pháp đánh giá nhân viên và các kiến nghị về việc phát triển văn hóa tổ chức phù hợp với mơi trường kinh doanh du lịch. Cơng trình nghiên cứu“PTNNL ngành Du lịch khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên”, của tác giá Trần Sơn Hải năm 2006, Luận án tiến sĩ của Học viện Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng NNLDL các tỉnh khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, chỉ ra những hạn chế về NNL của khu vực như: lực lượng lao động ngành du lịch có trình độ văn hóa và chun mơn khơng đồng đều, hạn chế về nhiều mặt, nhất là về chuyên môn kỹ thuật cao và ngoại ngữ; chưa có sự ổn định cao về đội ngũ lao động trực tiếp phục vụ du lịch; sự phân bố về lao động ngành du lịch không đồng đều trong các tỉnh của khu vực. Từ đó, tác giả đề xuất những giải pháp để PTNNL ngành du lịch như: nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với ngành du lịch; hồn thiện cơ chế, chính sách ịch; xây dựng chiến lược PTNNL ngành du lịch của vùng; đào tạo

5

NNL ngành du lịch đáp ứng yêu cầu mới. Nghiên cứu: “Nâng cao chất lượng NNL ngành du lịch tỉnh Ninh Bình”, của tác giả Dương Đức Khanh, năm 2010, Luận văn thạc sỹ kinh tế trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội. Luận văn tập trung phân tích thực trạng NNL ngành du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng NNLDL tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới như: hồn thiện chiến lược quy hoạch và kế hoạch PTNNL ngành du lịch; phát triển giáo dục, đào tạo qua đó nâng cao trình độ của người lao động; phát triển hệ thống y tế và nâng cao sức khoẻ nguồn nhân lực; hồn thiện chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, khen thưởng và kỷ luật đối với người lao động.

Vấn đề ngành du lịch trong hội nhập quốc tế và nguồn nhân lực du lịch trong HNQT, có nghiên cứu “Du lịch Việt Nam từ lý thuyết đến thực tiễn”, Phan Huy Xu – Võ Văn Thành, năm 2018, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh. Nội dung nghiên cứu đề cập khái quát một số vấn đề về phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, về giá trị văn hóa trong du lịch, du lịch trong thời kỳ HNQT, nhân lực và một số sản phẩm du lịch đặc trưng hiện có ở nước ta. Các bài viết tại Hội thảo Khoa học quốc tế vào tháng 3 năm 2015 về “Tồn cầu hóa du lịch và địa phương hóa Du lịch” tại TP.HCM do trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn phối hợp với Trường Đại học Charles De Gaulle – Lille 3 (Pháp) tổ chức thảo luận liên quan đến thời cơ, thách thức của du lịch Việt Nam trong thời đại toàn cầu hóa và HNQT, giải pháp phát triển du lịch bền vững, khai thác tài nguyên du lịch và phát triển các sản phẩm du lịch địa pương và phát triển nguồn nhân lực trong điều kiện hội nhập… Tài liệu tóm tắt Phân tích nhu cầu nguồn nhân lực và đào tạo của ngành du lịch Việt Nam được xây dựng bởi Chương trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với mơi trường và xã hội (Dự án EU) do Liên minh Châu Âu tài trợ thực hiện năm 2013. Báo cáo phân tích các số liệu về NNL du lịch, tình hình đào tạo của các trường Việt Nam. Nghiên cứu chỉ ra các kỹ năng và tiêu chuẩn kỹ năng du lịch cần thiết đối với người lao động, nhu cầu đào tạo, đánh giá chất lượng các chương trình giảng dạy, nghiên cứu và đưa ra các khuyến nghị. Báo cáo đánh giá thực trạng và dự báo nhu cầu nguồn nhân lực du lịch tỉnh Khánh Hòa của sở Du lịch Tỉnh ban hành năm 2017, nội dung đề cập đến thực trạng phát triển du lịch, tình hình và nhu cầu đào tạo NNLDL tỉnh thời gian qua và

6

Tác giả luận văn thống nhất với các nghiên cứu trước đã được đề cập ở những điểm cơ bản. Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu này chủ yếu tập trung nghiên cứu những vấn đề về PTNNL ngành du lịch của Việt Nam và NNL trong điều kiện hội nhập, chưa có cơng trình nào nghiên cứu về PTNNL du lịch trên địa bàn TP.HCM trong điều kiện HNQT hiện nay. Vì vậy, tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu với mong muốn đề xuất một số giải pháp góp phần PTNNL ngành du lịch TP.HCM trong quá trình HNQT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch thành phố hồ chí minh trong hội nhập quốc tế (Trang 42 - 45)