1.1.1 .Khái niệm
2.3. Đánh giá kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân hạn chế và những vấn đề
2.3.1. Những kết quả đạt được
Thời gian qua, NNLDL của TP đã có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển chung của ngành. Không chỉ tăng về số lượng mà chất lượng cũng tăng thông qua sự quan tâm đầu tư của các cơ quan quản lý nhà nước, các trường, trung tâm đào tạo, các doanh nghiệp và đặc biệt là sự nỗ lực học tập, trau dồi nghề nghiệp của chính người lao động, đặc biệt là đội ngũ quản lý cấp cao và cấp trung. Có thể nêu 5 điểm mạnh trong PTNNL du lịch TP.HCM trong thời gian qua, cụ thể như sau:
1. Tỷ lệ nhân lực được đào tạo, bồi dưỡng có chun mơn nghiệp vụ, kỹ năng làm việc, thông thạo ngoại ngữ ngày càng cao, chất lượng được cải thiện. Số đơng lao động có kiến thức, kỹ năng làm việc, yêu nghề.
2. Hệ thống các trường, trung tâm đào tạo NNL ngành du lịch phát triển mạnh với cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo nhân lực của TP tương đối tốt, trang thiết bị tiên tiến; chất lượng đội ngũ giảng viên, giáo viên ngày càng tốt hơn; chương trình, giáo trình mới, cập nhật kiến thức ngoài nước … đã cung cấp được một lực lượng lớn lao động được trang bị kiến thức, kỹ năng nghề cho ngành du lịch TP.
3. Chương trình huấn luyện nội bộ của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp du lịch có vốn đầu tư nước ngồi đã góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, PTNNL du lịch TP.
4. Sự hợp tác, liên kết trong đào tạo giữa trường với doanh nghiệp, giữa trường ủa TP với trường nước ngồi đã phát huy được hiệu quả góp phần giúp sinh viên học
58
5. Các chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho lao động trực tiếp do Sở Du lịch TP.HCM tổ chức đã góp phần trang bị thêm kiến thức, kỹ năng cho nhân lực du lịch TP.
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân:
Căn cứ vào yêu cầu NNL trong điều kiện HNQT, qua khảo sát và phân tích đánh giá, tác giả nhận thấy việc PTNNL du lịch TP có 5 hạn chế cơ bản sau:
1. Chất lượng NNL chưa cao, còn nhiều hạn chế so với Tiêu chuẩn VTOS và “Bộ Tiêu chuẩn Năng lực chung ASEAN về Nghề Du lịch”, thể hiện qua những hạn chế về kiến thức nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp, ngoại ngữ, thái độ làm việc, nhiều mặt chưa đáp ứng được yêu cầu (kiến thức quản lý điều hành, kiến thức hội nhập, năng lực sáng tạo, lãnh đạo, quản lý, quản trị, kinh nghiệm thực tiễn, kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng làm việc nhóm…). Yếu nhất là nhân lực khu vực quản lý nhà nước, kế đến lao động trực tiếp ở các cơ sở kinh doanh khác.
2. NNL hiện tại chưa đáp ứng yêu cầu về số lượng, chưa cân đối về cơ cấu, tỷ lệ. Cụ thể là thường xuyên thiếu lao động lành nghề, nhân lực làm công tác quản lý cấp phòng và cấp cao, giám sát, cán bộ quản lý nhà nước, giáo viên, giảng viên giỏi, có kinh nghiệm, chuyên gia. Xét về ngoại ngữ, nhân lực sử dụng thành thạo ngoại ngữ trong công việc chiếm tỷ lệ thấp, trong đó đặc biệt thiếu lao động biết các ngoại ngữ khác Tiếng Anh, ít người biết từ hai ngoại ngữ trở lên.
3. Chất lượng đào tạo nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập, trình độ đào tạo chưa tương xứng với bằng cấp. Công tác đào tạo, bồi dưỡng NNLDL chưa gắn sát với yêu cầu của thị trường lao động, có khoảng cách giữa chất lượng đào tạo với yêu cầu nhân lực của các doanh nghiệp du lịch, thiếu kiến thức chuyên môn, kỹ năng và thái độ chưa tốt. Sinh viên tốt nghiệp không áp dụng được kiến thức học vào thực tế, không thể làm việc ngay. Phần lớn các doanh nghiệp du lịch phải đào tạo lại trước khi đưa vào sử dụng, kể cả người được tuyển có đủ bằng cấp.
4. Cơng tác quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực du lịch cịn nhiều hạn chế, khơng thực hiện được công tác dự báo nhu cầu cung – cầu lao động của ngành; không nắm được các vấn đề liên quan đến tình hình nguồn nhân lực dẫn đến việc khơng có giải pháp phát triển nhân lực tự phát dẫn đến những bất hợp lý về cơ cấu lao động trong ngành, đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu của thị trường.
59
5. Liên kết quốc tế trong đào tạo còn hạn chế, nhiều liên kết mới dừng ở việc ký hiệp định hợp tác chung, hoạt động liên kết trong và ngồi nước về đào tạo NNLDL của TP cịn manh mún, tự phát.
* Nguyên nhân của những hạn chế về NNL ngành du lịch TP. HCM
Một là, trong thời gian qua ngành du lịch TP có sự tăng trưởng nhanh, trong khi đào tạo NNL địi hỏi phải có những điều kiện và thời gian nhất định, nên đã không theo kịp với tốc độ phát triển của ngành du lịch.
Hai là, công tác quản lý nhà nước đối với PTNNL ngành du lịch trên địa bàn TP còn nhiều bất cập như: chưa có chiến lược PTNNL ngành du lịch dài hạn; hệ thống cơ chế, chính sách, các văn bản, quy định về PTNNL ngành du lịch TP còn thiếu và chưa đồng bộ, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho PTNNL ngành du lịch.
Ba là, chương trình đào tạo hiện nay nặng về lý thuyết, kiến thức được trang bị nhiều nhưng chủ yếu là kiến thức chung, thiếu chuyên sâu. Thời lượng và cách thức học thực hành chưa phù hợp, chênh lệch về thời gian học giữa lý thuyết và thực hành rất lớn. Việc trang bị kỹ năng thực hành còn phụ thuộc vào đội ngũ giảng viên, giáo viên và cơ sở vật chất, thiết bị. Thiết bị thực hành cần kinh phí lớn để đầu tư nhất là lĩnh vực nhà hàng khách sạn trong khi các trường khó khăn về kinh phí trang bị thiết bị thực hành. Đội ngũ giảng viên, giáo viên hiện nay còn hạn chế về khả năng giảng dạy kỹ năng thực hành nghề cho sinh viên. Trong khi đó, việc thực tập cũng chưa mang lại kết quả tốt bởi vì thiếu ràng buộc trách nhiệm giữa đơn vị nhận người thực tập với sinh viên đến thực tập, đơn vị thực tập không chịu trách nhiệm về kết quả thực tập của sinh viên. Thời gian thực tập từ 2-4 tháng là không nhiều nhưng lại phụ thuộc vào thái độ của sinh viên, thái độ của đơn vị tiếp nhận và người hướng dẫn, chỉ cần một bên khơng xem trọng thì kết quả khơng đạt theo yêu cầu.
Bốn là, ngân sách đầu tư cho PTNNL ngành du lịch còn hạn hẹp, dẫn đến thiếu cơ sở vật chất, thiếu kinh phí cho GDĐT, cũng như đầu tư cho PTNNL ngành du lịch của TP.
Năm là, nhận thức của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn TP về tầm quan trọng của NNL chưa đầy đủ, dẫn đến chưa đầu tư kinh phí thoả đáng để PTNNL ngành du lịch.
60
ngành nghề khác. Chế độ tiền lương, tiền thưởng và những động lực tinh thần chưa tạo động lực mạnh mẽ khuyến khích người lao động trong ngành du lịch.
Bảy là, do ảnh hưởng của tính mùa vụ du lịch của du lịch, nên các doanh nghiệp có xu hướng th lao động có tính chất mùa vụ, dẫn đến chất lượng NNL ngành du lịch không ổn định.
2.3.3. Những vấn đề đặt ra đối với NNLDL TP.HCM:
Trên cơ sở những mặt được và hạn chế trong phát triển nguồn nhân lực của TP.HCM thời gian qua, tác giả nhận thấy có 5 vấn đề TP cần quan tâm giải quyết để nhân lực ngành du lịch TP đáp ứng được yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn và HNQT hiệu quả.
1- TP thiếu định hướng và giải pháp về PTNNL du lịch
2- Chưa đáp ứng đủ nhân lực về số lượng, cơ cấu và chất lượng . 3- Chất lượng đào tạo chưa cao.
4- Năng lực ngoại ngữ còn hạn chế.
5- Thiếu nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển và yêu cầu HNQT.
Tóm tắt Chương 2
Trên cơ sở phân tích tổng quan phát triển của ngành du lịch TP, chương 2 đã đi sâu phân tích thực trạng PTNNL ngành du lịch TP trên các mặt số lượng, chất lượng, cơ cấu tỷ lệ lao động trong các lĩnh vực của ngành gồm quản lý nhà nước về du lịch, sự nghiệp du lịch và kinh doanh du lịch; các nhân tố ảnh hưởng đến PTNNL gồm sự phát triển kinh tế - xã hội, dân số, giáo dục - đào tạo, công tác quản lý nhà nước, khoa học cơng nghệ và tác động của HNQT; từ đó rút ra những kết quả đạt được như: tỷ lệ nhân lực được đào tạo, bồi dưỡng có chun mơn nghiệp vụ, kỹ năng làm việc, thông thạo ngoại ngữ ngày càng cao, chất lượng được cải thiện, hệ thống các trường, trung tâm đào tạo NNL ngành du lịch phát triển mạnh, chất lượng đội ngũ giảng viên, giáo viên ngày càng tốt hơn, chương trình huấn luyện nội bộ của các doanh nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, PTNNL du lịch TP, sự hợp tác, liên kết trong đào tạo giữa trường với doanh nghiệp, giữa trường của TP với trường nước ngoài đã phát huy được hiệu quả, các chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho lao động trực tiếp do Sở Du lịch TP.HCM tổ chức đã góp phần trang bị thêm kiến
61
thức, kỹ năng cho nhân lực du lịch TP. Ngoài những kết quả đạt được, NNL ngành du lịch TP vẫn còn những hạn chế bất cập như: chất lượng NNL chưa cao, còn nhiều hạn chế so với Tiêu chuẩn VTOS và Bộ Tiêu chuẩn Năng lực chung ASEAN về Nghề Du lịch, thể hiện qua những hạn chế về kiến thức nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp, ngoại ngữ, thái độ làm việc, nhiều mặt chưa đáp ứng được yêu cầu, NNL hiện tại chưa đáp ứng yêu cầu về số lượng, chưa cân đối về cơ cấu, tỷ lệ, thiếu lao động lành nghề, nhân lực làm cơng tác quản lý cấp phịng và cấp cao, giám sát, cán bộ quản lý nhà nước, giáo viên, giảng viên giỏi, có kinh nghiệm, chuyên gia, nhân lực sử dụng thành thạo ngoại ngữ trong công việc chiếm tỷ lệ thấp, trong đó đặc biệt thiếu lao động biết các ngoại ngữ khác Tiếng Anh, ít người biết từ hai ngoại ngữ trở lên, chất lượng đào tạo nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập, trình độ đào tạo chưa tương xứng với bằng cấp, công tác đào tạo, bồi dưỡng NNLDL chưa gắn sát với yêu cầu của thị trường lao động, có khoảng cách giữa chất lượng đào tạo với yêu cầu nhân lực của các doanh nghiệp du lịch, một bộ phận lao động thiếu kiến thức chuyên môn, kỹ năng và thái độ chưa tốt, công tác quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực du lịch còn nhiều hạn chế, liên kết quốc tế trong đào tạo còn hạn chế.
Trên cơ sở phân tích rõ thực trạng, chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế, nguyên nhân, tác giả cũng đã nêu năm vấn đề đặt ra cần phải giải quyết đối với NNLDL TP nhằm đáp ứng yêu cầu của HNQT như: TP thiếu định hướng và giải pháp về PTNNL du lịch, chưa đáp ứng đủ nhân lực về số lượng, cơ cấu và chất lượng, chất lượng đào tạo chưa cao, năng lực ngoại ngữ còn hạn chế, thiếu nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển và yêu cầu HNQT.
62
CHƯƠNG 3.
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH TP. HCM TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ
3.1. Định hướng phát triển du lịch TP.HCM
Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn đã xác định mục tiêu: “Đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chun nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới... Phấn đấu đến năm 2030 du lịch thật sự là ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác. Việt Nam có ngành du lịch phát triển hàng đầu khu vực Đông Nam Á”.
Tại Quyết định số 2351/QĐ –TTg ngày 24/12/2014, Thủ tướng đã phê duyệt Quy hoạch phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ, mục tiêu cụ thể là: "phát triển du lịch đa dạng, độc đáo, có thương hiệu, sức cạnh tranh với các nước trong khu vực" và xác định "Trung tâm du lịch của vùng là TP Hồ Chí Minh với hướng khai thác sản phẩm du lịch đặc trưng gồm: hội nghị, hội thảo, sinh thái biển, vui chơi, giải trí, thể thao, nghỉ dưỡng cuối tuần và du lịch tàu biển".
Căn cứ vào Nghị quyết của Bộ Chính trị và Quyết định của Chính phủ, để khai thác tiềm năng, lợi thế về tài nguyên du lịch, phát triển du lịch xanh và bền vững gắn với giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị và đặc trưng của TP với hệ thống sản phẩm du lịch đồng bộ, đặc sắc có tính cạnh tranh cao thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, văn hóa xã hội nhanh, bền vững, Ban Thường vụ Thành ủy đã ban hành chỉ thị số 07- CT/TU năm 2016 về nhiệm vụ phát triển ngành du lịch TP đến năm 2020. Chỉ thị xác định: "Phấn đấu đến năm 2020, du lịch chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GRDP của TP (từ 11% trở lên), với chất lượng dịch vụ ngang tầm khu vực Đông Nam Á, tốc độ tăng trưởng khách quốc tế đến TP.HCM đạt 6,4 triệu lượt, tăng trưởng khách du lịch trong nước bình quân 6-7%, tăng trưởng thu nhập du lịch giai đoạn 2016 - 2020 bình quân 15-16%, phát triển du lịch phải gắn với trách nhiệm và theo hướng bền vững, mang lại lợi ích tồn diện cho TP, doanh nghiệp du lịch và cộng đồng dân cư".
63
Từ các chủ trương trên có thể xác định định hướng phát triển du lịch TP từ nay đến năm 2030 như sau: Phát triển du lịch TP thành ngành kinh tế mũi nhọn với hệ thống sản phẩm đa dạng, đặc sắc, độc đáo, có thương hiệu với chất lượng dịch vụ ngang tầm khu vực Đông Nam Á và quốc tế, cạnh tranh được với các TP khác có du lịch phát triển trong khu vực; chú trọng khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế, tài nguyên du lịch sẵn có. Phát triển du lịch xanh, gắn với trách nhiệm và theo hướng bền vững.
3.2. Thời cơ và thách thức, định hướng, quan điểm và mục tiêu PTNNL ngành du lịch TP.HCM trong HNQT
3.2.1. Thời cơ và thách thức:
3.2.1.1. Thời cơ:
- Du lịch cả nước và TP dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng theo đúng mục tiêu phát triển du lịch đã đề ra. Và theo đó, nhu cầu nhân lực du lịch sẽ ngày càng tăng.
- Đảng, Chính phủ và chính quyền TP quan tâm đến phát triển du lịch. Đây chính là thời cơ cho phát triển ngành du lịch và phát triển NNLDL.
- HNQT và khu vực ASEAN đã tạo điều kiện cho du TP.HCM tiếp cận với các tiêu chuẩn quốc tế mới nhất về dịch vụ, sản phẩm du lịch và những yêu cầu đối với chất lượng NNL; mở ra nhiều cơ hội trong hợp tác đào tạo và PTNNL du lịch.
- Du lịch là một trong những lĩnh vực hiện đang thu hút nhiều nguồn lực đầu tư trong và ngồi nước. Trong đó, có đầu tư cho phát triển đào tạo NNL du lịch.
3.2.1.2. Thách thức:
- HNQT và xu hướng phát triển của ngành du lịch đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với sản phẩm, dịch vụ và mơi trường du lịch. Theo đó, u cầu đối với NNLDL cũng ngày càng cao (cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu…).
- Sự thiếu hụt đội ngũ giảng viên, giáo viên giỏi chun mơn nghiệp vụ, có kinh nghiệm thực tiễn, có ngoại ngữ chuyên ngành tốt và phương pháp giảng dạy hiện đại.