Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch thành phố hồ chí minh trong hội nhập quốc tế (Trang 66 - 69)

1.1.1 .Khái niệm

1.5. Bài học kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực du lịch

1.5.3. Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh có nhiều lợi thế trong phát triển du lịch, trong đó có di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận. Năm 2017, Quảng Ninh đón khoảng 9,87 triệu lượt khách du lịch, tăng 18% so với năm 2016. Khách quốc tế đạt hơn 4,28 triệu lượt. Tổng doanh thu đạt 17.885 tỷ đồng. Trong 10 năm từ năm 2007 – 2017, lượng khách đến Quảng Ninh tăng 4,2 lần, khách quốc tế tăng hơn 5 lần và tổng doanh thu du lịch tăng 4,8 lần. Khách quốc tế đến Quảng Ninh đa dạng, đến từ nhiều quốc gia, trong đó, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc chiếm tỷ lệ cao.

Quảng Ninh đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh đến năm 2020 tầm nhìn 2030. Theo đó, mục tiêu hướng đến là xây dựng Quảng Ninh

28

cơ sở hình thành ngành cơng nghiệp du lịch – dịch vụ, cơng nghiệp giải trí, cơng nghiệp văn hóa dựa trên sự sáng tạo và tạo ra sự đột phá, khác biệt và giá trị gia tăng cao. Trên cơ sở quy hoạch và định hướng phát triển du lịch, Quảng Ninh đã kêu gọi đầu tư và đã thu hút được nhiều dự án đầu tư lớn về du lịch, trong đó nổi bật như dự án khu du lịch Tuần Châu, khu tổ hợp vui chơi giải trí Sun World Hạ Long, Quảng trường Mặt trời Hạ Long và hàng loạt khu du lịch, nghỉ dưỡng cao cấp tại Vân Đồn, Móng cái, ng Bí… Lực lượng lao động ngành du lịch cũng đã tăng trưởng đáng kể. Hiện ngành Du lịch Quảng Ninh có khoảng 30.000 lao động trực tiếp và 40.000 lao động gián tiếp. Trong đó, lao động trực tiếp có trình độ đại học, cao đẳng nghề chiếm 40%; trung cấp nghề chiếm 23%; sơ cấp nghề chiếm 22%; lao động phổ thông là 13%. Riêng khối khách sạn là 13.000 lao động; lữ hành 1.200 lao động; các khu, điểm du lịch là 5.000 lao động; nhà hàng, điểm mua sắm 4.000 lao động; phương tiện vận chuyển 5.000 lao động (tàu du lịch 3.000 lao động).

Quảng Ninh đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành. Tỉnh dành nguồn lực nhất định từ ngân sách nhà nước để đào tạo nhân lực du lịch, đồng thời thúc đẩy xã hội hóa. Tập trung đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề và ngoại ngữ, đặc biệt, ưu tiên phát triển nhân lực du lịch vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số để tăng cường năng lực tham gia của cộng đồng dân cư cho phát triển du lịch. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ mục tiêu phát triển ngành Du lịch, tỉnh đã tăng cường hợp tác đào tạo với các trường đại học, cao đẳng trong nước và nước ngồi có năng lực và uy tín để đào tạo nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển mang tính đột phá của ngành Du lịch tỉnh trong những năm gần đây.

Qua nghiên cứu tình hình phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh, tác giả nhận thấy TP.HCM có thể nghiên cứu học tập kinh nghiệm ở hai mặt sau: một là, đầu tư phát triển du lịch và phát triển NNLDL trên cơ sở quy hoạch do đơn vị tư vấn có uy tín thế giới thực hiện với định hướng rõ ràng, cụ thể, đây là cơ sở rất quan trọng để phát triển nhanh và bền vững; hai là, nhà nước dành một lượng ngân sách nhất định đề đầu tư cho phát triển NNL nhằm đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành khơng để tình trạng thiếu hụt lao động ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ và uy tín của ngành.

29

Tóm tắt chương 1

Trong chương 1, tác giả đã phân tích rõ những khái niệm cơ bản về NNL và PTNNL; quan điểm của các nhà kinh tế học và quan điểm của Đảng, Nhà nước về PTNNL; HNQT và tác động của HNQT đến du lịch và NNL du lịch; nội dung PTNNL về số lượng, cơ cấu và chất lượng. Đặc biệt, tác giả đã phân tích rõ những nhân tố tác động đến PTNNL ngành du lịch bao gồm: trình độ phát triển kinh tế, dân số, giáo dục và đào tạo, vai trò quản lý nhà nước, khoa học công nghệ trong điều kiện hội nhập. Tác giả cũng đã giới thiệu những giải pháp hiệu quả của Thái Lan và bài học kinh nghiệm của tỉnh Khánh Hòa, tỉnh Quảng Ninh của Việt Nam về phát triển du lịch và PTNNL ngành du lịch làm cơ sở tham khảo.

Từ việc phân tích rõ cơ sở lý luận về PTNNL nói chung và NNL ngành du lịch nói riêng làm cơ sở cho tác giả đi sâu phân tích thực trạng NNL ngành du lịch TP, để từ đó đề xuất những chính sách và giải pháp PTNNL ngành du lịch TP đáp ứng yêu cầu HNQT.

30

CHƯƠNG 2.

THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH TP.HCM TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch thành phố hồ chí minh trong hội nhập quốc tế (Trang 66 - 69)