Nguồn: Tác giả đề xuất.
Xác định vấn đề sẽ nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết
Thực trạng vấn đề Mơ hình nghiên cứu
Nghiên cứu sơ bộ
Thu thập số liệu khảo sát
-Phân tích dữ liệu -Phân tích định tính -Phân tích định lƣợng
Báo cáo kết quả, kết luận và kiến nghị.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng trong đề tài kết hợp giữa hai phƣơng pháp định lƣợng và định tính thơng qua kết quả khảo sát tại địa bàn phƣờng. Việc thu thập thông tin, dữ liệu về các yếu tố tác động đến sự tham gia của phụ nữ sống trên địa bàn phƣờng 5 quận 3 vào cuộc vận động xây dựng gia đình 5 khơng 3 sạch sẽ đáp ứng cho đề tài nghiên cứu. Phƣơng pháp đã đƣợc áp dụng để điều tra, phỏng vấn sâu một số đối tƣợng nhƣ trên để có cái nhìn tổng quan hơn, nhận định đƣợc sức ảnh hƣởng của các yếu tố tác động.
Số liệu thứ cấp: Thu thập từ báo cáo 6 tháng và báo cáo 1 năm về kết quả thực hiện cuộc vận động, số liệu thống kê của hội LHPN Phƣờng
Số liệu sơ cấp: Tác giả tổng hợp kết quả tại 160 phiếu điều tra để hình thành nguồn số liệu.
Phân tích thống kê mơ tả đƣợc áp dụng chủ yếu, đánh giá, nhận xét dựa trên kết quả khảo sát nhóm đối tƣợng phụ nữ sinh sống trên địa bàn phƣờng 5. Đồng thời, việc thể hiện số liệu dƣới dạng so sánh tỷ lệ, bảng biểu nhằm tạo tính liên kết và tổng quan hơn giữa các yếu tố tác động.
Từ đó, phân tích những mặt đạt đƣợc, hạn chế trong việc nâng cao sự sự tham gia cũng nhƣ cải thiện chƣơng trình. So sánh, đánh giá các chỉ số, yếu tố liên quan đến sự tham gia của phụ nữ để thấy rõ nét sự thay đổi, tính hiệu quả trong q trình triển khai thực hiện.
3.3. Phương pháp chọn mẫu
Quá trình chọn mẫu là vô cùng quan trọng vì số lƣợng mẫu quyết định chất lƣợng của kết quả nghiên cứu. Kích thƣớc mẫu càng lớn thì kết quả sẽ càng chính xác, tuy nhiên, trong điều kiện giới hạn về thời gian, cơng sức và chi phí nên việc lựa chọn mẫu cũng nhƣ cỡ mẫu chỉ cần theo nguyên tắc mức tối thiểu cần thiết nhằm đảm bảo độ tin cậy cho kết quả khảo sát.
Phƣơng pháp chọn mẫu xác suất thƣờng khó áp dụng hơn phƣơng pháp chọn mẫu phi xác suất vì lý do thời gian, nhân lực và cả chi phí thực hiện. Chẳng hạn, danh sách đƣợc chọn một cách ngẫu nhiên rằng một hộ thuộc địa chỉ cố định nào đó
sẽ đƣợc phỏng vấn nhƣng khi đến nơi thì họ khơng có ở nhà hoặc do bận cơng ăn việc làm không thể tham gia khảo sát, thậm chí là đã chuyển đến nơi tạm trú. Chính vì thế, cơng cụ chọn mẫu xác suất rất dễ dàng gặp trở ngại trong điều kiện hạn chế về thời gian, nên đề tài nghiên cứu chọn phƣơng pháp phi xác suất với mục đích dễ dàng tiếp cận đối tƣợng cũng nhƣ họ sẵn sàng trả lời bảng hỏi. Đồng thời, điều này giúp tiết kiệm nguồn lực, chi phí cho việc thu thập thơng tin trong hồn cảnh hạn chế về thời gian.
Đối tƣợng khảo sát của đề tài là nhóm phụ nữ khơng tham gia và tham gia cuộc vận động “5 Không 3 Sạch” sống trên địa bàn phƣờng 5 quận 3. Phƣờng 5 có 4 khu phố bao gồm 65 tổ dân phố (TDP). Tác giả chọn khảo sát 40 TDP thuộc các khu phố. Do việc đồng ý tham gia khảo sát hay không tuỳ thuộc rất lớn vào tâm lý cá nhân của ngƣời trả lời, nên tác giả không thể áp dụng phƣơng pháp chọn mẫu xác suất, mà thay vào đó là phƣơng pháp phi xác suất. Do số lƣợng TDP không đồng đều giữa các khu phố nên đề tài áp dụng phƣơng pháp phi xác xuất hạn ngạch theo tỷ lệ. Tác giả chọn 60% tổng số TDP để trả lời bảng khảo sát lần lƣợt là 13, 11, 5, và 11 TDP cho KP1, KP2, KP3, KP4. TDP chọn 4 quan sát, gồm 2 cá nhân tham gia và 2 cá nhân không tham gia cuộc vận động “5 Khơng 3 Sạch”. Kích thƣớc mẫu là (13 + 11 + 5 +11) x 4 cá nhân bằng 160 quan sát.
Bên cạnh đó, phƣơng pháp định tính đƣợc sử dụng thơng qua phỏng vấn sâu một số đối tƣợng thuộc chi hội phụ nữ, phụ nữ không tham gia và tham gia cuộc vận động và cán bộ quản lý chƣơng trình.
CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ KHẢO SÁT
Chƣơng 4 trình bày kết quả nghiên cứu về sự tham gia của phụ nữ Phƣờng 5 Quận 3 vào cuộc vận động “5 Không 3 Sạch” (CVĐ 5K 3S). Sự tham gia của phụ nữ vào CVĐ là vơ cùng quan trọng và mang tính quyết định đến sự thành cơng của chƣơng trình. Dựa vào khung phân tích của đề tài, các nội dung khảo sát sẽ đƣợc phân tích và diễn giải chi tiết.
4.1. Thực trạng triển khai cuộc vận động 5K 3S
Hƣớng dẫn thực hiện số 06/HD- ĐCT của cuộc vận động “5 Không 3 Sạch” đƣợc Hội LHPN Việt Nam ban hành vào ngày 21/03/2014, và chính thức đƣợc đƣa vào triển khai thực hiện rộng rãi. Mục đích là góp phần xây dựng nơng thơn mới, đô thị văn minh, thực hiện tốt cơng tác gia đình và đảm bảo an sinh xã hội tạo nền tảng để đảm bảo bình đẳng giới, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của các địa phƣơng nói riêng và cả nƣớc nói chung. Chƣơng trình chia thành hai nhóm khơng và sạch, gồm 8 tiêu chí:
Nội dung 5 khơng: khơng đói nghèo, khơng vi phạm pháp luật và mắc tệ nạn xã hội, không có bạo lực gia đình, khơng sinh con thứ 3 trở lên, khơng có trẻ suy dinh dƣỡng và bỏ học.
Nội dung 3 sạch: sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ.
Đối tƣợng triển khai là phụ nữ, nữ giới và các hộ dân sinh sống trên địa bàn Phƣờng 5 Quận 3. Phƣơng thức hoạt động là bám sát các tiêu chí trong CVĐ và cụ thể hóa cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phƣơng và triển khai rộng cho phụ nữ cùng thực hiện. Các gia đình hội viên và phụ nữ đƣợc khuyến khích đăng ký và bình xét các tiêu chí, gắn với phong trào thi đua “phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”. Định kì cuối năm một lần, kết quả đƣợc Ban chỉ đạo phong trào Toàn dân đoàn kết xem xét và cơng nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”.
Ngày 20/9/2017, Ban thƣờng vụ Hội LHPN Quận 3 ban hành bổ sung hƣớng dẫn số 04/HD-BTV thực hiện CVĐ giai đoạn 2017-2020. Trong đó, phƣơng thức triển khai đƣợc nêu ra:
Gia đình khơng đói nghèo
Tiêu chí đánh giá đạt :
Kết quả “Đạt” tiêu chí này khi hộ gia đình khơng nằm trong danh sách hộ nghèo (thu nhập bình quân >1.750.000 đồng/ngƣời/tháng và điểm thiếu hụt 05 chiều xã hội dƣới 40 điểm theo tiêu chí xác định chuẩn nghèo đa chiều của thành phố Hồ Chí Minh)1
Phương pháp đánh giá :
Sử dụng kết quả điều tra của phƣờng ở thời điểm cuối năm trƣớc làm căn cứ đánh giá. Trƣờng hợp các hộ thuộc quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tƣợng bảo trợ xã hội thì khơng tính (Theo nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Thủ tƣớng Chính phủ về Quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tƣợng bảo trợ xã hội).
Gia đình khơng có thành viên vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội
Tiêu chí đánh giá đạt:
Các thành viên trong gia đình chấp hành chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc và các quy định của địa phƣơng, không ai mắc tệ nạn xã hội nhƣ ma túy, cờ bạc, lô đề, mại dâm, v.v.
Đối với gia đình có ngƣời từng vi phạm, nhƣng đã khắc phục trong năm khơng cịn vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội.
Phương pháp đánh giá:
Hội LHPN phƣờng phối hợp chặt chẽ với công an khu vực cung cấp thông tin để đánh giá thông qua các cuộc họp rà sốt, đánh giá thực hiện tiêu chí.
Gia đình khơng bạo lực
Tiêu chí đánh giá đạt:
Mọi thành viên trong gia đình tơn trọng, u thƣơng lẫn nhau, cùng chia sẻ mọi quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm.
Khơng có tình trạng bạo lực về thể chất, tinh thần, kinh tế, tình dục, v.v. giữa các thành viên trong gia đình.
Phương pháp đánh giá:
Hộ gia đình đã từng xảy ra tình trạng bạo lực gia đình nhƣng trong năm khơng tái diễn, đƣợc ngƣời thân trong gia đình và cộng đồng chung quanh công nhận, đƣợc đánh giá là đạt.
Gia đình khơng vi phạm chính sách dân số
Tiêu chí đánh giá đạt:
Khơng thực hiện các hành vi lựa chọn hay phá thai vì giới tính thai nhi; khơng phân biệt đối xử giữa con trai và con gái.
Không sinh con thứ ba trở lên (trừ 7 đối tƣợng theo quy định của Nghị định số 20/2010/NĐ-CP ngày 8/3/2010)2, hoặc gia đình đã có con thứ ba trở lên cam kết không sinh thêm con và áp dụng biện pháp tránh thai an toàn.
Phương pháp đánh giá:
Dựa vào tình trạng thực tế, căn cứ kết quả tổng hợp hằng năm của bộ phận dân số - KHHGĐ của phƣờng.
Gia đình khơng có trẻ suy dinh dƣỡng và bỏ học
Tiêu chí đánh giá đạt:
Khơng có trẻ em dƣới 05 tuổi bị suy dinh dƣỡng theo kết luận của Trạm Y tế phƣờng.
Trẻ 05 tuổi đƣợc phổ cập giáo dục mầm non, trẻ từ 6 đến 15 tuổi đƣợc phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở.
Học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đƣợc tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, trung cấp).
Phương pháp đánh giá :
Hai tiêu chí đầu đánh giá theo thơng báo của nhà trƣờng và tại cuộc họp đánh giá, trƣờng hợp bỏ học nhƣng đi học lại đƣợc xét là đạt.
Tiêu chí thứ ba đƣợc rà sốt và đánh giá tại cuộc họp. Sạch nhà
Tiêu chí đánh giá đạt :
Nhà cửa luôn sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp; có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh; có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trƣờng (đối với vùng nông thôn).
Phương pháp đánh giá :
Đánh giá qua rà sốt kết quả thực hiện các tiêu chí trong năm. Sạch bếp
Tiêu chí đánh giá đạt :
Giữ gìn nơi đun nấu, nồi, xoong, chén, dĩa, đồ đựng thức ăn luôn sạch sẽ, gọn gàng, hợp vệ sinh; đảm bảo an toàn thực phẩm.
Phương pháp đánh giá :
Đánh giá qua rà soát kết quả thực hiện các tiêu chí trong năm. Sạch ngõ
Tiêu chí đánh giá đạt :
quan và sức khỏe con ngƣời, có thùng chứa rác thải và thực hiện phân loại rác tại nguồn theo hƣớng dẫn.
Tham gia xây dựng cảnh quan, môi trƣờng của cộng đồng xanh – sạch – đẹp.
Phương pháp đánh giá :
Đánh giá qua rà sốt kết quả thực hiện các tiêu chí trong năm.
Hội LHPN có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ trong công tác tuyên truyền, vận động, giúp đỡ và theo dõi quá trình triển khai CVĐ. Tổ trƣởng tổ phụ nữ phối hợp cùng tổ trƣởng và tổ phó TDP hỗ trợ các hộ gia đình thực hiện tốt nhằm phát triển kinh tế xã hội và xây dựng xã hội văn minh.
Trong báo cáo về công tác triển khai và thực hiện cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5K 3S” của UBND Phƣờng 5 Quận 3, Hội LHPN Phƣờng đã tổ chức các buổi tuyên truyền và phát hành 3.313 tờ bƣớm về thơng tin của chƣơng trình đến với hội viên và nhóm phụ nữ sống trên địa bàn phƣờng trong năm 2017. Đồng thời, Hội phối hợp với các ban ngành, đồn thể khác để đẩy mạnh cơng tác tun truyền, hỗ trợ phụ nữ trong việc tham gia CVĐ này hơn. Trong đó, trạm y tế phƣờng tổ chức buổi tập huấn về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm cho các bậc cha mẹ nhằm phát huy và đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng. Ngồi ra, những trƣờng hợp gặp khó khăn chƣa thể tham gia thực hiện tốt các tiêu chí của CVĐ cũng nhận đƣợc sự giúp đỡ từ phía địa phƣơng nhƣ cấp nhà tình thƣơng, thẻ bảo hiểm y tế, quà dịp lễ Vu lan và nhiều suất học bổng. Kết quả Hội nêu ra là tỷ lệ hộ gia đình đăng ký là hơn 90% tổng số hộ trên địa bàn phƣờng. Trong đó, phía địa phƣơng hỗ trợ 18 thẻ bảo hiểm y tế cho phụ nữ có hồn cảnh khó khăn trong năm 2017, 45 xuất quà nhân dịp lễ Vu lan và 42 xuất học bổng Nguyễn Thị Minh Khai.
Tuy nhiên trong thực tế khi khảo sát thì mức độ hiểu biết cũng nhƣ tham gia cuộc vận động 5K 3S của phụ nữ lại không đƣợc nhƣ kỳ vọng.
4.2. Thông tin chung về đối tượng được điều tra
Nhƣ trình bày tại chƣơng 3, số liệu dùng để phân tích đƣợc thu thập từ 160 đối tƣợng phụ nữ sống trên địa bàn Phƣờng 5 theo phƣơng pháp hạn ngạch tỷ lệ tƣơng ứng ở 4 khu phố. Sau khi nhận kết quả khảo sát thì 160 phiếu đều hợp lệ và đƣợc tiến hành tổng hợp.
Đối với mục thông tin ngƣời trả lời gồm 6 nội dung:
Yếu tố dân tộc và tôn giáo: thành phần dân tộc Kinh chiếm 137 đối tƣợng
(85,6%), còn lại các dân tộc khác chiếm 14,4% với 23 ngƣời. Đồng thời, tôn giáo không đạt 90,6% (145 ngƣời), tơn giáo có chiếm 9,4% tổng số phiếu khảo sát phát ra. Do mẫu khảo sát đƣợc chọn theo phƣơng pháp thuận tiện nên kết quả dân tộc thiểu số hay tơn giáo có chiếm tỷ lệ thấp một cách trùng hợp, nên hai yếu tố này khơng mang tính ảnh hƣởng để đƣa vào đánh giá sự tham gia của phụ nữ.
Bảng 4. 1: Thành phần dân tộc và tôn giáo của phụ nữ trong mẫu khảo sát.
Câu trả lời Tỷ lệ Dân tộc Kinh 85,6% Khác 14,40% Tơn giáo Có 9,40% Khơng 90,6%
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả.
Yếu tố độ tuổi: nhóm tuổi từ 18-25 ít nhất chiếm 15% số lƣợng phiếu khảo sát với 24 ngƣời, các nhóm cịn lại 25-35 tuổi; 35-45 tuổi; trên 45 tuổi lần lƣợt tƣơng ứng với tỷ lệ 23,1%; 30% và 31,9%. Từ kết quả khảo sát có thể thấy tỷ lệ thấp nhất thuộc về nhóm từ 18-25 tuổi vì trong độ tuổi này chủ yếu cịn độc thân, tập trung học hành và tìm việc làm nên sẽ ít quan tâm các vấn đề xã hội ở địa phƣơng.
Bảng 4. 2: Thành phần độ tuổi của phụ nữ tham gia trả lời khảo sát. Độ tuổi Tỷ lệ (%) Độ tuổi Tỷ lệ (%) 18-25 tuổi 15,0 25-35 tuổi 23,1 35-45 tuổi 30,0 Trên 45 tuổi 31,9
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả.
Yếu tố trình độ học vấn: phiếu khảo sát chia thành 6 mức độ (cấp 1, cấp 2, cấp 3,
trung cấp – cao đẳng, đại học và đại học trở lên). Trong đó, số phụ nữ tham gia trả lời ở trình độ cấp 2 là cao nhất (26,2%) và thấp nhất là đại học với 3,1%. Yếu tố này đƣợc xem là có ảnh hƣởng đến sự tham gia của phụ nữ vào CVĐ “Xây dựng gia đình 5K 3S”. Khi trình độ dân trí thấp sẽ dẫn tới việc phụ nữ chƣa ý thức đƣợc quyền lợi và trách nhiệm bản thân, hành động thờ ơ, ít tham gia hơn vào các hoạt động chính trị xã hội; ngƣợc lại đối với việc nhận thức tốt các khía cạnh về quyền lợi và chất lƣợng cuộc sống của chính gia đình mình cũng nhƣ lối xóm thì việc tham gia vào các hoạt động của chị em sẽ cải thiện cũng nhƣ mang tính tự nguyện hơn.
Bảng 4. 3: Tỷ lệ trình độ học vấn của phụ nữ tham gia khảo sát. Trình độ Số lƣợng Trình độ Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Cấp 1 31 19,4 Cấp 2 42 26,2 Cấp 3 30 18,8 Trung cấp, cao đẳng 25 15,6 Đại học 27 16,9 Đại học trở lên 5 3,1