Mơ hình tham gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của nhóm phụ nữ sinh sống trên địa bàn phường 5 quận 3 vào các hoạt động của hội liên hiệp phụ nữ tp hồ chí minh nghiên cứu trường hợp cuộc vận động xây dựng gia đình 5 không 3 sạch (Trang 27 - 33)

Nguồn: Brager và Specht, 1973.

Nhìn chung, sự tham gia có nhiều mức độ tham gia khi xét từng góc độ khác nhau cũng nhƣ thực tế mỗi hành động, chƣơng trình. Chính vì vậy, muốn sử dụng đúng mơ hình phù hợp để xác định ra đƣợc vấn đề hay mức độ tham gia của cộng đồng cần kết hợp giữa thực tế với lý thuyết mà chọn ra yếu tố ảnh hƣởng. Vai trò của sự tham gia rất quan trọng trong quá trình thực hiện hành động và định hình nội dung theo đuổi. Điều này đƣợc trình bày phần bên dƣới.

Bên cạnh đó, trong nƣớc và quốc tế, nhiều nghiên cứu về các yếu tố tác động đến sự tham gia của cộng đồng vào chƣơng trình hay hoạt động nào đó, mỗi nghiên cứu chỉ ra các yếu tố tác động có thể giống và khác nhau nhƣng tổng thể đều hƣớng

về cùng một mục đích là nêu ra các nhân tố nào hạn chế và thúc đẩy sự hợp tác của cộng đồng vào quá trình tham gia các hoạt động do cơ quan nhà nƣớc triển khai nhằm đem lại hiệu quả và thành công cho mục tiêu đề ra.

Trong bài nghiên cứu “Sự tham gia của ngƣời dân trong xây dựng nông thôn mới” của tác giả Nguyễn Nguyệt Huế (2015) lại cho rằng có 2 nhóm nguyên nhân chính xuất phát từ phía cộng đồng và phía chính quyền dẫn tới cản trở cho q trình tham gia của ngƣời dân nhƣ khả năng tếp cận thông tin, nguồn lực tham gia, cơ chế đại diện, thẩm quyền ra quyết định, thái độ chính quyền với cộng đồng, cơ sở pháp lý.

Lƣu Thị Tho và Phạm Bảo Dƣơng (2013) trong việc phân tích sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trong các hoạt động giảm nghèo ở 1 số địa phƣơng miền núi phía Bắc cho rằng q trình tham gia sẽ bị tác động bởi 5 nhân tố là cơ cấu chính sách - giải pháp huy động, năng lực – ý thức của nhóm cộng đồng, nguồn lực – khả năng tiếp cận nguồn lực, thành phần dân tộc – phong tục tập quán, yếu tố giới. Giải pháp đề xuất chủ yếu tập trung vào nâng cao năng lực ngƣời tham gia, tuyên truyền cũng nhƣ các phƣơng án hỗ trợ thêm từ cấp nhà nƣớc.

Công ty Mekong Economics (2005) đã chỉ ra các lý do cho sự tham gia yếu kém của ngƣời dân đối với phát triển giao thông nông thôn là cơ chế cho sự tham gia không thực tế, ngƣời dân thiếu hiểu biết về chuyên môn, sự tham gia của ngƣời dân không đƣợc các nhà tài trợ xem trọng, khơng có quy chế cụ thể về sự tham gia của cộng đồng và cơ cấu thể chế, năng lực..

Nguyễn Thị Khánh Hòa (2009) trong bài nghiên cứu về sự tham gia của phụ nữ trong các dự án cấp nƣớc sạch thì các nhân tố tạo ra ảnh hƣởng yếu tố cá nhân (năng lực, trình độ, địa vị, tâm lý), gia đình (kinh tế, chồng), văn hóa xã hội (các chính sách) và điều kiện tự nhiên – địa lý.

So với sự tham gia cộng đồng thì sự tham gia của phụ nữ sẽ có những điểm đặc biệt riêng, ngân hàng Thế giới (1994) phân tích các hạn chế đối với vấn đề này trong giáo dục, sức khỏe, rào cản của cán bộ dự án, về thời gian và rào cản pháp luật, vai trò phụ nữ ở nhà và bên ngoài. Yếu tố thúc đẩy cản trở chung trong sự

tham gia của phụ nữ, dù theo các lãnh đạo tổ chức thì nhóm đối tƣợng này cam kết đối với tổ chức cũng nhƣ dành nhiều thời gian hơn so với nam giới (Conrad Kottak).

Nhìn chung, mỗi trƣờng hợp nghiên cứu cụ thể sẽ có từng nhân tố nhất định ảnh hƣởng tới sự tham gia của ngƣời dân/ cộng đồng cùng khung lý thuyết khác nhau, nhƣng đây vẫn có thể xem là nguồn tham khảo hữu hiệu cho nghiên cứu này.

Từ kinh nghiệm các nghiên cứu trƣớc và cơ sở lý thuyết về mơ hình sự tham gia đƣợc trình bày ở trên, kết hợp với thực tiễn của Hội LHPN Phƣờng 5 Quận 3 thì mơ hình nghiên cứu tiến hành xác định các yếu tố tác động đến sự tham gia của nhóm phụ nữ sống trên địa bàn Phƣờng 5 Quận 3 vào cuộc vận động xây dựng gia đình 5 khơng 3 sạch Phƣờng 5 dựa trên cở sở lý thuyết của Arnstein (19698) về 8 mức độ tham gia của ngƣời dân:

Bảng 2. 1: Khung phân tích đề xuất Sự tham gia của phụ nữ Ngƣời dân quản lý

Hợp tác Uỷ quyền Ngƣời Dân quản Tham vấn Động viên Thơng tin Tham gia hình thức Bị điều khiển Liệu pháp Không tham gia

2.3. Giới thiệu cuộc vận động 5 Không 3 Sạch

Đây là cuộc vận động do Trung ƣơng Hội LHPN Việt Nam phát động nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ “Hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” theo tinh thần nghị quyết Đại hội phụ nữ lần thứ X và góp phần thực hiện chỉ thị 49- CT/TW ngày 21/02/2005 của Ban Bí Thƣ TW Đảng về xây dựng gia đình Việt Nam thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, phụ nữ phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng gia đình.

TW Hội phát động Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” năm 2010 gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” . TW Hội LHPN ban hành Nghị quyết số 03/NQ-BCH ngày 11/1/2013 về đẩy mạnh thực hiện chƣơng trình này với 8 tiêu chí cụ thể đƣợc yêu cầu bao gồm “5 không” và “3

sạch”:

 Khơng đói nghèo: gia đình vƣợt qua ngƣỡng nghèo (thu nhập bình quân phải từ 1.750.000 đồng / ngƣời/ tháng, đảm bảo việc ăn - ở - mặc – chi tiêu mức trung bình của xã hội, phƣơng tiện cho nhu cầu tối thiểu cần có.

 Khơng vi phạm pháp luật và mắc tệ nạn xã hội: gia đình tuân thủ đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách, pháp luật. Thành viên trong gia đình khơng vi phạm pháp luật hay liên quan đến tệ nạn xã hội

 Khơng có bạo lực gia đình: mọi ngƣời trong gia đình u thƣơng, hịa thuận, u thƣơng, kính trên nhƣờng dƣới, đối xử cơng bằng và bình đẳng giữa con trai con gái, con dâu, con rể trong nhà.

 Khơng vi phạm chính sách dân số, khơng phá thai vì giới tính hay phân biệt đối xử con trai và con gái, không sinh con thứ 3 trở lên (trừ 7 trƣờng hợp quy định tại Nghị định số 20/2010/NĐ-CP) (Phụ lục 2).

 Khơng có trẻ suy dinh dƣỡng và bỏ học, đƣợc đảm bảo về thể chất và trí tuệ, đi học đúng độ tuổi, bỏ học giữa chừng.

 Sạch nhà: phụ nữ đảm bảo vệ sinh thân thể cùng chăm sóc sức khoẻ các thành viên; giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ

 Sạch bếp: gắn với giữ vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo vệ sinh thực phẩm

 Sạch ngõ: ý thức giữ gìn, bảo vệ và xây dựng môi trƣờng khu dân cƣ, nơi sinh sống, không để rác thải làm gây hại đến sức khoẻ cộng đồng và mỹ quan đƣởng phố

CVĐ “Xây dựng gia đình 5 khơng 3 sạch” chính thức đƣợc đƣa vào Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 và Bộ tiêu chí quốc gia xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. Trong giai đoạn 2017-2020, Hội LHPN TP.HCM đặt ra một số chỉ tiêu cụ thể trong thực hiện CVĐ gắn với xây dựng nông thôn mới là: giúp thêm 3.000 hộ đạt tám tiêu chí của CVĐ; đến năm 2020, có 225 phƣờng, xã hoàn thành chỉ tiêu “85% hộ đạt tiêu chí 3 sạch”, hằng năm, mỗi quận/huyện xây dựng và trang trí đƣợc ba tuyến hẻm đạt tiêu chí “sạch ngõ”.

Cuộc vận động trên với mục đích giúp cho các tầng lớp phụ nữ nâng cao sự hiểu biết và nhận thức trong việc phát huy vai trò cũng nhƣ trách nhiệm của ngƣời vợ, ngƣời mẹ hay thậm chí là một thành viên trong mỗi gia đình, tổ chức tốt cuộc sống kết hợp nuôi, dạy con cái, hạn chế tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình mình, giữ trật tự an ninh. Đồng thời, một mục tiêu khác của hoạt động này là hỗ trợ phụ nữ tổ chức gia đình hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế gia đình nói riêng và xã hội nói chung, cộng đồng văn minh. Bên cạnh đó, đây cịn là cách thức hữu ích khuyến khích nhóm đối tƣợng này tham gia vào các chƣơng trình lớn của Quốc gia nhƣ “Xây dựng nơng thơn mới”, chƣơng trình mục tiêu quốc gia, v.v

CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chƣơng 3 trình bày phƣơng pháp triển khai thực hiện các nội dung nghiên cứu: quy trình nghiên cứu, phƣơng pháp chọn mẫu, phƣơng pháp nghiên cứu.

3.1. Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của nhóm phụ nữ sinh sống trên địa bàn phường 5 quận 3 vào các hoạt động của hội liên hiệp phụ nữ tp hồ chí minh nghiên cứu trường hợp cuộc vận động xây dựng gia đình 5 không 3 sạch (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)