Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng Thƣơng mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước basel II tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín (Trang 26 - 30)

CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

2.3. Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng Thƣơng mại

2.3.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng

Căn cứ vào những tác động của rủi ro tín dụng đến việc kinh doanh của ngân hàng cũng như nền kinh tế, tùy khẩu vị rủi ro mà mỗi ngân hàng xây dựng và có những chiến lược và chính sách quản trị tương thích để hồn thành mục tiêu kinh doanh. Quản trị RRTD giúp tăng cường hiệu quả trong cơng tác cấp tín dụng của ngân hàng cũng như lợi nhuận từ việc kinh doanh của nó. Chính vì vậy, quản trị RRTD là vấn đề rất quan trọng trong quản trị ngân hàng thương mại.

Theo giáo trình “Ngân hàng thương mại” của Học viện Ngân hàng, chủ biên Phan Thị Thu Hà (năm 2013) thì “Quản trị RRTD là q trình xây dựng, thực thi các chính sách và biện pháp quản lí tín dụng nhằm đạt được mục tiêu an tồn, hiệu quả và

phát triển bền vững, tìm ra nguyên nhân và xử lí các tình huống xảy ra RRTD, tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế và giảm nợ quá hạn, nợ xấu trong kinh doanh tín dụng, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh NHTM”.

Và “Hiệu quả quản trị RRTD là một bộ phận quan trọng trong cách tiếp cận rủi ro tổng thể và được coi là đóng vai trị cốt lõi cho của sự thành công của ngân hàng trong dài hạn” (Theo Basel I Committee on Banking Supervision, 2000).

Như vậy, theo tác giả, có thể diễn giải khái niệm quản trị RRTD là việc ngân hàng lên kế hoạch, triển khai thực thi và đẩy mạnh giám sát các hoạt động cấp tín dụng, với mục đích đạt được lợi nhuận tối đa nhưng đi cùng với một mức rủi ro mà ngân hàng có thể chấp nhận được. Quản trị RRTD tốt chính là một lợi thế cạnh tranh và là một công cụ tạo ra giá trị, góp phần tạo ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn.

2.3.2. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng:

Điều tiên quyết trong quản trị RRTD là phải hình thành và thiết lập được một quy trình quản trị RRTD. Quy trình quản trị RRTD có bốn bước cơ bản như sau và mỗi bước có sự tương quan lẫn nhau, là các mắc xích khơng thể tách rời nhau, kết quả của bước trước sẽ là cơ sở cho bước sau.

Bước 1: Nhận diện RRTD

Bước 2: Đo lường RRTD bằng các mơ hình Bước 3: Kiểm sốt RRTD

Sơ đồ 2.1: Quy trình quản trị rủi ro tín dụng

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Bƣớc 1: Nhận diện RRTD.

Nhận diện rủi ro là việc làm được thực hiện liên tục, có hệ thống nhằm theo dõi, phân tích môi trường hoạt động và quy trình cấp tín dụng để tổng hợp các dạng RRTD, nghiên cứu nguyên nhân gây ra rủi ro trong từng thời kỳ. Những dấu hiệu nhận biết RRTD có thể giúp ngân hàng sớm phát hiện ra các khoản vay có vấn đề, từ đó có những biện pháp thích hợp để giải quyết nhằm giảm thiểu tổn thất xuống mức thấp nhất có thể. Dấu hiệu tài chính và phi tài chính là những dấu hiệu phổ biến nhất.

Bƣớc 2: Đo lƣờng RRTD bằng các mơ hình.

Bằng việc sử dụng các mơ hình để đo lường RRTD là bước kế tiếp ngay sau khi nhận diện được nguy cơ xảy ra rủi ro có thể gặp phải. Đo lường RRTD bằng các mơ hình nhằm tính tốn được mức độ rủi ro của khách hàng, từ đó tính tốn phần bù RRTD và giới hạn an toàn tối đa chi tiết cho từng khách hàng, đồng thời để trích lập dự phịng RRTD. Mơ hình được dùng để đo lường RRTD gồm hai loại là mơ hình định tính và mơ định lượng. Tùy thuộc vào tình hình thực tế của chính mình mà mỗi ngân hàng sẽ xem xét để lựa chọn một trong hai loại mơ hình trên hoặc đồng thời sử dụng cả hai. Những mơ hình thường được các tổ chức tín dụng ứng dụng như sau: Mơ hình định tính về RRTD- mơ hình 6C; Mơ hình Z- Score;…

Nhận diện RRTD Đo lường RRTD bằng các mơ hình Kiểm sốt rủi ro tín dụng phó RRTD Xử lí/ ứng

Bƣớc 3: Kiểm soát RRTD.

Kiểm soát RRTD là việc dùng các biện pháp nghiệp vụ, công cụ và kĩ thuật, tầm nhìn chiến lược để ngăn chặn hoặc làm giảm những thiệt hại, những tác động không mong muốn xảy ra đối với ngân hàng bằng cách kiểm soát tần suất và mức độ của rủi ro, tổn thất hoặc lợi ích.

Bƣớc 4: Xử lí/ ứng phó RRTD.

Xử lý RRTD là việc dùng các cơng cụ, kỹ thuật để bù đắp lại những chi phí phát sinh khi xảy ra rủi ro và thiệt hại từ hoạt động tín dụng. Các biện pháp thường được ngân hàng đưa ra để xử lí và ứng phó với RRTD như: cấp thêm vốn, gia hạn, cơ cấu lại nợ, xử lí tài sản đảm bảo, xóa nợ và chuyển nợ thành vốn cổ phần.

2.3.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc quản trị rủi ro tín dụng và tầm quan trọng của Quản trị rủi ro tín dụng đối với hoạt động của Ngân hàng thương mại.

Nhân tố khách quan bao gồm: Thứ nhất là môi trường pháp lí và sự ổn định của

nền kinh tế; sự ổn định kinh tế làm cho tín dụng tăng trưởng và người đi vay có thể phát triển hoạt động kinh doanh của mình, gia tăng lợi nhuận. Song song đó là hệ thống pháp luật cùng với các văn bản qui phạm pháp luật trong nền kinh tế thị trường dưới sự điều tiết của của Nhà nước tạo thành hàng rào pháp lí cho mơi trường kinh doanh bình đẳng và bảo vệ lợi ích hợp pháp của các bên. Mơi trường này ảnh hưởng một phần đến hiệu quả của quản trị RRTD, vì vậy, cần có các chủ trương, chính sách được ban hành cụ thể, đúng thời điểm và đồng bộ sẽ làm cho công tác quản trị rủi ro được tốt hơn. Thứ

hai là nhân tố liên quan đến người đi vay: RRTD bắt nguồn từ phía khách hàng vay được chia làm hai loại đối tượng, một là không thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng tín dụng đã cam kết và hai là khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ cam kết như trên hợp đồng tín dụng. Theo đó, khách hàng vay vốn gian lận, cố tình làm sai, làm giả hồ sơ tài liệu để thực hiện vay vốn. Chính vì vậy, việc nhận định và thẩm định khách hàng cần

phải sát sao cùng với việc quán triệt tư tưởng đạo đức tín dụng khi làm nghề của nhân viên là điều cốt lõi trong việc quản trị RRTD này.

Nhân tố chủ quan thuộc về ngân hàng gồm: Nhân tố thứ nhất là trình độ điều

hành của ban lãnh đạo và năng lực, kinh nghiệm của nhân viên làm cơng tác quản trị. Ban lãnh đạo cần có trách nhiệm đảm bảo công tác quản trị RRTD được diễn ra một cách đúng đắn và phải có biện pháp ứng phó thích hợp. Đồng thời, đào tạo các nhân viên làm cơng tác quản trị phải có hiểu biết chun môn nghiệp vụ, am hiểu lĩnh vực cho vay và các kiến thức về kinh tế, pháp luật,…Hơn nữa, tính kỉ luật và phẩm chất đạo đức cùng với kinh nghiệm của người làm cơng tác quản trị cũng góp phần đảm bảo chất lượng của việc quản trị RRTD. Nhân tố thứ hai là cơ sở vật chất của ngân hàng như hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu, trang thiết bị kĩ thuật công nghệ. Để tiến hành công tác quản trị, ngân hàng phải thực hiện thu thập các tài liệu và thông tin cần thiết và tiến hành xử lí các thơng tin đó theo các tiêu chuẩn được đưa ra một cách hợp lí, khoa học để từ đó cho ra kết quả đánh giá tồn diện nhất.

Tầm quan trọng của Quản trị rủi ro tín dụng đối với hoạt động của Ngân hàng thương mại: Quản trị RRTD tốt khơng những giúp chi phí vận hành ngân hàng giảm đi

mà cịn giúp tăng thêm thu nhập, đảm bảo q trình thu hồi vốn vay một cách an tồn nhất; tạo niềm tin và chữ tín cho khách hàng gửi tiền và nhà đầu tư. Đồng thời, tạo tiền đề để mở rộng thị phần, tăng vị thế, hình ảnh cho ngân hàng và cũng là cơ sở để cơ quan kiểm tra giám sát hoạt động cho vay, chất lượng tín dụng của các Ngân hàng thương mại như Ngân hàng Nhà nước có thể dễ dàng kiểm tra một cách minh bạch. Từ đó, giúp cơ quan giám sát đưa ra những chính sách thích hợp với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và chính ngân hàng nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước basel II tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)