Phân loại nhóm nợ theo điểm xếp hạng tín dụng nội bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước basel II tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín (Trang 80 - 108)

STT Tống số điểm (từ - đến dƣới) Xếp hạng khách hàng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Nhóm nợ

1 90 100 AAA Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn

2 80 90 AA Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn

3 75 80 A Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn

4 70 75 BBB Nhóm 2: Nợ cần chú ý

5 65 70 BB Nhóm 2: Nợ cần chú ý

6 60 65 B Nhóm 2: Nợ cần chú ý

7 56 60 CCC Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn

8 53 56 CC Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn

9 45 53 C Nhóm 4: Nợ nghi ngờ

10 20 45 D Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn

Nguồn: Vietbank

3.4. Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thƣơng Tín theo Hiệp ƣớc Basel II.

3.4.1. Những thành quả đạt được:

Đối chiếu với các chuẩn mực theo Hiệp ước Basel II về quản trị rủi ro tín dụng nói chung và cụ thể theo Thơng tư 41 nói riêng đã được phân tích ở trên, nhìn chung có thể thấy được việc thực hiện quản trị rủi ro tín dụng của Vietbank có mang lại hiệu quả

mặc dù là với qui mô ngân hàng nhỏ trong hệ thống ngân hàng và đạt được những kết quả khả quan sau:

Về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu: Tại thời điểm nghiên cứu từ 2017 đến năm

2019, Vietbank luôn tuân thủ các qui định của NHNN về tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu do NHNN qui định nhằm tiếp cận và thực hiện qui định về an toàn vốn theo Hiệp ước Basel II và lộ trình áp dụng Thơng tư 41 vào năm 2020. Với hệ số an toàn vốn cao cho thấy tiềm lực tài chính của Vietbank tương đối đủ mạnh so với qui mơ và có sự ổn định trong khoảng thời gian qua, phù hợp với các quy định của Basel II. Bằng chứng là trong giai đoạn 09/2018 đến 09/2019, Vietbank cũng đã tính tốn hệ số CAR này song song theo qui định tại Thông tư 36 (đã được trình bày tại biểu đồ 3.1) và hệ số CAR tính tốn theo Thơng tư 41 như sau:

Biểu đồ 3.2: Tỉ lệ an toàn vốn (CAR) theo yêu cầu của Thông tƣ 41 và thực tế tại Vietbank. Nguồn: Tác giả tự tổng hợp 9.8 10.2 10.4 10.4 9.5 9.9 10.1 9.9 10 9.8 10.3 10.1 10.2 0 2 4 6 8 10 12

Biểu đồ tỉ lệ an toàn vốn (CAR) của Vietbank theo Thông tƣ 41

ĐVT: %

Dựa vào biểu đồ 3.2, cho thấy hệ số CAR của Vietbank được tính theo thơng tư 41 đã có sự sụt giảm so với khi tính tốn theo Thơng tư 36 (biểu đồ 3.1), mức giảm dao động khoản 1%. Nguyên nhân lí giải cho sự suy giảm này như sau:

Thứ nhất: Cả ba rủi ro gồm rủi ro tín dụng, hoạt động và thị

trường đều được tính đến khi xác định tài sản có rủi ro. Vì thế, vốn tối thiểu Vietbank cần duy trì khơng chỉ để làm giảm đi những thiệt hại về tín dụng phát sinh khơng lường trước được mà còn phải đủ để bù đắp những tổn thất phát sinh trong quá trình vận hành của ngân hàng và những tổn thất do thay đổi lãi suất thị trường và tỷ giá. Việc xác định tài sản có rủi ro dựa vào việc tính tốn cả 3 loại rủi ro trên sẽ làm tăng chỉ tiêu về vốn này, và tại thời điểm tính tốn có những tháng trước khi Vietbank triển khai kế hoạch tăng vốn tự có nên hệ số CAR sụt giảm.

Thứ hai: Chỉ tiêu trong hệ số điều chỉnh rủi ro đối với các khoản

phải đòi của Thơng tư 41 so với Thơng tư 36 thì con số này có sự chênh lệch cao hơn. Chẳng hạn như, nhóm khoản phải địi ở Thơng tư 36 có hệ số rủi ro là 50% và 100% sẽ được phân loại thành nhóm khoản phải địi có hệ số rủi ro cao hơn tại Thông tư 41. Cụ thể, nếu ở Thông tư 36, đối với khoản cho vay bất động sản thì hệ số rủi ro áp dụng sẽ là 0-150%, thì tại Thơng tư 41 hệ số này dao động từ 0-250% và không những thế, trong từng khoản vay và từng đối tác nó cịn được chia cụ thể chi tiết hơn nữa ở từng loại bất động sản nhằm phản ảnh rõ mức độ về rủi ro của khoản cấp tín dụng đó. Chính vì thế, hệ số rủi ro tín dụng về cơ bản sẽ tăng lên. Thêm nữa, việc áp dụng các hệ số rủi ro khác nhau cho từng nhóm khoản phải địi tương ứng với từng đối tượng khách hàng vay trong Thông tư 41 đảm bảo phản ánh chính xác hơn mức độ rủi ro tín dụng mà NHTM phải thực sự quản lý. Vậy nên tổng tài sản có rủi ro để đảm bảo cho rủi ro tín dụng của các NHTM tính theo Thơng tư 36 thấp hơn khá nhiều tổng tài sản có rủi ro tính theo Thơng tư 41.

Thứ ba: Thông tư 41 quy định thêm hệ số rủi ro cho một số trường

hợp cũng làm gia tăng tài sản có rủi ro. Ví dụ, đối với khoản nợ xấu, tùy thuộc vào tỷ lệ trích lập dự phịng mà có hệ số rủi ro là từ 50-150%, các khoản phải thu từ việc xử lí nợ xấu có hệ số rủi ro là 200%, trường hợp khơng có hoặc thiếu thơng tin về khách hàng vay thì hệ số rủi ro phải áp dụng là 200%. Bên cạnh đó, theo quy định của Thơng tư 41, tài sản có rủi ro cho doanh nghiệp có tỷ lệ địn bẩy cao sẽ phải chịu hệ số rủi ro cao hơn. Cụ thể, hệ số rủi ro phải áp dụng là từ 90-155% cho các khoản phải đòi của doanh nghiệp tùy vào doanh thu và tỷ lệ đòn bẩy. Trên thực tế, với thực trạng đa phần các doanh nghiệp tại Vietbank có tỷ lệ địn bẩy trên 50%, vì vậy tài sản có rủi ro của các bị gia tăng đáng kể.

Như vậy, sự suy giảm hệ số CAR tính theo Thơng tư 41 so với Thơng tư 36 chủ yếu được xác định là bởi vì sự gia tăng của tài sản có rủi ro, nhưng với các chi tiết được trình bày như biểu đồ 3.2 cho thấy Vietbank có sự kiểm sốt hệ số CAR tương đối tốt, mặc dù có sự chênh lệch sụt giảm song vẫn trong tầm kiểm soát theo qui định.

Xây dựng hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ quản lí hoạt động nghiệp vụ tồn hàng: Vietbank rất chú trọng vào vấn đề thanh tra giám sát khi đã có nhận định đúng về vai trị của ban kiểm sốt nội bộ mà trước hết là Phịng Vận hành tín dụng kiểm soát trước giải ngân. Trước đây, Phòng Vận hành tín dụng được xem như là phịng “vạch lá tìm sâu” gây cản trở hoạt động giải ngân của các trung tâm kinh doanh và Ban kiểm toán nội bộ một lần nữa lại làm khó đơn vị bằng những điều kiện ràng buộc sau giải ngân và các chứng từ mà không thuộc phần kiểm sốt của Phịng Vận hành tín dụng. Nhưng hiện nay, quan niệm này đã được thay đổi, các trung tâm kinh doanh đã nhận thức được rằng nhiệm vụ của kiểm sốt nội bộ khơng chỉ bảo vệ lợi ích của ngân hàng trong đó gồm cả đơn vị thông qua việc ngăn chặn kịp thời các rủi ro/thiệt hại, mà cịn giúp cho chính đơn vị nghiệp vụ tránh được các rủi ro về vi phạm

pháp luật. Chính vì thế, nhìn chung sự phối hợp giữa kiểm sốt nội bộ với bộ phận kinh doanh trong ngân hàng diễn ra chặt chẽ, tạo điều kiện giúp nhau làm tăng chất lượng kiểm soát cũng như kết quả kinh doanh. Bên cạnh đó, Vietbank cũng đang xây dựng qui trình kiểm tốn rõ ràng và chặt chẽ cùng với việc thường xuyên đào tạo nhân viên nghiệp vụ vì vậy việc kiểm sốt đã mang lại hiệu quả nhất định. Đồng thời, phương pháp kiểm soát hoạt động ngân hàng được triển khai một cách thực tế hơn bằng cách kiểm tra thường xuyên, không những kiểm tra sau khi tổn thất xảy ra mà cịn kiểm tra ngay cả trong q trình tác nghiệp.

Xây dựng và triển khai hệ thống thông tin bảo mật thông qua chuyển đổi thành công Ngân hàng lõi CoreBanking: Mặc dù Vietbank mới đưa vào vận hành hệ thống Ngân hàng lõi Core Banking FBE vào tháng 09/2019 và còn nhiều lỗi hệ thống chưa hỗ trợ và đang được khắc phục. Tuy nhiên, với việc chuyển đổi hệ thống này Vietbank được xem như một trong những ngân hàng đi đầu trong đầu tư hệ thống Core hiện đại với nhiều tính năng và tiện ích ưu việt; tạo nền tảng vững chắc cho lộ trình phát triển Vietbank trở thành ngân hàng hàng đầu ứng dụng dịch vụ ngân hàng số vào trong quản trị rủi ro toàn tiện và chặt chẽ tại Việt Nam.

Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ: Vietbank đã bước đầu dần hồn thiện thống xếp hạng tín dụng nội bộ và được cơng nghệ hố thành chương trình phần mềm chấm điểm, xếp hạng khách hàng áp dụng trong toàn hệ thống. Theo đó, hệ thống chia khách hàng thành hai nhóm: doanh nghiệp và cá nhân. Trong đó, phần mềm chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp là cốt lõi. Khách hàng được chấm điểm dựa trên các tiêu chuẩn tài chính tương tự như quy định tại Quyết định số 57/2002/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước. Bên cạnh đó, Vietbank cịn đánh giá trên các chỉ tiêu phi tài chính khác để có thơng tin chính xác cho việc cấp tín dụng như: dòng tiền vào- ra, kinh nghiệm quản lý, uy tín trong lịch sử giao dịch với ngân hàng, đặc điểm kinh doanh của khách hàng…

3.4.2. Những mặt hạn chế khi triển khai Basel II tại Vietbank.

Về phƣơng diện quản trị RRTD: Vietbank chỉ mới xây dựng và áp dụng

chương trình tính tốn tự động đối với hệ số CAR cho việc đo lường RRTD mà chưa lượng hóa được những rủi ro quan trọng khác trong cơng thức tính như rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động. Vì vậy, thực chất hệ số CAR chưa phản ánh đúng mức độ rủi ro của Ngân hàng.

Về yêu cầu vốn đối với RRTD: Trong Thơng tư 41 của NHNN cũng có

yêu cầu sự minh bạch hơn trong việc sử dụng thông tin như báo cáo tài chính được kiểm tốn hoặc báo cáo thuế,…đối với khách hàng vay là tổ chức. Thực trạng tại Vietbank cho thấy hầu hết các báo cáo thuế, báo cáo tài chính của những doanh nghiệp cung cấp thì số liệu đều nhỏ hơn so với tình hình thực tế kinh doanh của khách hàng, chính vì vậy nó chưa phản ảnh đúng mức độ rủi ro của khách hàng và vậy nên khi áp dụng hệ số rủi ro để tính tốn thì các trường hợp này sẽ bị áp dụng hệ số cao hoặc rất cao. Điều này khiến yêu cầu về vốn sẽ bị đẩy lên.

Về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ: Mặc dù đã đưa vào sử dụng hệ

thống này từ năm 2014 và cũng có qui trình chặt chẽ nhưng hệ thống tại Vietbank được thiết lập theo phương pháp chuyên gia. Điều này có nghĩa là toàn bộ các yếu tố để đưa vào hệ thống xếp hạng như bộ tiêu chí, trọng số cho từng tiêu chí, …được lựa chọn và quyết định hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào quan điểm chủ quan và tầm nhìn của các nhân viên/ chuyên viên hay người có thẩm quyền thẩm định khách hàng thay vì dựa trên dữ liệu lịch sử và phân tích theo mơ hình kinh tế lượng. Ở phương pháp này, nó yêu cầu người thực hiện phải có sự hiểu biết trong tất cả các nội dung mà họ đánh giá. Và điểm yếu của cơ chế xếp hạng này là nó được thực hiện thủ cơng nên kết quả nó mang lại khơng đảm bảo tính chính xác cao, dễ bị chi phối bởi người đánh giá. Đồng thời, không tạo được cơ sở dữ liệu tích luỹ để phục vụ cho việc tính tốn các tham số

rủi ro trong việc quản lý của Ngân hàng. Điều này phần nào làm hạn chế trong việc quản trị rủi ro danh mục, định giá tín dụng, nhận định khẩu vị rủi ro,… của ngân hàng.

Về hệ thống công nghệ thông tin và dữ liệu: Mặc dù đã hoàn thiện việc

chuyển đổi hệ thống ngân hàng lõi (Corebanking System) mới nhất là hệ thống FBE vào tháng 09/2019, nhưng hệ thống này đang trong quá trình vận hành sơ khai, chưa thực sự hoàn thiện cũng như chưa chuyển đổi hết những gì hệ thống cũ trước đây có. Bên cạnh đó, đối với những yêu cầu về cơng cụ tính tốn rủi ro, báo cáo định kì,… hầu hết đều thực hiện bằng cách thủ cơng như trích xuất dữ liệu từ hệ thống sau đó tính tốn lại trên Excel vì với những u cầu này, hệ thống đang được nâng cấp hoàn thiện song song với quá trình vận hành.

Về nguồn nhân lực triển khai dự án: Hiện nay, cũng như các NHTM Việt

Nam khác, Vietbank cũng thiếu hụt nhân sự có nghiệp vụ cao về quản trị rủi ro để tiến hành dự án Basel II. Lí do một phần là Basel cịn khá mới mẻ ở Việt Nam nên nguồn nhân lực có chun mơn và kinh nghiệm cịn khá ít; đồng thời, thời gian triển khai dự án Basel khá dài nên sự gắn bó lâu dài để đảm bảo hoàn thành dự án là vấn đề mà Vietbank đang gặp phải.

Về chi phí thực hiện triển khai dự án: Chi phí triển khai Basel II thực sự

là khá lớn cho một Ngân hàng có qui mơ nhỏ như Vietbank, bởi ngoài hoạt động đầu tư nhân lực, cơ sở hạ tầng cho việc nghiên cứu, ngân hàng cịn phải xây dựng, sửa đổi rất nhiều qui trình, qui định và sản phẩm tín dụng nhằm nâng cao chất lượng ngân hàng cũng như để đáp ứng theo yêu cầu Basel II và Thơng tư 41. Ngồi ra, ngân hàng cịn phải tiến hành cải tiến và nâng cấp các hệ thống công nghệ thông tin, dữ liệu tiêu biểu là đầu tư vào hệ thống ngân hàng lõi FBE cũng làm chi phí tăng cao có khả năng ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng.

3.4.3.1. Nguyên nhân khách quan:

Một là nội dung của Hiệp ước Basel II bao quát rất rộng và quá phức tạp cũng

như chi phí thực hiện khơng nhỏ. Bên cạnh đó, u cầu quan trọng hơn hết chính là yêu cầu về vốn khá cao, điều này gây khơng ít khó khăn cho Vietbank khi áp dụng Basel.

Hai là thiếu các tổ chức xếp hạng tín dụng độc lập vì các tổ chức này có sự ảnh

hưởng tích cực nhất định đến việc xếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng, là cơ sở để ngân hàng học tập và điều chỉnh cách thức, nội dung và phương pháp xếp hạng.

Ba là các cơ quan giám sát hoạt động chưa thật sự có hiệu quả và kịp thời, chưa

đáp ứng yêu cầu về thanh tra, giám sát theo Basel II. Đồng thời, việc thu thập thơng tin trong q trình kiểm tra cịn thiếu tính hệ thống và khó khăn trong việc tập hợp dữ liệu, thiếu cơ sở để giám sát từ xa.

3.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan:

Thứ nhất là cơ sở dữ liệu xây dựng chưa được đúng chuẩn: Ủy ban Basel yêu cầu

duy trì và phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu về các khách hàng vay của mình theo đặc điểm, thứ tự xếp hạng, quy trình quản lý, mức độ tín nhiệm,…Tuy nhiên, ở phương diện này, Vietbank chỉ mới xây dựng hệ thống ở mức sơ khai chưa đáp ứng đủ các đòi hỏi khắt khe như Hiệp ước Basel. Bên cạnh đó, khi sử dụng phương pháp đánh giá nội bộ IRB thì cần phải duy trì thơng tin về xếp hạng, uy tín trong lịch sử giao dịch của khách hàng bao gồm điểm số, ngày xếp hạng, phương pháp xếp hạng và các thông tin quan trọng khác được sử dụng cho việc xếp hạng, cũng như người chịu trách nhiệm xếp hạng, điều này cơ sở dữ liệu của Vietbank hiện tại chưa đáp ứng được.

Thứ hai là khó khăn về nguồn lực tài chính: đối với ngân hàng có qui mơ nhỏ như

Vietbank thì việc nâng cao nguồn lực về vốn có thể nói là rất khó. Mặc dù đã tăng vốn bằng cách phát hành trái phiếu thành công nhưng vấn đề đẩy mạnh tăng trưởng tín

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước basel II tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín (Trang 80 - 108)