Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2017 đến năm 2019

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước basel II tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín (Trang 61)

Đơn vị tính: Triệu đồng

Kết quả kinh doanh Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Thu nhập lãi thuần 773.184 1.044.458 1.215.929

Lãi/lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ 16.769 15.177 48.291

Lãi/lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối

và vàng 16.842 1.422 7.500

Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư 43.357 192.379 310.215

Lãi/lỗ thuần từ hoạt động khác 161.792 99.713 161.992

Chi phí hoạt động 799.283 872.878 1.076.884

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

trƣớc chi phí dự phịng rủi ro tín dụng 212.661 480.271 667.043

Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng -50.392 79.279 54.069

Tổng lợi nhuận trƣớc thuế 263.053 400.992 612.974

Lợi nhuận sau thuế 262.455 321.984 485.650

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất 2017 đến 2019- Vietbank

Theo báo cáo tài chính hợp nhất vừa cơng bố như bảng 3.2, trong năm 2019, Vietbank thu về hơn 1.215 tỷ đồng thu nhập lãi thuần, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước. Đồng thời, Vietbank cũng mang về hơn 310 tỷ đồng lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư, con số này cao gấp 1,6 lần so với năm 2018. Bên cạnh đó, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ và lãi từ hoạt động khác từ năm 2017 đến 2018 có sự giảm mạnh nhưng tăng trưởng trở lại vào năm 2019. Trong khi đó, lãi từ kinh doanh ngoại hối giảm mạnh về còn khoảng 7,5 tỷ đồng. Cũng tại kì báo cáo năm 2019 này, Vietbank thực hiện trích lập dự phịng rủi ro tín dụng hơn 55 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước trích đến 79 tỷ đồng cho chi phí dự phịng này.

Song song với việc phát triển quy mô, hiệu quả hoạt động của Vietbank cũng từng bước được cải thiện đáng kể sau gần 12 năm hoạt động. Vietbank tiếp tục phân bổ nguồn vốn và đầu tư cho những mục tiêu phát triển dài hạn như các dự án nâng cấp cơ sở dữ liệu, mở rộng phát triển mạng lưới… tuy nhiên chi phí vẫn được kiểm sốt tốt. Lợi nhuận trước thuế thực hiện năm 2019 đạt 613 tỷ, cao hơn 212 tỷ so với 2018; vượt kế hoạch năm là 73 tỷ, trong đó: thu nhập lãi thuần đạt 1.216 tỷ, cao hơn 171 tỷ so với năm trước. Thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ đạt 48 tỷ, tăng 15 tỷ so với năm 2018. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối đạt 7,5 tỷ, tăng 6 tỷ so với năm 2018. Thu nhập từ mua bán chứng khoán đầu tư và từ hoạt động khác đạt 472 tỷ, tăng 198 tỷ so với năm 2018. Như vậy, tổng thu nhập hoạt động đạt 1.744 tỷ, cao hơn 391 tỷ so với năm trước; chi phí hoạt động là 1.077 tỷ, tăng 204 tỷ; chi phí dự phịng là 54 tỷ, giảm 25 tỷ so với với năm 2018. Lợi nhuận trước thuế của cả năm 2019 đạt 613 tỷ. Đây là mức lợi nhuận trước thuế cao nhất từ trước đến nay của Vietbank sau những năm hoạt động không nổi bật.

Như vậy, đến thời điểm cuối năm 2019, tình hình lợi nhuận tăng lên và nợ xấu giảm xuống của Vietbank cho thấy sự khởi sắc của hoạt động kinh doanh, bên cạnh đó, cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác quản trị rủi ro tín dụng để kiểm sốt nợ xấu.

3.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thƣơng Tín.

Kết quả phân loại nợ và dự phòng rủi ro các khoản cho vay cần phải trích lập theo Thơng tư 02, Thơng tư 09; theo Chính sách phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro tín dụng của Ngân hàng và công ty con đến tháng 12/2019 của Vietbank như sau:

Bảng 3.3: Phân tích chất lƣợng nợ cho vay theo nhóm nợ từ năm 2017-2019

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Nợ đủ tiêu chuẩn 28.127.000 34.688.640 40.189.290

Nợ cần chú ý 198.923 362.999 190.453

Nợ dƣới tiêu chuẩn 30.162 40.597 87.241

Nợ nghi ngờ 71.724 34.425 98.219

Nợ có khả năng mất vốn 285.538 368.613 353.590

Tổng cộng 28.713.347 35.495.274 40.918.793 Tỉ lệ NPL ( tỉ lệ nợ xấu) 1.35 1.25 1.32

Nguồn: BCTC Vietbank qua các năm

Căn cứ vào bảng 3.3 cho thấy tỉ lệ nợ xấu của Vietbank giai đoạn 2017-2019 duy trì ở mức 1.35% năm 2017 và có sự giảm dần vào năm 2018 xuống cịn 1.25% và có sự gia tăng lên 1.32% năm 2019. Căn cứ vào tổng dư nợ cho vay thì với nợ xấu này, Vietbank đang có tỉ lệ thấp hơn nhiều so với qui định của NHNN là 3%, đó cũng là cơ sở cho thấy chất lượng tín dụng của Vietbank ở mức tương đối tốt. Cũng theo Đại hội đồng cổ đông Vietbank đề ra vào năm 2020 với kịch bản kinh doanh tối thiểu thì Vietbank đặt mục tiêu tỉ lệ nợ xấu duy trì dưới 2%.

3.3. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thƣơng Tín theo Hiệp ƣớc Basel II.

Bảng 3.4: Chỉ số an toàn hoạt động giai đoạn 2017- 2019 Đơn vị tính: % Đơn vị tính: % TT Chỉ tiêu Năm 2017 (%) Năm 2018 (%) Năm 2019 (%) Qui định NHNN đến năm 2019 Kết quả so với qui định NHNN 1 Tỉ lệ NPL ( tỉ lệ nợ xấu) 1.35 1.25 1.32 ≤ 3% Đạt 2 CAR ( Hệ số an

toàn vốn tối thiểu) 9.35 11.10 8.34 ≥ 8% Đạt

3 LDR (Tỉ lệ cho vay trên tổng huy động) 76.45 77.28 67.75 ≤ 80% Đạt 4 Tỉ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn 44.59 35.40 32.39 ≤ 40% Đạt

Nguồn: BCTC Vietbank qua các năm

Căn cứ vào bảng số liệu 3.4, cho thấy tỉ lệ nợ xấu của Vietbank trong 3 năm từ 2017-2019 có sự giảm dần qua từng năm nhưng ln được kiểm sốt theo qui định NHNN là dưới 3%. Hệ số an tồn vốn có sự biến động giảm và tăng khơng đồng đều nhưng tổng thể qua 3 năm vẫn giữ mức cao hơn so với qui định NHNN là 8%. Sở dĩ có sự tăng giảm không đồng đều này là do việc áp dụng phương thức tính tốn hệ số CAR theo Thông tư 36 cho năm 2017- 2018; và Thông tư 41 cho năm 2019. Một phần nguyên nhân nữa là do khoản nợ xấu nội bảng của 3 khách hàng cá nhân được đảm bảo bằng cổ phiếu của một ngân hàng khác đang thế chấp tại Vietbank vẫn còn tồn đọng. Đến 31/12/2017 khoản nợ xấu này được xử lí theo phương án cơ cấu lại gắn với xử lí nợ xấu giai đoạn 2016-2020 và khoản nợ này đã được thực hiện trích lập dự phịng trong năm 2018. Cũng theo số liệu bảng 3.4 trên, tỉ lệ cho vay trên tổng huy động hay tỉ lệ dư nợ tín dụng trên vốn huy động là một trong những tỉ số quan trọng dùng để xem xét mức độ an toàn của ngân hàng. Con số này của Vietbank có xu hướng giảm dần qua các năm, từ 76.45%- gần đến ngưỡng qui định của NHNN, giảm còn 67.75% năm

2019, điều này chỉ ra rằng sự an tồn ln được Vietbank xem là mục tiêu hàng đầu để đảm bảo sự chuẩn bị tốt nhất cho tiến trình thực hiện các tiêu chuẩn về vốn theo Basel II. Đồng thời, tại thời điểm 2017, Vietbank đang trong quá trình thực hiện đề án tăng vốn từ 3.249 tỷ đồng lên mức 5.249 tỷ đồng- hoạt động tăng vốn này cũng nhằm đảm bảo mức vốn tự có theo chuẩn mực Basel II; chính vì vậy, với nợ xấu chưa được xử lí và vốn cịn hạn chế cũng đã phần nào làm tác động đến hệ số an toàn vốn tối thiểu của Vietbank năm 2017. Bằng chứng là sang năm 2018, tỉ lệ an toàn vốn của Vietbank đạt 11.1%, cao hơn năm 2017 là 1.8% và hơn qui định của NHNN là 2.1%, tuy nhiên đến năm 2019 giảm cịn 8.34% ( số liệu tính đến cuối năm 2019 theo qui định tại Thông tư 41). Cụ thể, hệ số an toàn vốn qua từng tháng của Vietbank từ tháng 09/2018 đến tháng 09/2019 được tính theo Thơng tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 như sau:

Biểu đồ 3.1: Tỉ lệ an toàn vốn (CAR) theo yêu cầu của Thông tƣ 36 và thực tế tại Vietbank.

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Dựa trên biểu đồ 3.1 cho thấy đến 09/2019, Vietbank vẫn đang thực hiện tính tốn tỉ lệ an tồn vốn theo Thơng tư 36 và cả Thông tư 41 (hệ số CAR theo

10.3 10.2 10.7 10.3 10.5 10.6 10.6 10.2 10.5 10.1 10.1 10.3 10.1 8 8.5 9 9.5 10 10.5 11

Biểu đồ tỉ lệ an tồn vốn (CAR) của Vietbank theo Thơng tƣ 36

ĐVT: %

Thơng tư 41 sẽ được trình bày và so sánh với Thông tư 36 ở phần sau). Tác giả chỉ xét thời điểm từ 09/2018 đến 09/2019 do thời điểm này đang trong giai đoạn hoàn thiện số liệu và phương thức tính tốn để kịp tiến độ báo cáo với Ngân hàng Nhà Nước về tiến trình áp dụng Basel II. Đồng thời, tác giả có sự so sánh cách tính tốn hệ số CAR theo cả Thông tư 36 và Thông tư 41 nhằm xem xét mức độ đáp ứng và thực trạng rủi ro tín dụng từng thời điểm để có nhận định đúng về cơng tác quản trị rủi ro tín dụng này tại Vietbank. Theo đó, với cách tính hệ số CAR theo Thông tư 36 này chỉ tập trung vào rủi ro tín dụng, chưa có sự phức tạp như cách tính theo Thơng tư 41 nên hệ số CAR của Vietbank ln duy trì ở mức trên 10% từ tháng 09/2018 đến 09/2019 và nhìn chung cao hơn so với mức qui định tối thiểu theo Thông tư 36 (qui định 9%).

So sánh với số liệu lịch sử của các ngân hàng cơng bố, việc áp dụng tính tốn hệ số CAR theo Thơng tư 36 đều cho thấy kết quả rất tốt vì chưa có sự phức tạp trong cách tính. Trong số các ngân hàng có sự tương đồng về qui mơ, chỉ số tài chính, văn hóa kinh doanh như TPBank, VIB, VPBank, ACB công bố số liệu về CAR đến tháng 09/2019 mà tác giả thu thập được thì VIB đang là ngân hàng có mức cao nhất 12.9%, và hệ số này của ACB cũng khá cao là 12.8%; trong khi đó thì TPBank và VPBank vẫn giữ ở mức tương đối lần lượt là 10.2% và 11.9%. Như vậy, có thể nói, với tình hình thực tế hiện tại thì hệ số CAR của Vietbank cũng cho thấy kết quả tương đối khả quan và hướng quản trị rủi ro tín dụng, cách tính tốn vốn, phân bổ tài sản có rủi ro có sự kiểm sốt tốt so với mặt bằng chung của các ngân hàng trong cùng qui mô.

3.3.2. Về cách tổ chức thực hiện QTRRTD 3.3.2.1. Tổ chức hoạt động quản trị rủi ro:

Tổ chức hoạt động quản lí rủi ro của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín là sự kết hợp chặt chẽ giữa các Khối và Phòng ban đặc biệt là sự phối hợp giữa Khối Vận

hành- Phịng Vận hành Tín dụng, Khối Tín dụng- Phịng Tín dụng Cá nhân- Doanh nghiệp và Khối Quản lí rủi ro, chủ đạo là Phịng Quản lí rủi ro tín dụng. Ở đây, tác giả đề cập chi tiết đến các đơn vị trực thuộc và chức năng, nhiệm vụ của Khối quản lí rủi ro như sau:

Phịng pháp lí và tn thủ: Với nhiệm vụ chính là tổ chức thực hiện các cơng tác

liên quan đến pháp chế trong toàn hệ thống Vietbank; Lập mẫu biểu hợp đồng, thỏa thuận giao dịch, văn bản phát hành ra bên ngoài; Thẩm định và/hoặc tham gia trực tiếp vào việc xây dựng các quy định, quy trình, chính sách nội bộ; và đại diện cho Vietbank tham gia tố tụng, làm việc với cơ quan, tổ chức khác về các vấn đề pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động của Vietbank khi được ủy quyền, nhưng không bao gồm việc đại diện tham gia tố tụng trong hoạt động xử lý nợ; Đầu mối thực hiện cơng tác phịng, chống rửa tiền và xây dựng, thực hiện, duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo các yêu cầu của ISO 9001 về chất lượng

Phịng kiểm sốt nội bộ: Với nhiệm vụ kiểm tra, giám sát tuân thủ các quy định

của pháp luật và các quy chế, quy trình nghiệp vụ, quy định nội bộ của ngân hàng; Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về trách nhiệm, quyền hạn của cán bộ quản lý; song song với thực thi công việc giám sát từ xa việc tuân thủ các quy định của pháp luật và quy định nội bộ của Vietbank.

Phịng quản lí nợ: Với nhiệm vụ kiểm sốt nợ trong hạn trên toàn hệ thống bao

gồm thiết lập quản lí hệ thống nhắc nợ, trực tiếp thực hiện và phối hợp với đơn vị kinh doanh đưa ra giải pháp và thực hiện việc xử lý các khoản nợ tiềm ẩn, có nguy cơ cao cần thu hồi trước hạn. Bên cạnh đó, Khối phịng quản lí nợ cũng thực hiện tổng hợp các thơng tin xử lí nợ, quản lí tài sản mà ngân hàng nhận để xử lí nợ và quản lí danh mục các khoản nợ ngoại bảng và thực hiện tính lãi các khoản nợ nội, ngoại bảng cần xử lý.

Phịng quản lí rủi ro tín dụng: được xem là phịng ban có nhiệm vụ quan trọng

trong quản trị RRTD bao gồm cả RRTD theo tiêu chuẩn Basel II mà Vietbank đang triển khai thực hiện. Với nhiệm vụ xây danh mục các khoản nợ ngoại bảng và thực hiện tính lãi các khoản nợ nội, ngoại bảng cần xử lý; bao gồm xây dựng và triển khai qui định, qui trình, chính sách để quản lý rủi ro tín dụng phù hợp theo tiêu chuẩn của Ngân hàng Nhà Nước, chính sách quản lý rủi ro của Hội đồng quản trị và chuẩn mực quản lý rủi ro mà ngân hàng áp dụng; Xây dựng công cụ để phát hiện, đo lường rủi ro phù hợp với chính sách, chuẩn mực của ngân hàng; Xây dựng và quản lý hệ thống chấm điểm, xếp hạng tín dụng nội bộ, bao gồm: xây dựng, rà sốt, đánh giá và điều chỉnh hệ thống chấm điểm, xếp hạng tín dụng định kỳ; báo cáo cho Uỷ ban quản lý rủi ro, Ban điều hành về chất lượng (khả năng phân hạng) của hệ thống xếp hạng tín dụng; giám sát, kiểm tra đối với việc vận dụng hệ thống chấm điểm, xếp hạng tín dụng. Đồng thời, lập kế hoạch, phân bổ và quản lý dự phịng rủi ro tín dụng tồn Ngân hàng. Tiến hành phân loại nợ, xác định chi phí dự phịng rủi ro theo chính sách dự phịng rủi ro tín dụng của Ngân hàng. Hơn nữa, tham mưu cho Uỷ ban quản lý rủi ro và Ban điều hành về chính sách quản lý rủi ro của Ngân hàng về thực trạng rủi ro từng thời điểm và có ý kiến đánh giá về rủi ro đối với các sản phẩm cho vay mới mà Ngân hàng chuẩn bị triển khai. Cùng với việc xây dựng cơ chế cảnh báo các rủi ro một cách sớm nhất có thể và cảnh báo về việc tuân thủ các chỉ số (gồm các giới hạn tín dụng) đã được quy định trong Chính sách quản lý rủi ro. Ngoài ra, thực hiện giám sát và đánh giá hoạt động quản lý rủi ro tín dụng trong tồn hệ thống; hoạt động quản lý rủi ro các phòng/ban nghiệp vụ tại Hội sở và từng Đơn vị kinh doanh từ đó đưa ra những đề xuất để cải thiện trạng thái rủi ro tín dụng của tồn hệ thống.

Phịng quản lí rủi ro vận hành: Bao gồm các nhiệm vụ xây dựng và triển khai

thực hiện bộ khung quản lý rủi ro vận hành; xây dựng cơ chế cảnh báo sớm cho những mảng hoạt động phát sinh nhiều rủi ro. Đồng thời thực hiện giám sát và đánh giá hoạt

động quản lý rủi ro vận hành từ đó tham mưu cho Khối quản lý rủi ro cùng với Ban điều hành về chính sách quản lý rủi ro vận hành của Ngân hàng

Phịng quản lí rủi ro thị trƣờng: Với chức năng xây dựng và triển khai bộ khung

quản lý rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản; thiết lập cơ chế cảnh báo sớm đối với hoạt động có yếu tố rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản. Song song đó là thực hiện việc giám sát cùng với đánh giá hoạt động quản lý rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản và kịp thời tham mưu cho Uỷ ban quản lý rủi ro, Hội đồng quản lý tài sản Nợ - tài sản Có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước basel II tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín (Trang 61)