Hiệp ước Basel II

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước basel II tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín (Trang 34 - 38)

CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

2.4. Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng Thƣơng mại theo

2.4.3. Hiệp ước Basel II

Hiệp ước Basel năm 1988 được cải tiến những yêu cầu về cách xác định nguồn vốn, nhưng nó lại có điểm yếu đáng kể. Dưới Hiệp ước Basel I, tất cả khoản vay bởi một ngân hàng cho một doanh nghiệp có rủi ro lên tới 100% và yêu cầu số lượng vốn tương đương. Một khoản vay cho một doanh nghiệp có xếp hạng tín dụng AAA được tiến hành tương tự như cách làm với một doanh nghiệp có xếp hạng tín dụng B. Và điều này được minh họa rõ hơn tại Bảng 2.2 dưới đây.

Trong tháng 06 năm 1999, hội đồng Basel đã soạn thảo những điều luật mới và được biết đến là Basel II. Chúng được sửa đổi vào tháng 01 năm 2001 và tháng 04 năm 2003. Một số các nghiên cứu tác động định lượng (QISs) được thực hiện trước khi đưa ra các quy tắc mới để thử nghiệm chúng bằng việc tính tốn số lượng vốn bắt buộc nếu những điều luật này được công bố. Một bảng tổng hợp những quy tắc được đồng ý bởi tất cả thành viên của hội đồng Basel và được công bố vào tháng 06/2004 và bảng này được cập nhật vào tháng 11/2005. Việc thực hiện áp dụng các quy tắc này bắt đầu vào năm 2007 sau khi một tác động định lượng (QIS) được thêm vào.

Hiệp ước Basel II gồm những yêu cầu vốn áp dụng tại những ngân hàng hoạt động quốc tế. Tại Mỹ, có nhiều ngân hàng nhỏ trong khu vực và các quan chức Mỹ đã quyết định không áp dụng Basel II (Những ngân hàng này áp dụng những quy tắc trong Basel IA, và những điểm này tương tự với Basel I). Tại Châu Âu, tất cả các ngân hàng, từ lớn đến nhỏ, đều áp dụng Basel II. Hơn thế nữa, Liên minh Châu Âu đã yêu cầu những quy tắc của Basel II được áp dụng cho những công ty bảo hiểm tương tự như với các ngân hàng.

Theo đó, Basel II được xây dựng dựa trên ba trụ cột (pillar): (1) Yêu cầu vốn tối thiểu (Minimum Capital Requirements); (2) Rà soát giám sát (Supervisory Review); (3) Kỷ luật thị trường (Market Discipline).

Hình 2.1 Ba trụ cột của Basel II

Nguồn: Vietnambiz

Trụ cột 1: Yêu cầu vốn tối thiểu (Minimum Capital Requirements)

Yêu cầu chung từ Basel I là ngân hàng nắm giữ vốn tối thiểu bằng 8% tài sản có rủi ro (RWA) tiếp tục được giữ nguyên.

Yêu cầu về vốn đối với một rủi ro cụ thể được tính trực tiếp thay vì cách thức liên quan đến RWA, chúng được nhân với 12.5 để chuyển đổi thành RWA tương đương (RWA-equivalent). Kết quả là hệ số CAR

=z (Tổng vốn (giống Basel I))

(RWA rủi ro tín dụng + (K rủi ro hoạt động*12.5) + (Rủi ro thị trường *12.5)) ≥8% Tổng vốn: được xác định tương tự như Basel I.

Tài sản có rủi ro (RWA): Ngồi rủi ro tín dụng và rủi ro thị trường đã được qui định tại Basel I, ở Basel II bổ sung thêm một loại rủi ro nữa là rủi ro hoạt động. Đồng thời, cách tính RWA trong Basel II cũng phức tạp hơn so với Basel I và chính vì vậy nó có khả năng đánh giá đúng hơn mức an toàn vốn.

RWA Basel I= Tài sản * Hệ số rủi ro ( Không đề cập đến xếp hạng tín dụng).

RWA RRTD theo phương pháp chuẩn Basel II= Tài sản * Hệ số rủi ro (Có đề cập đến xếp hạng tín dụng).

RWA Basel II= Vốn yêu cầu tối thiểu đối với từng rủi ro (K)*12.5 Hay cơng thức tính CAR trên được viết theo cách khác là:

Tổng vốn = 8% x (RWA RRTD + RWA RR thị trƣờng + RWA RR hoạt động)

Trong đó:

Vốn tối thiểu yêu cầu cho rủi ro tín dụng trong sổ ngân hàng được tính tốn theo cách mới, phản ánh rủi ro tín dụng của các khách hàng thông qua 3 phương pháp tiếp cận (Chuẩn hóa, IRB và IRB nâng cao).

Yêu cầu vốn cho rủi ro thị trường vẫn được giữ nguyên không đổi so với Điều chỉnh Hiệp ước 1996.

Có một yêu cầu mới về vốn cho rủi ro hoạt động (operational risk). Đây là yêu cầu vốn phòng ngừa cho rủi ro mất mát xảy ra khi quy trình hoạt động của nhà băng chệch khỏi quỹ đạo hoặc có một sự kiện khơng lường trước được như thiên tai, sự cố,…

Trụ cột 2: Rà soát giám sát (Supervisory Review).

Các kiểm soát viên được yêu cầu đảm bảo rằng ngân hàng phải đáp ứng được việc thiết lập một quy trình để duy trì được vốn tối thiểu bao gồm cả việc sử dụng phương pháp định lượng và định tính trên khía cạnh của cách thức quản lý rủi ro trong một ngân hàng. Các ngân hàng dự kiến sẽ duy trì vốn tối thiểu lớn hơn để đảm bảo được các biến động vốn và những hạn chế trong việc huy động vốn trong khoảng thời gian ngắn. Ở các nước khác nhau, bộ nguyên tắc được phép tùy chỉnh một phần trong cách áp dụng nhưng nhất quán chung trong việc áp dụng các quy tắc được yêu cầu.

Trụ cột 2 chú trọng nhiều hơn về can thiệp sớm khi có vấn đề phát sinh. Giám sát viên được yêu cầu phải làm việc nhiều hơn là nhiệm vụ chỉ đảm bảo mức vốn tối thiếu theo qui định của Basel II. Một phần vai trị của họ là khuyến khích các ngân hàng sử dụng công cụ quản trị rủi ro sao cho hiệu quả mang lại ở mức tốt nhất và đo lường những kỹ thuật này một cách chính xác nhất. Họ nên ước lượng những rủi ro không được đảm bảo bởi trụ cột 1 (Ví dụ rủi ro tập trung) và chủ động tham gia thảo luận với các ngân hàng khi nhận ra thiếu hụt.

Kỷ luật thị trường đòi hỏi các tổ chức tín dụng phải công bố nhiều thông tin về cách thức họ phân bổ vốn và rủi ro. Basel II nêu ra một danh sách các thông tin cơ bản bắt buộc ngân hàng/ tổ chức tín dụng phải cơng bố, đó khơng chỉ là các thông tin về vốn như cơ cấu vốn, mức độ đủ vốn mà cịn là các thơng tin liên quan đến mức độ nhạy cảm của ngân hàng với các rủi ro như tín dụng, thị trường, vận hành và quy trình xem xét, ứng phó của ngân hàng đối với từng loại rủi ro này. Ý tưởng ở đây là các ngân hàng sẽ phải chịu thêm áp lực cho việc đưa ra quyết định quản trị rủi ro trong khi các cổ đông hiện tại và tiềm năng có nhiều thơng tin hơn về những quyết định đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước basel II tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)