Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng theo các tiêu chuẩn của Hiệp ƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước basel II tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín (Trang 44 - 59)

CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

2.6. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng theo các tiêu chuẩn của Hiệp ƣớc

II tại một số Ngân hàng Thƣơng mại trên thế giới và một số Ngân hàng TMCP đƣợc chọn thí điểm tại Việt Nam trƣớc đó (Vietcombank; VIB;…).

2.6.1. Kinh nghiệm triển khai quản trị RRTD theo Hiệp ước Basel II tại một số NHTM trên thế giới:

2.6.1.1. Kinh nghiệm tại Úc, cụ thể là Ngân hàng ANZ (Australia and New Zealand Banking Group Limited).

ANZ có trên 180 năm hoạt động, năm 2018, ANZ là ngân hàng có mức vốn hóa thị trường lớn thứ 3 tại Úc và là tập đoàn ngân hàng lớn nhất tại New Zealand đồng thời nằm trong nhóm 50 ngân hàng lớn nhất thế giới.

Qui trình quản trị RRTD theo Basel II được ANZ thực hiện một cách trình tự như sau: Trước khi triển khai Basel II, theo yêu cầu của Cơ quan giám sát ngân hàng Australia (Australia Prudential Regulation Authority- APRA), năm 2005 ANZ đã tổ chức tự đánh giá lại toàn diện hệ thống quản trị rủi ro. Theo đó, hệ thống quản trị RRTD tại ANZ tương đối hoàn thiện và phù hợp với chuẩn mực Basel II như: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo phương pháp thống kê; đã có thời gian dài sử dụng mơ hình đo lường vốn kinh tế (từ năm 1995); Đã tiến hành đo lường LGD phù hợp với yêu cầu Basel; xây dựng bộ máy quản trị RRTD theo mơ hình “3 vịng kiểm sốt”. Để tuân thủ Basel II về quản trị RRTD, ANZ tiếp tục giải quyết những vấn đề cơ bản: (i) Nâng cấp và hoàn thiện kho dữ liệu, đặc biệt là dữ liệu về tình trạng nợ quá hạn của khách hàng, dữ liệu về tổn thất trên cơ sở có tính yếu tố chu kỳ kinh doanh theo yêu cầu của Basel II; (ii) Cải tạo và hoàn thiện hệ thống quản trị RRTD; (iii) Hoàn thiện hệ thống xếp hạng, kiểm tra, đánh giá RRTD theo chuẩn Basel II. Với những

thuận lợi cơ bản trên, ANZ được APRA cấp phép để thực hiện Basel II từ ngày 01/01/2008. Giai đoạn thực hiện Basel II, như tiến trình đã đưa ra để thực hiện lần lượt trụ cột 1, 2 và 3. Ở trụ cột 1, mặc dù được chấp thuận đo lường vốn theo IRB nâng cao (sử dụng ước lượng nội bộ cả 3 yếu tố PD, LGD và EAD). Tuy nhiên, do một số phân đoạn khách hàng chưa hoàn thiện cơ sở dữ liệu, ANZ được APRA cho phép đo lường theo cách tiếp cận phương pháp chuẩn. Khác với đề xuất của Basel II, các phân đoạn tiếp cận theo phương pháp chuẩn, ANZ chỉ sử dụng kết quả xếp hạng nội bộ do ANZ xây dựng mà không sử dụng kết quả xếp hạng của các tổ chức xếp hạng bên ngồi. Về phân đoạn này ANZ có kế hoạch nâng cấp, hồn thiện dần cơ sở thông tin, khi đủ điều kiện sẽ chuyển sang đo lường theo cách tiếp cận IRB nâng cao. Một điểm đặc biệt là tại ANZ không áp dụng cách tiếp cận IRB cơ bản đối với tất cả các phân đoạn thị trường. Đối với trụ cột 2, ANZ thực hiện quản lý vốn theo phương pháp chủ động. ANZ thực hiện quy trình đánh giá mức độ đủ vốn nội bộ- ICAAP trong kỳ trung hạn để thực hiện đánh giá lại tỷ lệ an toàn vốn và các mức vốn cho từng danh mục tài sản rủi ro. Để tính tốn mức vốn phù hợp và đảm bảo đủ vốn cho RRTD, ANZ thực hiện kiểm tra sức chịu đựng rủi ro trên cơ sở đưa ra các kịch bản khác nhau về tình hình nền kinh tế, trước và sau khi sử dụng các kỹ thuật giảm thiểu rủi ro. Từ đó xác định mức vốn tăng thêm để bù đắp cho các thiệt hại có thể xảy ra trong kỳ suy thoái kinh tế. Việc đánh giá và xác định kế hoạch vốn cần thiết cho rủi ro được ANZ thực hiện hàng tháng và báo cáo HĐQT, Ban điều hành trên cơ sở đánh giá rủi ro hiện tại, dự báo về sự thay đổi của môi trường kinh doanh và khả năng thực thi chỉ tiêu kinh doanh. Còn về trụ cột 3, Basel II qui định hệ thống thông tin cần công khai, minh bạch khá chi tiết. Trên thực tế cơ quan kiểm soát ngân hàng tại mỗi quốc gia trên cơ sở qui định về chế độ báo cáo, thống kê đối với NHTM đều có qui định riêng về mức độ chi tiết trong báo cáo thông tin theo trụ cột 3, và ANZ thực hiện công khai theo đúng qui định này. Như vậy, kinh nghiệm ngân hàng ANZ của Úc cho thấy để áp dụng Basel II thành công với ngân hàng quy mơ lớn thì áp dụng phương pháp phức tạp còn với các ngân hàng cịn lại thì sử

dụng phương pháp đơn giản tùy thuộc vào điều kiện của ngân hàng. Để quản trị đạt hiệu quả ANZ đã áp dụng triệt để các nguyên tắc quản trị rủi ro và áp dụng phương pháp nâng cao, phương pháp chuẩn hóa và hơn nữa họ quan tâm tới đầu tư hạ tầng công nghệ hỗ trợ cho việc quản trị rủi ro tín dụng.

2.6.1.2. Kinh nghiệm tại Thái Lan- cụ thể là Ngân hàng Thương mại Krung Thai

NHTM Krungthai (Krung Thai Bank Public Company Limited- KTB) được thành lập vào năm 1966 và hoạt động theo mơ hình NHTM quốc doanh với 56% cổ phần thuộc Nhà nước. KTB dẫn đầu về quy mô tài sản và mạng lưới hoạt động với 83,4 tỷ USD và 1.200 điểm giao dịch trong và ngồi nước tính đến năm 2019.

Trước khi triển khai Basel II thì ngân hàng Krungthai đã thực hiện đánh giá độ lệch giữa việc quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng so với các tiêu chuẩn của Basel II theo chỉ đạo của ngân hàng Trung ương Thái Lan (Bank of Thailand- BOT). Kết quả cho thấy, KTB còn gặp nhiều vướng mắc khởi nguồn từ các nguyên nhân như hệ thống tổ chức quản trị rủi ro chưa hiệu quả, nợ xấu cịn cao, các mơ hình và cơng cụ đo lường rủi ro chưa đầy đủ và hoàn thiện theo Basel II. Xác định được các nguyên nhân trên, KTB đã tiến hành các biện pháp để cải thiện như: cơ cấu lại bộ máy quản trị; tái cấu trúc vốn chủ sở hữu; tập trung xử lí nợ xấu; điều chỉnh cấu trúc phân quyền phê duyệt tín dụng; hồn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Đến tháng 06/2006, dưới sự tư vấn giám sát của cơng ty kiểm tốn Deloitte và sự hợp tác với nhà cung cấp phần mềm hàng đầu thế giới là SAS Software, KTB đã thiết lập được tiến trình thực hiện Basel II theo tiến độ:

Từ tháng 06/2007 đến cuối tháng 12/2008 thực hiện phân tích, đánh giá độ lệch giữa việc quản trị RRTD của ngân hàng so với tiêu chuẩn của Basel II.

Từ tháng 01/2009, KTB tiến hành áp dụng phương pháp tiếp cận chuẩn hóa (SA).

Sau khi hoàn thiện phương pháp tiếp cận chuẩn hóa (SA) sẽ tiến hành thực hiện phương pháp tiếp cận nội bộ IRB.

Tiến trình và phương pháp triển khai như sau:

Trụ cột 1: KTB thực hiện đo lường vốn song song theo phương pháp đo lường của Basel I và cả Basel II từ 01/2008 đến 11/2008. Sau đó, KTB đo lường vốn theo cách tiếp cận SA kể từ tháng 12/2008. Trong đó, các khoản tín dụng của chính phủ, Chính quyền địa phương thì KTB sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD); đối với các khoản vay cịn lại thì được KTB sử dụng kết quả của các tổ chức xếp hạng tín dụng bên ngồi nhưng trên cơ sở có tham chiếu với kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng. Cho đến hiện tại thì KTB vẫn đang áp dụng phương pháp SA này trên hầu hết các phân khúc khách hàng vì KTB vẫn chưa đạt các điều kiện tối thiểu để áp dụng theo phương pháp tiếp cận IRB.

Trụ cột 2: KTB hoàn thiện ICAAP vào cuối năm 2010 và Ngân hàng Trung ương Thái Lan thực hiện kiểm soát theo khung Basel II từ năm 2011.

Trụ cột 3: Đầu tiên KTB chỉ thực hiện công khai các thông tin định lượng cơ bản như: cấu trúc vốn, tỉ lệ an toàn vốn, cấu trúc danh mục tín dụng, trọng số rủi ro cho từng danh mục,…và các thông tin định tính cịn lại chỉ được cơng khai khi hồn thiện báo cáo nội bộ ngân hàng.

2.6.1.3. Kinh nghệm tại Trung Quốc- áp dụng cho cho hệ thống Ngân hàng Trung Quốc.

Việc xem xét kinh nghiệm của Trung Quốc để từ đó rút ra bài học cho Việt Nam là bởi vì Trung Quốc có điều kiện gần giống với Việt Nam như cơ sở hạ tầng công nghệ, hệ thống xếp hạng tín dụng chưa được hồn thiện, thơng tin dữ liệu chưa được đầy đủ.

So với kinh nghiệm triển khai quản trị RRTD ở các nước phát triển, Trung Quốc đã chọn một hướng đi rất khác là áp dụng theo chuẩn mực Basel 1.5 nghĩa là kết hợp

các chuẩn mực trong Hiệp ước Basel I với trụ cột 2 và 3 trong Basel II. Năm 2008, Cơ quan giám sát ngân hàng Trung Quốc (CBRC) tuyên bố chỉ thực hiện những yêu cầu theo Basel I và sử dụng quản trị rủi ro theo Basel II. Cơ quan giám sát ngân hàng Trung Quốc (CBRC) lúc đầu lựa chọn 5 ngân hàng tham gia thí điểm vào nghiên cứu tác động định lượng của Basel II. Sau đó Cơ quan giám sát ngân hàng Trung Quốc (CBRC) đã yêu cầu tất cả các NHTM lớn của Trung Quốc có hoạt động quốc tế phải áp dụng Basel II. Ngoài ra, CBRC cho phép các ngân hàng được phép từng bước thực hiện các tiêu chuẩn Basel II, sử dụng các phương pháp tiếp cận đơn giản nhất như phương pháp chuẩn. Cuối năm 2008, CBRC đã ban hành các văn bản liên quan trực tiếp đến thực hiện Basel II về việc đo lường vốn, trích lập dự phịng rủi ro, xếp hạng nội bộ tín dụng, giảm thiểu rủi ro tín dụng. Kinh nghiệm vận dụng Basel II ở Trung Quốc như sau:

Đối với Trụ cột I- Yêu cầu về vốn: CBRC sử dụng phương pháp xếp hạng nội bộ để đánh giá rủi ro tín dụng. Đây là một trong các phương pháp đơn giản nhất trong số các phương pháp Basel II đưa ra. Kết quả là phần lớn các ngân hàng cổ phần ở Trung Quốc đã đạt được theo quy định của Basel II, đã thiết lập được hệ thống dữ liệu tương đối đầy đủ và có hệ thống xếp hạng tín dụng tồn diện. Tuy nhiên, vẫn còn một khoảng cách lớn giữa NHTM Trung Quốc với ngân hàng nước ngoài trong việc áp dụng IRB. Bộ phận cung cấp thông tin của các ngân hàng Trung Quốc không cung cấp được đầy đủ những thông tin cần thiết trong việc xác định tài sản có rủi ro để tính hệ số an tồn vốn tối thiểu theo phương pháp chuẩn hóa. Điều này đã khơng phản ánh chính xác mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng.

Về cơng tác quản trị rủi ro tín dụng, các ngân hàng Trung Quốc tuân thủ triệt để các quy định của CBRC về các giới hạn cho vay, tính tốn hệ số an tồn vốn tối thiểu và xây dựng hệ thống thơng tin đầy đủ, xếp hạng tín dụng nội bộ

tồn diện. Ngồi ra, để có thể phân tích dữ liệu đầy đủ, có báo cáo kịp thời cho việc quản trị rủi ro tín dụng, các ngân hàng Trung Quốc đã không ngừng phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ.

Như vậy, ngân hàng Trung Quốc đã rất nỗ lực trong việc thực hiện Basel II và thành công áp dụng Hiệp ước này vào năm 2011. Điều này có được là do CBRC đã tích cực tìm hiểu Hiệp ước vốn Basel II, đã xây dựng các tài liệu hướng dẫn cụ thể và đã lựa chọn cách đi đúng đắn, phù hợp với đặc thù riêng của ngân hàng Trung Quốc là áp dụng phương pháp đơn giản nhất - phương pháp chuẩn hóa để đo lường rủi ro và đã cho phép các ngân hàng thêm thời gian để thực hiện. Tuy nhiên, các ngân hàng Trung Quốc cịn có khó khăn do thiếu các cơ quan xếp hạng tín dụng trong nước, thiếu dữ liệu và hệ thống thơng tin chưa tồn diện.

Sở dĩ tác giả chọn những ngân hàng nước ngoài như ANZ, Krungthai và các ngân hàng Trung Quốc đã được trình bày như trên để làm bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam nói chung và Vietbank nói riêng lí do vì các ngân hàng này hầu hết là những ngân hàng đi đầu trong công tác áp dụng Basel II vào quản trị RRTD (đối với Ngân hàng ANZ). Hơn nữa, những quốc gia này có vị trí địa lí tương đối gần Việt Nam, có một vài nét tương đồng trong văn hóa kinh tế (ngân hàng Krungthai); cơ sở hạ tầng cơng nghệ, hệ thống xếp hạng tín dụng chưa được hồn thiện, thơng tin dữ liệu chưa được đầy đủ (các ngân hàng Trung Quốc)… Quá trình triển khai Basel II tại các quốc gia này đều có sự xem xét, nghiên cứu và điều chỉnh mới có thể phù hợp với thực tế và đạt được thành cơng. Trên cơ sở đó, các NH TMCP Việt Nam nói chung và Vietbank nói riêng dựa trên những khó khăn và thuận lợi của các ngân hàng trên để tìm ra hướng đi đúng đắn cho mình, phù hợp với thực tế. Bài học chung rút ra được đó là: Một là, thực hiện QTRRTD theo thông lệ quốc tế, tăng cường sử dụng phương pháp định lượng trong phân tích, đánh giá RRTD. Hai là, lựa chọn mơ hình quản trị RRTD dựa

trên điều kiện cụ thể của mỗi NHTM để xây dựng cho mình bước đi linh hoạt, phù hợp với kế hoạch.

2.6.2. Kinh nghiệm triển khai quản trị RRTD theo Hiệp ước Basel II tại một số Ngân hàng tại Việt Nam.

2.6.2.1. Tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank)

Trong số 10 NHTM được NHNN Việt Nam chọn thí điểm thực hiện Basel II về an toàn vốn (trụ cột thứ nhất của Basel II), từ cách đây 6 năm mà sau đó đến cuối năm 2016 được cụ thể hóa tại Thơng tư số 41/2016/TT-NHNN (Thơng tư 41); Vietcombank là một trong 10 ngân hàng được đánh giá có chủ trương triển khai Basel II sớm và chủ động. Theo đó, Vietcombank đưa ra lộ trình triển khai Basel II đến hết năm 2018 sẽ hoàn thiện phương pháp tiêu chuẩn (SA) và hoàn thành phương pháp nâng cao vào năm 2019 theo đúng tiến độ mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đề ra.

Trong giai đoạn chuẩn bị cho việc triển khai Basel vào năm 2014, Hội đồng quản trị Vietcombank đã có những chỉ đạo liên quan như phân tích chênh lệch giữa yêu cầu của Basel II so với thực trạng quản trị rủi ro tại ngân hàng. Từ kết quả đó, Vietcombank đưa ra lộ trình phù hợp với tình hình thực tế của mình. Đồng thời, Vietcombank đã thành lập bộ máy triển khai dự án chặt chẽ từ cấp lãnh đạo hội sở đến với từng chi nhánh và phòng giao dịch.

Mục tiêu ngay từ lúc triển khai Basel của Vietcombank là trước tiên hoàn thành phương pháp tiêu chuẩn (SA), bao gồm các cơng tác như: rà sốt, tái cơ cấu bộ máy quản trị; nâng cao cơng tác quản lí và giám sát rủi ro; tăng cường quản trị dữ liệu thông tin,… Mỗi cơng tác đều có những tiến độ thực hiện và báo cáo lộ trình tuân thủ nghiêm ngặt. Cho đến thời điểm hiện tại, Vietcombank đã đủ điều kiện đáp ứng Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn (SA).

Bên cạnh đó, đến 01/2018, Vietcombank công bố đã xây dựng và hồn thành mơ hình lượng hóa xác suất vỡ nợ rủi ro tín dụng (PD), với 9 mơ hình PD theo từng cấp độ bao trùm hầu hết danh mục tín dụng gồm: doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ, FDI, doanh nghiệp mới thành lập; tài trợ liên hàng; tài trợ dự án có liên kết; sản xuất kinh doanh cá nhân; cho vay mua bán bất động sản cá nhân. Kết quả kiểm định cho thấy phần lớn các mơ hình đều ở mức đạt chuẩn quốc tế. Chỉ số phản ánh độ chính xác của mơ hình (AR) trung bình đều đạt 70-89% (qui định quốc tế tốt nhất là 55-56%). Để thực hiện dự án mơ hình lượng hóa xác suất vỡ nợ này, Vietcombank đã kết hợp với công ty tư vấn Oliver Wyman- một trong những công ty bậc nhất thế giới về lĩnh vực tài chính- ngân hàng để tư vấn, hỗ trợ kĩ thuật và đào tạo nhân sự. Nhờ vậy, Vietcombank có đủ điều kiện để trở thành ngân hàng tiên phong tại Việt Nam có thể sẵn sàng áp dụng Hiệp ước Basel II theo phương pháp tiếp cận IRB.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước basel II tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín (Trang 44 - 59)