Những điểm mới của Basel II và các phương thức tiếp cận về vốn của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước basel II tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín (Trang 38 - 43)

CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

2.4. Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng Thƣơng mại theo

2.4.4. Những điểm mới của Basel II và các phương thức tiếp cận về vốn của

Điểm mới ở trụ cột 1- Yêu cầu vốn tối thiểu: Bao gồm các điểm mới yêu cầu vốn

tối thiểu cho rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt động:

Yêu cầu vốn tối thiểu cho rủi ro tín dụng: Yêu cầu này trong Sổ ngân hàng được

tính tốn theo cách mới, phản ánh rủi ro tín dụng của các khách hàng. Ở Basel II quy định 3 cách tiếp cận đối với rủi ro tín dụng, bao gồm: Cách tiếp cận chuẩn hóa (The Standardized Approach); Cách tiếp cận đánh giá nội bộ cơ bản – Tiếp cận IRB cơ bản (The Foundation Internal Ratings Based (IRB) Approach) và Cách tiếp cận đánh giá nội bộ nâng cao – Tiếp cận IRB nâng cao (The Advanced IRB Approach).

Thứ nhất : Cách tiếp cận chuẩn hóa (The Standardized Approach): Cách tiếp

cận chuẩn hóa tương tự như Basel I ngoại trừ việc tính tốn tỷ trọng rủi ro được cải tiến nhiều. Ngân hàng tính tốn trọng số rủi ro cho tài sản phụ thuộc vào kết quả xếp hạng tín dụng từ các tổ chức xếp hạng chuyên nghiệp. Một số quy tắc mới như:

Bảng 2.2: Trọng số rủi ro cho tài sản phụ thuộc vào kết quả xếp hạng tín dụng từ các tổ chức chuyên nghiệp đối với quốc gia, ngân hàng và doanh nghiệp

Từ AAA đến AA- Từ A+ đến A- Từ BBB+ đến BBB- Từ BB+ đến B Từ B+ đến B- Dƣới B- Khơng có xếp hạng Quốc gia 0 20 50 100 100 150 100 Ngân hàng 20 50 50 100 100 150 50 Doanh nghiệp 20 50 100 100 150 150 100

Nguồn: Risk Management And Financial Institutions- John C.Hull (4th edition)

So sánh bảng 2.1 với bảng 2.2, ta thấy rằng trong khối OECD thì trọng số rủi ro của ngân hàng hay quốc gia khơng cịn được xem là quan trọng theo Basel II nữa. Mà trọng số rủi ro tín dụng ở đây xem xét một quốc gia dao động từ 0-150% và trọng số rủi ro tín dụng với một ngân hàng hoặc công ty là 20-150% tùy thuộc vào kết quả từ việc xếp hạng tín dụng. Trong bảng 2.1, các ngân hàng trong khối OECD đã được ngầm giả định là có rủi ro tín dụng và rủi ro này thấp hơn so với tổ chức/ công ty. Một ngân hàng thuộc khối OECD có trọng số rủi ro là 20% trong khi doanh nghiệp là 100%. Đồng thời, cũng quan sát thấy được từ bảng 2.2 là một quốc gia, doanh nghiệp hoặc ngân hàng muốn vay tiền thì có thể kết quả sẽ tốt hơn nếu nó khơng có xếp hạng (credit rating) nào hơn là có một xếp hạng xấu, vì theo Basel II thì rủi ro tín dụng được căn cứ dựa vào kết quả xếp hạng tín dụng; đây cũng được xem là hạn chế của Basel II. Bên cạnh đó, những điểm mới của Basel II này cịn có những điều chỉnh cho các tài sản đảm bảo, bao gồm: cách thứ nhất là phương pháp tiếp cận đơn giản và tương tự với phương pháp trong Basel I; cách thứ hai là phương pháp tiếp cận tồn diện để tính vốn cho RRTD đối tác trong sổ sách thương mại.

Thứ hai: Cách tiếp cận đánh giá nội bộ cơ bản – Tiếp cận IRB cơ bản (The Foundation Internal Ratings Based (IRB) Approach)

Basel II đánh dấu sự ra đời của phương pháp dựa trên đánh giá nội bộ IRB, theo đó, những nhà quản lý đưa ra các yêu cầu về vốn căn cứ trên giá trị chịu rủi ro VaR, yêu cầu về vốn được tính bằng cách sử dụng chuỗi thời gian kéo dài một năm với độ tin cậy là 99,9%. Họ nhận ra rằng tổn thất dự kiến thường được trang trải bằng cách giống cách mà một tổ chức tài chính định giá sản phẩm của nó. Do đó, lượng vốn yêu cầu bằng (=) giá trị chịu rủi ro VaR trừ (-) đi mức lỗ dự kiến.

Tiếp cận IRB được các nhà quản lí căn cứ vào yêu cầu về vốn dựa trên giá trị chịu rủi ro VaR được tính bằng cách sử dụng mơ hình thời gian - một nhân tố Copula Gauss để đánh giá khả năng khơng trả được nợ. Hơn nữa, cịn có 3 thành phần rủi ro đối với từng hạng mục tài sản và ứng dụng của các thành phần này vào cơng tác quản trị rủi ro tín dụng, như sau:

PD- Probability of Default: Xác suất khách hàng sẽ vỡ nợ trong

vòng 1 năm (số thập phân).

EAD- Exposure at Default: Dư nợ của khách hàng tại thời điểm vỡ

nợ (bằng dollar).

LGD- Loss Given Default: Tổn thất khi khách hàng vỡ nợ hoặc tỷ

lệ tài sản có bị mất nếu khách hàng vỡ nợ (số thập phân).

Ngân hàng có thể xây dựng mơ hình để tự xếp hạng tín dụng cho các tài sản nợ của họ, dựa trên xác suất mất vốn của tài sản và độ phụ thuộc của ngân hàng tới các tài sản đó. Và theo đó, các ngân hàng cần phải phân loại các tài sản có thuộc danh mục kinh doanh của mình thành các nhóm tài sản có theo đặc tính rủi ro cơ bản như: (a) cho vay công ty, (b) cho vay các cơ quan nhà nước, (c) cho vay liên hàng; (d) cho vay bán lẻ (e) vốn chủ sở hữu để có những tính tốn tài sản rủi ro cho phù hợp với từng loại tài sản.

Thứ ba: Cách tiếp cận đánh giá nội bộ nâng cao – Tiếp cận IRB nâng cao (The Advanced IRB Approach)

Các ngân hàng cung cấp các ước tính của họ về PD, LGD, EAD, và M (kì hạn của các khoản nợ) đối với nợ của cơng ty, chính phủ, và ngân hàng. Hai yếu tố chính ảnh hưởng đến LGD là thời gian của các khoản vay và tài sản thế chấp. Khi tính tốn EAD, các ngân hàng có thể sử dụng các mơ hình của chính họ.

Yêu cầu vốn tối thiểu cho rủi ro hoạt động:

Để thay đổi cách tính vốn cho rủi ro tín dụng của các ngân hàng, ở Basel II qui định và yêu cầu dự phòng vốn cho rủi ro hoạt động. Đây là mất mát xảy ra khi quy trình hoạt động của nhà băng chệch khỏi quỹ đạo hoặc có một sự kiện khơng lường trước được. Có 3 tiến trình để tính tốn vốn cho rủi ro hoạt động, việc sử dụng tiến trình nào phụ thuộc vào quy mơ ngân hàng, đó là:

Tiếp cận cơ bản (The Basic Indicator Approach): Vốn cho rủi ro

hoạt động bằng(=) Tổng thu nhập (có giá trị dương) trung bình trong 3 năm gần nhất nhân (x) với 0.15. Trong đó, tổng thu nhập hằng năm được tính bằng tổng lãi rịng và thu nhập phi lãi ròng theo định nghĩa được quy định của cơ quan quản lý. Nếu có bất kỳ năm nào trong 3 năm gần nhất có thu nhập âm hoặc bằng 0 thì số liệu của năm đó khơng được tính vào giá trị trung bình.

Tiếp cận tiêu chuẩn (The Standardized Approach): Gần giống với

tiến trình cơ bản chỉ khác là trọng số khác nhau được áp cho các dòng kinh doanh khác nhau.

Tiếp cận đo lường tiên tiến (The Advanced Measurement Approach): Ngân hàng dùng mơ hình mà họ tự xây dựng để tính tốn rủi ro hoạt động

với xác suất 99.9% khơng thể vượt q trong vịng một năm. Tương tự như cách tính tốn rủi ro tín dụng trong tiếp cận IRB, vốn cho rủi ro hoạt động được tính bằng cách lấy tổn thất này trừ đi tổn thất kỳ vọng. Một lợi thế của tiếp cận này là nó giúp các ngân hàng nhận ra tác động làm giảm thiểu rủi ro của các hợp đồng bảo hiểm trong một số điều kiện nhất định.

Điểm mới ở trụ cột 2- Kiểm soát và giám sát: Bốn nguyên tắc chính của kiểm sốt

và đánh giá được quy định như sau:

Thứ nhất: Ngân hàng cần có một quy trình đánh giá an tồn vốn tổng

thể liên quan đến hồ sơ rủi ro và một chiến lược để duy trì mức vốn.

Thứ hai: Người giám sát cần xem xét và phân tích an tồn vốn nội bộ

cũng như khả năng của ngân hàng để theo dõi và bảo đảm tuân thủ tỷ lệ vốn theo quy định. Giám sát viên cần có những quyết định thích hợp trong trường hợp họ không đồng ý với kết quả đánh giá này.

Thứ ba: Người giám sát cần có khả năng dự đốn được mức vốn điều

lệ tối thiểu của ngân hàng cần để có để hoạt động được và cần phải có khả năng để yêu cầu ngân hàng nắm giữ vốn nhiều hơn mức tối thiểu này.

Thứ tư: Ở giai đoạn đầu người giám sát cần tìm cách can thiệp trước

để ngăn vốn giảm xuống thấp hơn mức tối thiểu cần thiết cho việc phòng ngừa các rủi ro của một ngân hàng và nên yêu cầu thực hiện các biện pháp để khắc phục hậu quả nhanh chóng nếu khơng thể duy trì hoặc hồi phục được vốn.

Ủy bản Basel cho rằng người giám sát nên đặc biệt chú ý đến rủi ro lãi suất danh mục, rủi ro tín dụng và cả rủi ro hoạt động. Giải pháp chính cho rủi ro tín dụng là dùng stress tests, dự đoán rủi ro vỡ nợ, sự tập trung của rủi ro tín dụng cùng với rủi ro gắn với với việc sử dụng tài sản đảm bảo, bảo lãnh và các sản phẩm phái sinh. Ủy ban Basel cũng nhấn mạnh nên có sự minh bạch trong quy trình được sử dụng bởi người giám sát ngân hàng. Điều này có ý nghĩa đặc biệt khi người quản lý đang thử nghiệm các tiến trình theo Basel II.

Điểm mới ở trụ cột 3- Kỷ luật thị trường:

Trụ cột 3 của Basel II liên quan với sự tăng cường tính minh bạch của ngân hàng trong việc cơng bố các qui trình quản lí rủi ro và hệ số an tồn vốn. Việc nhà cầm quyền có thể u cầu các tổ chức tín dụng/ ngân hàng cơng bố bao nhiêu thơng tin khác nhau ở từng lĩnh vực. Tuy vậy, ngân hàng không thể bỏ qua các chỉ thị về điều

này từ các giám sát viên. Ngồi ra, các ngân hàng cũng có thể sẽ công khai các thông tin này để nhận được sự cho phép trong trường hợp ngân hàng muốn tính tốn riêng theo phương pháp của mình. Các thơng tin ngân hàng nên công bố là: Những chỉ tiêu lấy theo Basel II và những chỉ tiêu tự điều chỉnh; Các điều khoản và điều kiện chính của tất cả các công cụ vốn; Một danh sách các công cụ cấu thành vốn cấp 1 và số vốn hình thành từ mỗi mục; Tồn bộ vốn cấp 2; Vốn yêu cầu cho rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động; Những thông tin chung về rủi ro mà ngân hàng đang đối mặt và báo cáo các phương pháp ngăn chặn cho từng loại rủi ro khác nhau; Cách cấu trúc và hoạt động của cơ chế kiểm soát rủi ro.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước basel II tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín (Trang 38 - 43)