Chỉ số an toàn hoạt động giai đoạn 2017-2019

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước basel II tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín (Trang 64 - 80)

Đơn vị tính: % TT Chỉ tiêu Năm 2017 (%) Năm 2018 (%) Năm 2019 (%) Qui định NHNN đến năm 2019 Kết quả so với qui định NHNN 1 Tỉ lệ NPL ( tỉ lệ nợ xấu) 1.35 1.25 1.32 ≤ 3% Đạt 2 CAR ( Hệ số an

toàn vốn tối thiểu) 9.35 11.10 8.34 ≥ 8% Đạt

3 LDR (Tỉ lệ cho vay trên tổng huy động) 76.45 77.28 67.75 ≤ 80% Đạt 4 Tỉ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn 44.59 35.40 32.39 ≤ 40% Đạt

Nguồn: BCTC Vietbank qua các năm

Căn cứ vào bảng số liệu 3.4, cho thấy tỉ lệ nợ xấu của Vietbank trong 3 năm từ 2017-2019 có sự giảm dần qua từng năm nhưng ln được kiểm sốt theo qui định NHNN là dưới 3%. Hệ số an toàn vốn có sự biến động giảm và tăng khơng đồng đều nhưng tổng thể qua 3 năm vẫn giữ mức cao hơn so với qui định NHNN là 8%. Sở dĩ có sự tăng giảm khơng đồng đều này là do việc áp dụng phương thức tính tốn hệ số CAR theo Thông tư 36 cho năm 2017- 2018; và Thông tư 41 cho năm 2019. Một phần nguyên nhân nữa là do khoản nợ xấu nội bảng của 3 khách hàng cá nhân được đảm bảo bằng cổ phiếu của một ngân hàng khác đang thế chấp tại Vietbank vẫn còn tồn đọng. Đến 31/12/2017 khoản nợ xấu này được xử lí theo phương án cơ cấu lại gắn với xử lí nợ xấu giai đoạn 2016-2020 và khoản nợ này đã được thực hiện trích lập dự phịng trong năm 2018. Cũng theo số liệu bảng 3.4 trên, tỉ lệ cho vay trên tổng huy động hay tỉ lệ dư nợ tín dụng trên vốn huy động là một trong những tỉ số quan trọng dùng để xem xét mức độ an toàn của ngân hàng. Con số này của Vietbank có xu hướng giảm dần qua các năm, từ 76.45%- gần đến ngưỡng qui định của NHNN, giảm còn 67.75% năm

2019, điều này chỉ ra rằng sự an tồn ln được Vietbank xem là mục tiêu hàng đầu để đảm bảo sự chuẩn bị tốt nhất cho tiến trình thực hiện các tiêu chuẩn về vốn theo Basel II. Đồng thời, tại thời điểm 2017, Vietbank đang trong quá trình thực hiện đề án tăng vốn từ 3.249 tỷ đồng lên mức 5.249 tỷ đồng- hoạt động tăng vốn này cũng nhằm đảm bảo mức vốn tự có theo chuẩn mực Basel II; chính vì vậy, với nợ xấu chưa được xử lí và vốn cịn hạn chế cũng đã phần nào làm tác động đến hệ số an toàn vốn tối thiểu của Vietbank năm 2017. Bằng chứng là sang năm 2018, tỉ lệ an toàn vốn của Vietbank đạt 11.1%, cao hơn năm 2017 là 1.8% và hơn qui định của NHNN là 2.1%, tuy nhiên đến năm 2019 giảm còn 8.34% ( số liệu tính đến cuối năm 2019 theo qui định tại Thơng tư 41). Cụ thể, hệ số an tồn vốn qua từng tháng của Vietbank từ tháng 09/2018 đến tháng 09/2019 được tính theo Thơng tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 như sau:

Biểu đồ 3.1: Tỉ lệ an toàn vốn (CAR) theo yêu cầu của Thông tƣ 36 và thực tế tại Vietbank.

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Dựa trên biểu đồ 3.1 cho thấy đến 09/2019, Vietbank vẫn đang thực hiện tính tốn tỉ lệ an tồn vốn theo Thơng tư 36 và cả Thông tư 41 (hệ số CAR theo

10.3 10.2 10.7 10.3 10.5 10.6 10.6 10.2 10.5 10.1 10.1 10.3 10.1 8 8.5 9 9.5 10 10.5 11

Biểu đồ tỉ lệ an toàn vốn (CAR) của Vietbank theo Thông tƣ 36

ĐVT: %

Thơng tư 41 sẽ được trình bày và so sánh với Thơng tư 36 ở phần sau). Tác giả chỉ xét thời điểm từ 09/2018 đến 09/2019 do thời điểm này đang trong giai đoạn hồn thiện số liệu và phương thức tính tốn để kịp tiến độ báo cáo với Ngân hàng Nhà Nước về tiến trình áp dụng Basel II. Đồng thời, tác giả có sự so sánh cách tính tốn hệ số CAR theo cả Thông tư 36 và Thông tư 41 nhằm xem xét mức độ đáp ứng và thực trạng rủi ro tín dụng từng thời điểm để có nhận định đúng về cơng tác quản trị rủi ro tín dụng này tại Vietbank. Theo đó, với cách tính hệ số CAR theo Thơng tư 36 này chỉ tập trung vào rủi ro tín dụng, chưa có sự phức tạp như cách tính theo Thơng tư 41 nên hệ số CAR của Vietbank ln duy trì ở mức trên 10% từ tháng 09/2018 đến 09/2019 và nhìn chung cao hơn so với mức qui định tối thiểu theo Thông tư 36 (qui định 9%).

So sánh với số liệu lịch sử của các ngân hàng cơng bố, việc áp dụng tính tốn hệ số CAR theo Thơng tư 36 đều cho thấy kết quả rất tốt vì chưa có sự phức tạp trong cách tính. Trong số các ngân hàng có sự tương đồng về qui mơ, chỉ số tài chính, văn hóa kinh doanh như TPBank, VIB, VPBank, ACB công bố số liệu về CAR đến tháng 09/2019 mà tác giả thu thập được thì VIB đang là ngân hàng có mức cao nhất 12.9%, và hệ số này của ACB cũng khá cao là 12.8%; trong khi đó thì TPBank và VPBank vẫn giữ ở mức tương đối lần lượt là 10.2% và 11.9%. Như vậy, có thể nói, với tình hình thực tế hiện tại thì hệ số CAR của Vietbank cũng cho thấy kết quả tương đối khả quan và hướng quản trị rủi ro tín dụng, cách tính tốn vốn, phân bổ tài sản có rủi ro có sự kiểm sốt tốt so với mặt bằng chung của các ngân hàng trong cùng qui mô.

3.3.2. Về cách tổ chức thực hiện QTRRTD 3.3.2.1. Tổ chức hoạt động quản trị rủi ro:

Tổ chức hoạt động quản lí rủi ro của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín là sự kết hợp chặt chẽ giữa các Khối và Phòng ban đặc biệt là sự phối hợp giữa Khối Vận

hành- Phịng Vận hành Tín dụng, Khối Tín dụng- Phịng Tín dụng Cá nhân- Doanh nghiệp và Khối Quản lí rủi ro, chủ đạo là Phịng Quản lí rủi ro tín dụng. Ở đây, tác giả đề cập chi tiết đến các đơn vị trực thuộc và chức năng, nhiệm vụ của Khối quản lí rủi ro như sau:

Phịng pháp lí và tn thủ: Với nhiệm vụ chính là tổ chức thực hiện các công tác

liên quan đến pháp chế trong toàn hệ thống Vietbank; Lập mẫu biểu hợp đồng, thỏa thuận giao dịch, văn bản phát hành ra bên ngoài; Thẩm định và/hoặc tham gia trực tiếp vào việc xây dựng các quy định, quy trình, chính sách nội bộ; và đại diện cho Vietbank tham gia tố tụng, làm việc với cơ quan, tổ chức khác về các vấn đề pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động của Vietbank khi được ủy quyền, nhưng không bao gồm việc đại diện tham gia tố tụng trong hoạt động xử lý nợ; Đầu mối thực hiện cơng tác phịng, chống rửa tiền và xây dựng, thực hiện, duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo các yêu cầu của ISO 9001 về chất lượng

Phịng kiểm sốt nội bộ: Với nhiệm vụ kiểm tra, giám sát tuân thủ các quy định

của pháp luật và các quy chế, quy trình nghiệp vụ, quy định nội bộ của ngân hàng; Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về trách nhiệm, quyền hạn của cán bộ quản lý; song song với thực thi công việc giám sát từ xa việc tuân thủ các quy định của pháp luật và quy định nội bộ của Vietbank.

Phịng quản lí nợ: Với nhiệm vụ kiểm sốt nợ trong hạn trên tồn hệ thống bao

gồm thiết lập quản lí hệ thống nhắc nợ, trực tiếp thực hiện và phối hợp với đơn vị kinh doanh đưa ra giải pháp và thực hiện việc xử lý các khoản nợ tiềm ẩn, có nguy cơ cao cần thu hồi trước hạn. Bên cạnh đó, Khối phịng quản lí nợ cũng thực hiện tổng hợp các thơng tin xử lí nợ, quản lí tài sản mà ngân hàng nhận để xử lí nợ và quản lí danh mục các khoản nợ ngoại bảng và thực hiện tính lãi các khoản nợ nội, ngoại bảng cần xử lý.

Phịng quản lí rủi ro tín dụng: được xem là phịng ban có nhiệm vụ quan trọng

trong quản trị RRTD bao gồm cả RRTD theo tiêu chuẩn Basel II mà Vietbank đang triển khai thực hiện. Với nhiệm vụ xây danh mục các khoản nợ ngoại bảng và thực hiện tính lãi các khoản nợ nội, ngoại bảng cần xử lý; bao gồm xây dựng và triển khai qui định, qui trình, chính sách để quản lý rủi ro tín dụng phù hợp theo tiêu chuẩn của Ngân hàng Nhà Nước, chính sách quản lý rủi ro của Hội đồng quản trị và chuẩn mực quản lý rủi ro mà ngân hàng áp dụng; Xây dựng công cụ để phát hiện, đo lường rủi ro phù hợp với chính sách, chuẩn mực của ngân hàng; Xây dựng và quản lý hệ thống chấm điểm, xếp hạng tín dụng nội bộ, bao gồm: xây dựng, rà sốt, đánh giá và điều chỉnh hệ thống chấm điểm, xếp hạng tín dụng định kỳ; báo cáo cho Uỷ ban quản lý rủi ro, Ban điều hành về chất lượng (khả năng phân hạng) của hệ thống xếp hạng tín dụng; giám sát, kiểm tra đối với việc vận dụng hệ thống chấm điểm, xếp hạng tín dụng. Đồng thời, lập kế hoạch, phân bổ và quản lý dự phịng rủi ro tín dụng toàn Ngân hàng. Tiến hành phân loại nợ, xác định chi phí dự phịng rủi ro theo chính sách dự phịng rủi ro tín dụng của Ngân hàng. Hơn nữa, tham mưu cho Uỷ ban quản lý rủi ro và Ban điều hành về chính sách quản lý rủi ro của Ngân hàng về thực trạng rủi ro từng thời điểm và có ý kiến đánh giá về rủi ro đối với các sản phẩm cho vay mới mà Ngân hàng chuẩn bị triển khai. Cùng với việc xây dựng cơ chế cảnh báo các rủi ro một cách sớm nhất có thể và cảnh báo về việc tuân thủ các chỉ số (gồm các giới hạn tín dụng) đã được quy định trong Chính sách quản lý rủi ro. Ngồi ra, thực hiện giám sát và đánh giá hoạt động quản lý rủi ro tín dụng trong tồn hệ thống; hoạt động quản lý rủi ro các phòng/ban nghiệp vụ tại Hội sở và từng Đơn vị kinh doanh từ đó đưa ra những đề xuất để cải thiện trạng thái rủi ro tín dụng của tồn hệ thống.

Phịng quản lí rủi ro vận hành: Bao gồm các nhiệm vụ xây dựng và triển khai

thực hiện bộ khung quản lý rủi ro vận hành; xây dựng cơ chế cảnh báo sớm cho những mảng hoạt động phát sinh nhiều rủi ro. Đồng thời thực hiện giám sát và đánh giá hoạt

động quản lý rủi ro vận hành từ đó tham mưu cho Khối quản lý rủi ro cùng với Ban điều hành về chính sách quản lý rủi ro vận hành của Ngân hàng

Phịng quản lí rủi ro thị trƣờng: Với chức năng xây dựng và triển khai bộ khung

quản lý rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản; thiết lập cơ chế cảnh báo sớm đối với hoạt động có yếu tố rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản. Song song đó là thực hiện việc giám sát cùng với đánh giá hoạt động quản lý rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản và kịp thời tham mưu cho Uỷ ban quản lý rủi ro, Hội đồng quản lý tài sản Nợ - tài sản Có và Ban điều hành về chính sách quản lý rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản.

3.3.2.2. Quy định giám sát của quản lí cấp cao trong quản lí tỉ lệ an tồn vốn tại Vietbank.

Nhằm mục đích đánh giá việc tuân thủ và hiệu quả giám sát của quản lí cấp cao trong quản lí tỉ lệ an toàn vốn của ngân hàng dựa theo tiêu chuẩn Basel II, Vietbank ban hành qui trình và qui định liên quan đến việc thực thi giám sát của các quản lí cấp cao như sau:

Hội đồng quản trị: Hội đồng có trách nhiệm cao nhất về tình hình kinh doanh, chiến lược rủi ro về sự vững mạnh của tình hình tài chính và duy trì hệ số an tồn vốn thối thiểu theo qui định NHNN. Hội đồng quản trị đồng thời chịu trách nhiệm đảm bảo đủ vốn tự có của ngân hàng để có thể ứng phó xử lí với các rủi ro theo đặc điểm, mức độ, chu kì hoạt động, khả năng thích nghi với rủi ro và chiến lược của ngân hàng. Hội đồng quản trị sẽ có nhiệm vụ quản trị giám sát ban Tổng giám đốc trong việc tính tốn, xác định tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu phù hợp với qui định NHNN. Hơn nữa, có sự giám sát trong việc triển khai chính sách quản lí rủi ro, chiến lược quản lí rủi ro đã được Vietbank thơng qua, kiểm sốt các hạn mức rủi ro, các tài sản có rủi ro tương ứng với vốn tự có của ngân hàng, đảm bảo tuân thủ tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu theo qui định của NHNN, tuân thủ chính sách quản lí và khẩu vị rủi ro của ngân hàng. Song song đó, Ban

Tổng giám đốc dưới sự giám sát của Hội đồng quản trị sẽ có những biện pháp xử lí, khắc phục các tồn đọng, hạn chế liên quan đến tỉ lệ an toàn vốn theo các đề xuất, kiến nghị của NHNN, tổ chức kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ cùng các cơ quan chức năng khác.

Ban Tổng giám đốc: Với nhiệm vụ triển khai quy chế an toàn vốn để xác định tỉ

lệ an toàn vốn tối thiểu phù hợp với qui định NHNN và triển khai các chính sách quản lí rủi ro, chiến lược quản lí theo các chuẩn mực của Basel II và dựa vào hướng dẫn của NHNN thông qua Thông tư 41. Bên cạnh việc ban hành qui chế an toàn như trên, Ban Tổng giám đốc cũng triển khai xây dựng qui trình, hướng dẫn thu thập đối chiếu dữ liệu cả nội bộ lẫn bên ngoài theo nội dung qui chế được ban hành từ đó có những thống kê báo cáo để công bố thông tin. Sau khi xây dựng, triển khai và thu thập kết quả của qui chế an toàn vốn, Ban Tổng giám đốc báo cáo lại cho Hội đồng quản trị. Theo đó, sẽ đề xuất hướng xử lí khắc phục các tồn đọng, hạn chế liên quan đến tỉ lệ an toàn vốn theo đề xuất, kiến nghị của NHNN, tổ chức kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ.

3.3.3. Về các trụ cột theo Hiệp ước Basel II:

Ở Basel II, rủi ro tín dụng có sự liên quan trực tiếp đến hai trụ cột gồm trụ cột thứ nhất là Yêu cầu vốn tối thiểu và trụ cột thứ hai là Rà soát giám sát, cụ thể:

Trụ cột đầu tiên yêu cầu về “Tỷ lệ an toàn vốn” nhằm đảm bảo và duy trì mức vốn theo qui định của Ngân hàng Nhà Nước và yêu cầu nội bộ của Vietbank. Tại Việt Nam, yêu cầu này được cụ thể hóa bằng các qui định tại “Thơng tư 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2006 của Ngân hàng Nhà nước qui định rõ về tỉ lệ an toàn vốn cho các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”.

Trụ cột thứ hai là “Giám sát của cơ quan quản lí” được qui định trong “Thơng tư 13/2018/TT-NHNN ngày 18/05/2018 của NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của Ngân hàng Thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngồi”, theo đó, địi hỏi các

ngân hàng phải thiết lập một hệ thống quản lý rủi ro từ hội đồng quản trị tới ban điều hành, các cấp của một tổ chức, xây dựng ba phòng tuyến đề phòng rủi ro.

Trong chương này, tác giả thực hiện xem xét quản trị rủi ro tín dụng thơng qua hai trụ cột này như sau.

3.3.3.1. Trụ cột 1: Yêu cầu vốn tối thiểu

Căn cứ vào Thông tư 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2006 của Ngân hàng Nhà nước qui định với ngân hàng khơng có cơng ty con, chi nhánh ngân hàng nước ngồi phải ln duy trì tỉ lệ an tồn vốn tối thiểu là 8% được xác định trên cơ sở báo cáo tài chính của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; con số này thấp hơn 1% so với tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% được qui định tại Thông tư số 36/2016/TT-NHNN đang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước basel II tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín (Trang 64 - 80)