Hoạt động bán lẻ điện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị tài chính khi hình thành thị trường điện ứng dụng trong tổng công ty điện lực tp hồ chí minh (Trang 35 - 37)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

2.8. Tìm hiểu thị trường điện Úc

2.8.4. Hoạt động bán lẻ điện

a) Tổng quát về các công ty bán lẻ:

- Hiện Úc có nhiều (hơn 13) cơng ty bán lẻ, đều thuộc sở hữu tư nhân.

- Trong đó 3 cơng ty lớn nhất là Origin (28% thị phần), EnergyAustralia (18%), AGL (24%) và hơn 10 cơng ty cịn lại chiếm 30%.

- Ngoài những quy định chung về thị trường, mỗi bang có thể đưa ra thêm các quy định riêng.

- Các công ty bán lẻ công bố mức giá trần. Tuy nhiên trên thực tế thì các cơng ty bán lẻ thường có chính giảm giá so với mức cơng bố (có khi đến 25%) để cạnh tranh.

- Giá bán lẻ = giá bán bn + chi phí truyền tải + chi phí phân phối. Đối với các khách hàng lớn thì các chi phí này phải được tách riêng, đối với khách hàng nhỏ thì tính chung.

- Giá là yếu tố quan trọng nhất để cạnh tranh vì chất lượng dịch vụ điện là như nhau.

- Đo đếm điện năng trước kia thuộc công ty phân phối (công ty bán lẻ chỉ thực hiện đo đếm đối với các khách hàng lớn). Sau 2017, tất cả các đơn vị khác được tham gia cạnh tranh cung cấp dịch vụ đo đếm.

b) Một số lưu ý chung khi chuyển từ độc quyền sang cạnh tranh bán lẻ:

- Chuyển đổi mơ hình tách phân phối và bán lẻ là bước quan trọng trong giai đoạn chuẩn bị chuyển sang thị trường điện cạnh tranh.

- Dự báo phụ tải rất quan trọng đối với công ty phân phối (phục vụ vận hành ngắn hạn, lập kế hoạch trung dài hạn, bảo vệ thiết bị khỏi quá tải,….) và công ty bán lẻ (phục vụ quản lý rủi ro tài chính ngắn hạn và trung hạn, tránh được tình trạng phải mua giá thị trường quá cao,..).

- Dự báo giá rất quan trọng trong chiến lược kinh doanh của công ty bán lẻ: phục vụ định giá hợp đồng, quản lý rủi ro, ước tính chi phí mua điện và doanh thu bán điện, phân tích ảnh hưởng của biến đổi giá lên thị trường (đầu tư thêm nguồn điện mới, giảm nhu cầu sử dụng điện khi giá tăng,…), định giá tài sản,..

- Quản lý rủi ro là bắt buộc khi vận hành trong thị trường (phương tiện hữu hiệu là các hợp đồng tài chính).

c) Kinh nghiệm thực tiễn tại công ty Origin:

- Công ty Origin là 1 trong 3 công ty bán lẻ lớn nhất Australia.

- Được thành lập từ năm 2000, ban đầu chỉ thực hiện các giao dịch khoảng 5- 10MW. Sau đó phát triển từ từ, đầu tư thêm nguồn điện,…. Hiện nay cơng ty có 4,4 triệu khách hàng và doanh thu hàng năm lên đến 40 tỷ USD.

- Quá trình chuyển đổi, tách riêng phân phối và bán lẻ rất phức tạp. Ngay từ khi chưa phải chia tách vật lý thì cơng ty cần phải tách bạch chức năng riêng biệt. Cụ thể cần phải thiết kế, vận hành công ty gồm 2 bộ phận phân phối và bán lẻ riêng biệt ngay từ giai đoạn đầu (mặc dù vẫn hoạt động chung trong 1 công ty), để khi tách riêng không bị ảnh hưởng.

- Bộ phận dự báo phụ tải, bộ phận dự báo giá rất quan trọng trong công ty, hỗ trợ đắc lực cho bộ phận quản lý rủi ro, bộ phận kinh doanh chăm sóc khách hàng.

- Bộ phận kinh doanh chăm sóc khách hàng:

+ Có bộ phận khách hàng lớn và nhỏ riêng. Đối với khách hàng lớn thường ký hợp đồng dài hạn, khách hàng nhỏ ký hợp đồng 1 năm.

+ Phải thường xuyên tìm kiếm khách hàng mới.

- Để tham gia cạnh tranh, giữ khách hàng và tìm kiếm khách hàng mới, ngồi yếu tố giá cả cịn cần lưu ý:

+ Phải xây dựng hình ảnh doanh nghiệp khơng chỉ là 1 đơn vị kinh doanh kiếm lời (thuê tư vấn về văn hóa doanh nghiệp, thiết kế mơ hình cơng ty,..);

- Cố gắng đưa bảng chào giá rõ ràng, hóa đơn rõ ràng, thiết kế các chính sách khuyến mãi, giảm giá đơn giản tránh gây hiểu lầm cho khách hàng làm ảnh hưởng đến hình ảnh cơng ty (vì chi phí bán lẻ cuối cùng gồm nhiều chi phí kể cả chi phí

truyền tải và chi phí mơi trường…). Từ đó khách hàng dễ hiểu, lựa chọn và tin tưởng công ty bán lẻ.

- Tỷ trọng giá bán lẻ cuối cùng bình qn hiện nay: chi phí bán lẻ (37%), chi phí mơi trường (9%), chi phí lưới truyền tải và phân phối (48%), chi phí đo đếm (2%), chi phí khác (5% gồm tư vấn, mơi giới,..).

+ Trong đó, chi phí lưới lưới truyền tải và phân phối điện là cố định và chiếm tỷ trọng cao nhất trong giá điện vì nước Úc rất rộng 48%.

+ Chi phí đo đếm chiếm ít (2%) và khơng có giá trị tài sản lớn nên các cơng ty phân phối có khuynh hướng bán lại mảng kinh doanh này cho đơn vị cung cấp dịch vụ đo đếm chuyên nghiệp.

+ Các công ty bán lẻ chỉ cịn được cạnh tranh trong 9% chi phí mơi trường (chọn mua nguồn tái tạo nào, sử dụng như thế nào,…) và 37% chi phí bán lẻ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị tài chính khi hình thành thị trường điện ứng dụng trong tổng công ty điện lực tp hồ chí minh (Trang 35 - 37)